Giáo Phận Vinh Online: Nhận Định Về Cách Bắt Người Sai Pháp Luật
Công đồng Vatican II công nhận tính trần thế và độc lập của sinh hoạt xã hội - chính trị. “Trong lĩnh vực riêng của mình, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị với nhau. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai cùng phục vụ con người, trong sứ mệnh cá nhân và xã hội” (GS 76). Do đó, theo định hướng “đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” mà Đức Bênêđictô XVI đã đề nghị với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi cảm thấy cần thiết công bố nhận định này.
Liên tục trong các thời gian khác nhau: 30/7, 3/8, 5/8, 7/8, 16/8, 27/8, 5/9, 19/9, 24/12 và 29/12/2011, trên địa bàn các tỉnh thành Tp.HCM, Hà Nội và Nghệ An, chính quyền đã bắt nhiều người, đa số họ là các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, một cách bí mật và không theo trình tự thủ tục pháp luật.
Thật vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.
Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:
“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên”.
Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.
Xem rộng hơn thì:
- Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế 1948 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia thành viên từ ngày 20/9/1977. Tại điều 9 đã quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện.”
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, có hiệu lực năm 1976 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982, tại điều 9 quy định rõ việc bắt giữ người: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ cách vô cớ. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ”.
- Hiến pháp Việt Nam 1992 đã được sửa đổi năm 2001, Điều 71 đã khẳng định quyền bất khả xâm phạm của công dân và tuyệt đối cấm việc bắt giữ người cách tùy tiện: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.”
Vậy mà trong các lần bắt người đã nêu trên, có tất cả 17 công dân Công giáo và Tin lành đã bị bắt theo các cách thức khác nhau nhưng tất cả đều sai với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đã nêu trên. Kết luận những người này có tội hay vô tội là công việc sẽ xảy ra tại tòa án. Vấn đề cần làm rõ là việc bắt giữ của cơ quan an ninh đúng hay sai pháp luật hiện hành?
Dư luận rất bất bình và bức xúc về việc chính quyền của một Nhà nước pháp quyền mà tùy tiện bắt công dân như vậy. Việc bắt người vì một lý do nhất định nào đó là quyền lực của nhà cầm quyền hay của lực lượng an ninh; nhưng cách bắt người sai pháp luật là điều mà một nhà cầm quyền chân chính không nên làm, vì nó làm mất đi sự chân chính của một Nhà nước pháp quyền và làm người dân thấy mất an ninh. Đây là những hành động đi ngược Công pháp quốc tế và trái Hiến pháp cũng như Pháp luật Việt Nam.
Ban Công lý và Hòa bình GP Vinh (http://www.giaophanvinh.net)
Công đồng Vatican II công nhận tính trần thế và độc lập của sinh hoạt xã hội - chính trị. “Trong lĩnh vực riêng của mình, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị với nhau. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai cùng phục vụ con người, trong sứ mệnh cá nhân và xã hội” (GS 76). Do đó, theo định hướng “đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” mà Đức Bênêđictô XVI đã đề nghị với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi cảm thấy cần thiết công bố nhận định này.
Liên tục trong các thời gian khác nhau: 30/7, 3/8, 5/8, 7/8, 16/8, 27/8, 5/9, 19/9, 24/12 và 29/12/2011, trên địa bàn các tỉnh thành Tp.HCM, Hà Nội và Nghệ An, chính quyền đã bắt nhiều người, đa số họ là các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, một cách bí mật và không theo trình tự thủ tục pháp luật.
Thật vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.
Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:
“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.
Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên”.
Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:
“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.
Xem rộng hơn thì:
- Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế 1948 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia thành viên từ ngày 20/9/1977. Tại điều 9 đã quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện.”
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, có hiệu lực năm 1976 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982, tại điều 9 quy định rõ việc bắt giữ người: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ cách vô cớ. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ”.
- Hiến pháp Việt Nam 1992 đã được sửa đổi năm 2001, Điều 71 đã khẳng định quyền bất khả xâm phạm của công dân và tuyệt đối cấm việc bắt giữ người cách tùy tiện: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.”
Vậy mà trong các lần bắt người đã nêu trên, có tất cả 17 công dân Công giáo và Tin lành đã bị bắt theo các cách thức khác nhau nhưng tất cả đều sai với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đã nêu trên. Kết luận những người này có tội hay vô tội là công việc sẽ xảy ra tại tòa án. Vấn đề cần làm rõ là việc bắt giữ của cơ quan an ninh đúng hay sai pháp luật hiện hành?
Dư luận rất bất bình và bức xúc về việc chính quyền của một Nhà nước pháp quyền mà tùy tiện bắt công dân như vậy. Việc bắt người vì một lý do nhất định nào đó là quyền lực của nhà cầm quyền hay của lực lượng an ninh; nhưng cách bắt người sai pháp luật là điều mà một nhà cầm quyền chân chính không nên làm, vì nó làm mất đi sự chân chính của một Nhà nước pháp quyền và làm người dân thấy mất an ninh. Đây là những hành động đi ngược Công pháp quốc tế và trái Hiến pháp cũng như Pháp luật Việt Nam.
Ban Công lý và Hòa bình GP Vinh (http://www.giaophanvinh.net)
Gửi ý kiến của bạn