Hiểm Họa Trên Sông Dịp Tết
Bạn,
Theo Phòng Cảnh sát đường thủy thành phố Cần Thơ, hiện nay các du thuyền, nhà hàng nổi trên sông chính là những phương tiện tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là những chiếc du thuyền ở Cần Thơ rất đông khách, thường xuất bến vào ban đêm chạy trên sông Hậu. Trường hợp có xô xát, hoặc la hét báo tin giả khiến thực khách hoảng loạn, hậu quả sẽ rất khó lường. Ngoài ra, ở bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) hay các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, An Giang, Hậu Giang hiện còn có hàng nghìn phương tiện tàu, ghe làm du lịch hoặc đưa đón khách "chui"... mà ngành chức năng không thể quản lý. Báo Lao Động ghi nhận hiểm họa trên sông tại Cần Thơ trong dịp Tết qua đoạn ký sự như sau.
Trong khi lượng du khách đến thành phố Cần Thơ vào dịp Tết Nguyên đán dự báo tăng cao, thì tại nhiều điểm du lịch sông nước vẫn tiềm ẩn nỗi lo về tai nạn giao thông đường thuỷ.Nhiều phương tiện không bảo bảo an toàn vẫn đang hoạt động đưa rước khách tại Khu du lịch bến Ninh Kiều. Báo Lao Động ghi nhận hiểm họa này qua bản tin như sau.
Những ngày này, Khu du lịch bến Ninh Kiều trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với hàng ngàn lượt du khách trong, ngoài nước đến tham quan, vui chơi giải trí. Thế nhưng, đằng sau sự nhộn nhịp đó là nỗi lo tai nạn giao thông đường thủy do số tàu đò tự phát hoạt động. Theo ghi nhận của PV Lao Động, mỗi ngày có hàng chục tàu đò len lỏi vào các bến tàu tranh giành khách với công ty du lịch. Nhiều chiếc đò nhỏ, chỉ chở được khoảng 10 - 12 khách, nhưng chủ đò cố nhồi nhét, có khi lên đến 15-20 khách. Không chỉ vậy, nhiều tàu đò không trang bị đầy đủ áo phao, vẫn đưa khách tham quan trên các tuyến sông lớn.
TP.Cần Thơ hiện có 120/596 bến thủy nội địa và 54/140 bến khách ngang sông không được cấp giấy phép hoạt động, đặc biệt có nhiều bến "4 không" (không giấy phép, không bằng cấp, không có trang thiết bị an toàn, không đăng ký kinh doanh). Ngoài ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy còn yếu kém của các chủ phương tiện, một vấn đề đáng lo ngại khác là sự chủ quan của khách đi đò. Không khó để bắt gặp hình ảnh khách đi đò không mặc áo phao dù trên phương tiện có trang bị đầy đủ. Trong vụ chìm tàu Dìn Ký vừa qua, vào thời điểm xảy ra tai nạn, tất cả những người có mặt trên tàu đều không mặc áo phao.
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo thống kê, tính từ năm 2008 đến nay, tại TP.Cần Thơ đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 11người. Đặc biệt, tại chợ nổi Cái Răng đã xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng, làm chết nhiều người, trong đó có cả Việt kiều và du khách nước ngoài.
Bạn,
Theo Phòng Cảnh sát đường thủy thành phố Cần Thơ, hiện nay các du thuyền, nhà hàng nổi trên sông chính là những phương tiện tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là những chiếc du thuyền ở Cần Thơ rất đông khách, thường xuất bến vào ban đêm chạy trên sông Hậu. Trường hợp có xô xát, hoặc la hét báo tin giả khiến thực khách hoảng loạn, hậu quả sẽ rất khó lường. Ngoài ra, ở bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) hay các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, An Giang, Hậu Giang hiện còn có hàng nghìn phương tiện tàu, ghe làm du lịch hoặc đưa đón khách "chui"... mà ngành chức năng không thể quản lý. Báo Lao Động ghi nhận hiểm họa trên sông tại Cần Thơ trong dịp Tết qua đoạn ký sự như sau.
Trong khi lượng du khách đến thành phố Cần Thơ vào dịp Tết Nguyên đán dự báo tăng cao, thì tại nhiều điểm du lịch sông nước vẫn tiềm ẩn nỗi lo về tai nạn giao thông đường thuỷ.Nhiều phương tiện không bảo bảo an toàn vẫn đang hoạt động đưa rước khách tại Khu du lịch bến Ninh Kiều. Báo Lao Động ghi nhận hiểm họa này qua bản tin như sau.
Những ngày này, Khu du lịch bến Ninh Kiều trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với hàng ngàn lượt du khách trong, ngoài nước đến tham quan, vui chơi giải trí. Thế nhưng, đằng sau sự nhộn nhịp đó là nỗi lo tai nạn giao thông đường thủy do số tàu đò tự phát hoạt động. Theo ghi nhận của PV Lao Động, mỗi ngày có hàng chục tàu đò len lỏi vào các bến tàu tranh giành khách với công ty du lịch. Nhiều chiếc đò nhỏ, chỉ chở được khoảng 10 - 12 khách, nhưng chủ đò cố nhồi nhét, có khi lên đến 15-20 khách. Không chỉ vậy, nhiều tàu đò không trang bị đầy đủ áo phao, vẫn đưa khách tham quan trên các tuyến sông lớn.
TP.Cần Thơ hiện có 120/596 bến thủy nội địa và 54/140 bến khách ngang sông không được cấp giấy phép hoạt động, đặc biệt có nhiều bến "4 không" (không giấy phép, không bằng cấp, không có trang thiết bị an toàn, không đăng ký kinh doanh). Ngoài ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy còn yếu kém của các chủ phương tiện, một vấn đề đáng lo ngại khác là sự chủ quan của khách đi đò. Không khó để bắt gặp hình ảnh khách đi đò không mặc áo phao dù trên phương tiện có trang bị đầy đủ. Trong vụ chìm tàu Dìn Ký vừa qua, vào thời điểm xảy ra tai nạn, tất cả những người có mặt trên tàu đều không mặc áo phao.
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo thống kê, tính từ năm 2008 đến nay, tại TP.Cần Thơ đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 11người. Đặc biệt, tại chợ nổi Cái Răng đã xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng, làm chết nhiều người, trong đó có cả Việt kiều và du khách nước ngoài.
Gửi ý kiến của bạn