Hôm nay,  

Tranh Khánh Trường: Nét Vẽ Chân Phương thiền Ý

23/01/201200:00:00(Xem: 10968)
Tranh Khánh Trường: Nét Vẽ Chân Phương thiền Ý

trien_lam_tranh_khanh_truong__20_-large-contentCắt băng khánh thành, từ trái: Phó Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Khánh Trường (đang ngồi xe lăn).

Phan Tấn Hải

Lễ khai mạc cuộc Triển lãm tranh Khánh Trường tại Thiền Viện Sùng Nghiêm hôm Chủ Nhật 22-1-2012 đã diễn ra với nhiều lời tán thán từ phía chư tôn đức tăng ni, nghị viên, giới nghệ sĩ, và quan khách.
Với hơn 30 tấm tranh sơn dầu mang chủ đề Đáo Bỉ Ngạn (Crossing to the other shore), họa sĩ Khánh Trường đã bước vào một cõi tịch lặng của tâm thức, một hiện tượng gây b ất ngờ cho những người đã quen với cá tính rất nghệ sĩ và đời sống rất sôi nổi của Khánh Trường.
Nhìn những nét sơn dầu trên loơp vải bố, những bờ trăng, ngọn núi, lòng ngưòi xem hốt nhiên dịu lại... như dường Khánh Trường đã trở thành một người quen thuộc với nếp nhà Thiền.
Nguyên ủy, theo lời Khánh Trường, người bị đột quỵ tới lần thứ ba trong mấy năm qua, và bác sĩ đã nói rằng thận đã hư rồi, chuẩn bị tháng sau là phải mỗi ngày mỗi lọc thận.
May mắn, cơ duyên là hai sư cô Thiền Viện Sùng Nghiêm -- Ni Sư Chân Thiền và Ni Sư Chân Diệu -- đã ghé nhà Khánh Trường thăm bệnh, và khuyên rằng ráng cầm cọ vẽ tiếp đi, vì vẽ cũng là Thiền, nếu mình chú tâm vào nét vẽ, đừng phân tâm.
Chị Oanh, vợ Khánh Trường, khi trả lời riêng cho phóng viên Việt Báo đã nói rằng, ngaỳ đầu Khánh Trường vẽ lại, tay lọng cọng, chỉ cầm cọ được vài phút là rơi cọ.
Nhưng Khánh Trường vẫn kiên nhẫn, tuy ngày đầu chỉ vẽ 5 phút là bỏ cuộc. Sanh hôm sau kéo dài thêm, và rồi tới vài tuần sau là ngồi vẽ suốt ngaà không mệt. Tất cả tranh đợt này là tập trung vào chủ đề Thiền.
Chị Oanh kể, khi Khánh Trường không cầm cọ được, chị lấy băng keo dán cọ vào tay Khánh Trường để vẽ tiếp. Vẽ cũng là Thiền, và tập trung vẽ đợt này đã chưã bệnh phần nào, đã hồi sức cho người họa sĩ chỉ ngồi được xe lăn này.

trien_lam_tranh_khanh_truong__15_-large-contentTừ phải, HT Thích Nguyên Trí, HT Thích Chơn Thành, HT Thích Minh Tuyên.

Khánh Trường, vì không có thể phát âm rõ do ảnh hưởng stroke đã qua lá thư nhờ MC Bích Ty đọc, trình bày rằng anh cảm ơn quý ni Thiền Viện Sùng Nghiêm, quý thầy và quý quan khách tham dự, và nói tới 60% thành quả triển lãm là nhờ vợ của anh, vì anh không đứng dậy nổi, không vơi cao nổi, và phải nhờ vợ mua sơn, mua vải, đóng khung, xoay các tấm tranh để vẽ ở những góc xa, và vân vân...
Khánh Trường nói rằng anh không ngờ anh đã vẽ được như thế, vì lúc khởi sự vẽ thì mắt anh đã mờ, không nhìn rõ màu, mắt không không phân biệt được độ xa gần, nhưng, anh nói, “Thiền là một đánh thức tối thượng của bản thân, anh đã làm tận lực với tâm vô cầu, và đó là Thiền...”
Hòa thượng Thích Chơn Thành trong lời phát biểu đã gọi những quan khách xem tranh là Bồ Tát, và gọi họa sĩ Khánh Trường là Thiền Sư, người đã hoàn tất những tấm tranh dơn giản nhưng mang đầy thiền vị.
HT Chơn Thành tán thán công đức Thiền Viện Sùng Nghiêm đã giúp triển lãm, và Thầy đọc một đoạn cuối trong Bát Nhã Tâm Kinh, rằng hãy vượt qua đi, hãy vượt qua đi... những khổ nạn bờ này, haã qua bờ bên kia như chủ đề tranh của Khánh Trường.
Trả lời riêng Việt Báo, họa sĩ Ann Phong nói rằng chị khâm phục sức sáng tác của Khánh Trường, đặt biệt là nhuũng nét diễn tả được Thiền Ý trong tranh.
Nhà văn Trịnh Gia Mỹ nói rằng Khánh Trường qua tranh đã làm thành công những gì Khánh Trường đã viết về đợt tranh này, như lời Khánh Trường là “bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”
MC ngoàì chị Bích Ty còn có Nguyễn Phú Hùng. Hiện diện ngoài HT Thích Chơn Thành còn có quý HT Thích Nguyên Trí, Thích Minh Tuyên, Thích Minh Thành... quý họa sĩ Hồ Anh, Nguyên Khai, Nguyễn Đình Thuần, Mạc Chánh Hòa, nhà thơ Hoài Mỹ, LS Nguyễn Hồng Nhuận, các nhà báo Lý kiến Trúc và Lê Diễn Đức, Giám Đốc Đài RFA Nguyễn Văn Khanh, Phó Thị Trưởng Westminster Tạ Đức Trí... và những người yêu tranh.
Họa sĩ Đinh Cường trong một bài viết nhan đề “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” đã ghi nhận:
“...Xem qua 30 bức tranh trên internet không bằng đứng truớc những tấm toile nhưng sự xúc động đã đến với tôi, tôi bắt gặp ở đó sự chân thật của xúc cảm và sáng tạo, vẫn Khánh Trường với màu xanh trong mênh mông, vẫn vầng trăng, núi đồi, vẫn tĩnh vật mấy quả táo, vẫn chiếc khăn phơi, vẫn những kỷ niệm từ một thời niên thiếu bên triền cát trắng, đến thời thanh niên với những lần hành quân qua Khe Sanh miền địa đầu giới tuyến trùng điệp núi rừng, bom đạn… để bây giờ là Bầu Rượu Bể, là Tịch Lặng, là Khổ Hải, là Vô Thường … để đi đến Hành Trình Giác Ngộ như trong Thập Mục Ngưu Đồ … Khánh Trường đã thõng tay vào chợ, chỉ còn một vòng trống không… người trâu đều quên. Và thật sự Khánh Trường, người họa sĩ tài hoa, nhiều nghị lực ấy đã quên chưa Nghiệp Chướng.
Mười năm trước người vẽ bị tai biến mạch máu não . Chân bất khiển dụng 90%, phải ngồi xe lăn, hai tay lọng cọng, cầm đủa, viết, vẽ không được. Mắt mờ, nhìn một thành hai. Nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau bị thêm 2 bạo bệnh, ung thư thanh quản và loét bao tử…
Thế mà người vẽ vẫn tiếp tục sáng tác được, dù vô cùng khó khăn . Song khó khăn này đến từ thể chất, thuần vật lý, hoàn toàn không liên quan đến cảm hứng sáng tạo. Gần 100 Tác phẩm đã được khai sinh . Đây là lần triển lãm thứ 3 sau bạo bệnh. 

trien_lam_tranh_khanh_truong__12_-large-contentTrên sân khấu, từ trái, Ni Sư Chân Thiền đang nói, MC Bích Ty, MC Nguyễn Phú Hùng.

Khánh Trưòng cũng tự bộc bạch, để thấy rõ hơn sức mạnh của nguồn cảm hứng sáng tạo nơi anh . Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát....”(hết trích)
Nhưng, họa sĩ Khánh Trường đã giải thích thế nào về tranh của anh trong đợt này.
Các giải thích tranh do Khánh Trường viết đươc5 trích như sau:
“...Triển Lãm ‘Đáo Bỉ Ngạn’
Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi.
Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá.

Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.
TỈNH VẬT ( 7 trái)
Oil on canvas – 36” x 36”
Để vẽ, các họa sĩ thường chọn cho mình một phong cách. Khi máy chụp hình chưa ra đời, họa sĩ cố gắng “gò”làm sao những thứ muốn vẽ càng giống thật chừng nào tốt chừng ấy. Nhiều người đã có dịp ngắm những chùm nho mọng nước phủ bụi phấn “thật” đến độ...muốn “nhón” một quả bỏ vào mồm! Máy chụp hình xuất hiện, ghi lại mọi thứ muốn ghi, họa sĩ không cần làm công việc ấy nữa, những phong cách, trường phái hiện đại lần lượt khai sinh. Biểu hiện, dã thú, ấn tượng, lập thể, trừu tượng...
Nhưng dù chọn phong cách nào, một bức tranh tĩnh vật chỉ thành công khi họa sĩ thổi được hồn vào những đồ vật, hoa trái vô tri.
Và tất nhiên phải đẹp.
Màu sắc, bố cục là hai trong nhiều yếu tố tạo nên linh hồn và vẻ đẹp cho một bức tranh tĩnh vật.
VÔ THƯỜNG
Oil on canvas - 30” x 40”
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
(Xuân Diệu)
trien_lam_tranh_khanh_truong__29_-large-contentKhông có gì tồn tại vĩnh viễn. Vạn Lý Trường Thành, các Kim Tự Tháp...trải qua nhiều nghìn năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, nhưng ai dám quả quyết năm mười nghìn năm nữa, tât cả sẽ vẫn còn đó?
Người ta từng tìm thấy những loài cá hóa thạch trên các rặng núi cao. Cũng có nghĩa vào thời kỳ nào đó địa hình này nằm sâu dưới đáy biển. Chỉ một cái cựa mình của trái đất, biển kia hóa thành núi non.
Nghìn năm, vạn năm nếu so với đời người, quả thực quá dài, song nếu so với 4.5 tỷ năm tuổi trái đất (theo phỏng định của các nhà nghiên cứu), có lẽ còn ngắn hơn chớp mắt). 4.5 tỷ năm! Bao nhiêu nền văn minh đã hình thành, tồn tại và triệt tiêu?
Dùng thời gian làm thước đo, tất cả nào khác gì bong bóng xà phòng.
TUỆ MAI
Oil on canvas - 48” X 48”
Một cành mai trắng nở
Run bên bờ tử sinh
Một cành mai trắng nở
Cháy đỏ nghìn tạng kinh
(Trong Đoản Thi Khánh Trường, Sống Mới, California. 1987)
42 năm trước, một lần hành quân vùng Khe Sanh.
Sáng tinh mơ, khi leo lên một ngọn đồi giữa trùng điệp núi rừng phủ mờ sương đục, người lính nhảy dù trẻ chợt sửng người, trước mắt, vươn ra từ vách đá cheo leo, một cành mai - duy nhất một cành - với những chùm bông hoa nuột nà, trắng muốt run trong gió.
Một cành mai giữa chốn này đã lạ. Lại là mai trắng, càng lạ hơn.
Trung bình trên dưới 60kg gồm 450 viên đạn M16 cùng súng, một ống phóng M72, 6 trái lựu đạn MK3, 2 trái sáng, 2 trái lân tinh, 2 trái khói màu, một quả mìn claymore, tất cả được đeo dắt quanh người; và cái ba lô trên vai với quần áo, mùng mền, võng, xà phòng, kem đánh răng, nồi niêu, 3 ngày lương tươi, một suất lương khô cùng muối mắm hành tiêu ớt bột ngọt (đã được sấây khô),,, lỉnh kỉnh... Nói tóm, đó là hành trang một tên lính tác chiến buộc phải trang bị khi ra chiến trường đánh đấm... giết người (hoặc bị người giết) bỗng hình như nhẹ hẫng, và mọi mệt nhọc cũng dần rút đi. Tên lính trẻ thấy tâm hồn lâng lâng. Cành mai trắng như thần dược phục hồi sinh lực.
trien_lam_tranh_khanh_truong__6_-large-contentNgót nửa thế kỷ trôi qua, người lính trẻ xưa kia đã già, tóc xanh giờ còi cọc. Một kiếp người sắp chung cuộc, nhưng lạ quá, ấn tượng cành mai trắng giữa núi rừng lạnh lẽo năm xưa vẫn hiện về mỗi lần bước vào một chánh điện ngan ngát khói hương hay giáo đường với hình tượng Chúa trên thập giá, hoặc vẳng nghe đâu đó tiếng chuông mỏ,tiếng tụng niệm, kinh cầu âm vang, khuất chìm.
VẦNG TRĂNG TẬT NGUYỀN
Oil on canvas – 30” x 40”
Những cồn cát chập chùng tắm đẫm sương đêm, ánh sáng lung linh của màu trăng huyền ảo. Đất trời lồng lộng, tiếng sóng vỗ bờ âm vang... Gần nửa thế kỷ trôi qua, ấn tượng những mùa trăng xưa vẫn thường xuyên hiện về.
Một điều lạ: lần nào cổ nguyệt trong trí nhớ cũng không tròn, chẳng khuyết, mà chừng như bị “vạt” đi một phần. Vầng trăng tật nguyền! Ấn tượng ấy trở thành ám ảnh khôn nguôi.
Mọi ước mơ đều như trăng 16, tròn đầy, sáng, đẹp, viên mãn.
Nhưng đạo Phật thường ví đời như bể khổ, Sinh làm người, mấy ai vượt qua khổ hải này, dù vô số người đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng và quyền lực. Ước mơ vốn vô cùng, không bao giờ có điểm dừng. Khổ!
Vầng trăng tật nguyền thường ám ảnh phải chăng là hình tượng cụ thể của những ước mơ không thành?
TRĂNG RẰM
(The full moon)
24” X 36”, oil on canvas
Em mười sáu tuổi trăng mười sáu
Mười sáu trăng tròn em biết không?
Trần Dạ Từ
Với phái nữ, tuổi mười sáu là tuổi đẹp nhất, ăm ắp sinh lực, phơi phới thanh xuân.
Rất hữu lý khi thi sĩ ví tuổi mười sáu là tuổi tròn trăng.
Cũng rất hữu lý khi người ta xem mặt trời như biểu tượng của chân lý. Tuy nhiên biểu tượng này thường mạnh mẽ, quyết liệt. Rấtđời.
Trong đaọ học, sự mềm mại, trong sáng, tỉnh lặng của mặt trăng sẽ gần gũi hơn với tinh thần của đức lý. Nhất là Thiền học.
TRĂNG NGỒI KHE NÚI
Oil on canvas
trien_lam_tranh_khanh_truong__26_-large-contentTrên những chiếc xe đạp, bọn chúng tôi gồm 8 thiếu niên cùng trang lứa khởi hành đến một địa danh chỉ cách thị xã 15 km, được xem là vùng bán sơn địa, với những ngọn đồi cây xanh rợp bóng, những hẻm núi vách đá dựng cao vút, con sông uốn lượn ven theo những địa hình nhấp nhô cỏ lau hoang dại. Tuy đang trong giai đoạn quyết liệt của cuộc chiến Bắc Nam song vùng này vẫn là một trong vài nơi “thanh bình” của miền Nam. Vì vậy những buổi giả ngoại thường được bọn thiếu niên chúng tôi tổ chức.
Đêm, sau một ngày vượt suối băng rừng, cả nhóm quyết định dựng trại trong một hẻm núi, khuất gió. Gã thiếu niên là tôi của ngót nửa thế kỷ trước vừa ngã lưng xuống tấm bạt, đã ngủ ngay, như chết. Nửûa khuya thức giấc nhìn ra ngoài. Qua khe núi, tôi bàng hoàng nhìn thấy mặt trăng tròn sáng rực treo lơ lửng giữa một bầu trời trong vắt không gợn mây.
Từ ngày ấy đến nay, gần 50 năm, rất nhiều lần tôi tái ngộ với trăng, nhưng không bao giác nữa tôi có đươc cảm giác choáng ngợp, như đã.
Phan Tấn Hải
GHI CHÚ:
Triển Lãm: tranh Thiền độc đáo của Họa Sĩ Khánh Trường, chủ đề "Crossing to the Other Shore: Paramita-Đáo Bỉ Ngạn". Khánh Thành Triển Lãm vào lúc: 10 giờ sáng Chủ Nhật 22-1-2012, tức đúng ngày 30 Tết, cho đến hết ngày 6-2-2012. Giờ mở cửa: từ 9 am. đến 7pm. Thiền Viện Sùng Nghiêm: 11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841. Tel. # (714) 636-0118. Email: sungnghiem@hotmail.com. Website: www.thienviensungnghiem.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta. Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do. Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.
Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (Vietnamese American Arts & Letters Association - VAALA) hân hạnh giới thiệu chương trình đặc biệt mang chủ đề “Five Decades in Diaspora: A conversation with Viet Thanh Nguyen & An-My Le” (Năm Thập Niên Hải Ngoại: Mạn đàm cùng Việt Thanh Nguyễn và An-Mỹ Lê), nhằm đánh dấu cột mốc lịch sử: 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 4 tháng 5, năm 2025, từ 1:30 đến 3:30 chiều, tại Delhi Center ở Santa Ana, California.
Thành phố Garden Grove sẽ có buổi lễ tuyên dương những sinh viên đại học sống tại Garden Grove cho thành tích học tập của họ. Các sinh viên undergraduate, post-graduate, hoặc sắp ra trường mùa học 2025 đồng thời là cư dân Garden Grove có thể liên lạc với Thành phố để tham gia chương trình ‘Garden Grove College Graduates' Reception’ được tổ chức vào Thứ Ba, 10 tháng Sáu, 2025. Hạn chót để ghi danh là Thứ Ba, 27 tháng Năm, 2025 trên website ggcity.org/grads.
Năm nào 30 tháng 4 cũng là ngày quan trọng đối với mọi người Việt. Người gọi đó là ngày “thống nhất đất nước”, người thì coi là ngày “quốc hận”. Năm nay là năm thứ 50, dù đứng ở phía nào, chính kiến nào, ngày này lại càng có ý nghĩa đặc biệt. Đặc biệt bởi con số “50” tròn trịa; đặc biệt vì dù được xem là ngày đất nước thống nhất, lòng người vẫn chia xa; đặc biệt cũng là bởi vết thương không lành, còn đầy tủi hờn chưa vơi của nửa còn lại – quốc hận.
Cuộc vui nào rồi cũng tan, buổi sum họp nào rồi cũng phải chia lìa, cho dù cuộc vui, cuộc họp mặt ấy hoan hỷ, thanh tịnh và tràn đầy ý nghĩa. Lễ Phật đản chung ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã khép lại, quý thầy đã quay về bổn tự, quý đồng hương Phật tử về lại nhà và tiếp tục công việc mưu sinh. Đất trời Hoa Thịnh Đốn vẫn trong xanh và cao rộng như tư thuở tạo thiên lập địa. Ấy vậy mà dường như có điều chi khác lạ? Phải chăng là đồng vọng âm thanh và hình ảnh của những ngày lễ Phật đản sinh?
Khi có hỏa hoạn, Bạn phải gọi Sở Cứu Hỏa. Khi Bạn đang ở trong tâm trạng khủng hoảng về tinh thần thì Bạn cần phải làm gì? Hãy liên hệ với OC Links để được tư vấn.
Ngày 4/1/2025, trong phòng House Press Gallery của Capitol Hill, giữa hàng trăm dân biểu chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, có một người đàn ông gốc Việt, nắm chặt tay cậu con trai nhỏ của ông, đứng trò chuyện với các dân biểu, thượng nghị sĩ khác. Vài tiếng sau đó, cùng với các dân biểu đắc cử trên khắp tiểu bang nước Mỹ, ông đưa tay tuyên thệ, chính thức trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đại diện cho Little Saigon trong 50 năm qua.
Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát sớm và chẩn đoán kịp thời, đặc biệt tập trung vào phụ nữ lớn tuổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii bản địa và người dân đảo Thái Bình Dương.
Mời tham dự buổi thuyết trình Tư Tưởng Tích Cực Trong Bài Học Tứ Thánh Đế do gia đình Thiền Thực Nghiệm tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2025

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.