Chuyên Chính Tư Sản Đỏ...
Trần Khải
Một thời phong trào quốc tế đệ tam, một vận động toàn cầu đã dẫn tới các chế độ
gọi là nhà nước chuyên chính vô sản như Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc,
Cuba, vân vân... Và bây giờ sau khi khối cộng sản đã sụp đổ, các chế độ naà biến
hình để trở thành những dạng mới -- trong đó, chuyên chính vô sản tại Việt Nam
đã trở thành chuyên chính tư sản đỏ.
Không trắng trïợn như họ Kim truyền ngôi vua ba đời tại Bắc Hàn, các dòng họ
quý tộc cộng sản Việt Nam đã biến hình để nắm chặt quyền chính trị, quyền kinh
tế tại Việt Nam. Một ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và con là điển hình. Một ông
Nông Đức Mạnh, và con... và nhiều quan chức khác.
Trong mức độ cấp nhỏ hơn, ít được chú ý hơn, như ở cấp huyện, cấp xã... các
quan chức vẫn áp dụng nguyên tắc quý tộc chuyên chính -- nhưng không còn
là vô sản nữa, mà tên đúng phải là chuyên chính tư sản đỏ. Đúng vậy. Nhà nước của
chuyên chính tư sản đỏ.
Nhiều hình ảnh dân oan mất đất, mất ruộng đã lũ lượt đi khiếu oan tại Sài Gòn,
tại Hà Nội nhiều năm nay.
Báo chí lặng lẽ, không dám chụp hình hay tường trình. Một phần, những cuộc biểu
tình của dân oan chỉ là những bước đi lặng lẽ ngoaì phố, tuy đội nón lá, tuy cầm
biểu ngữ... nhưng vây quanh là công an chìm đang chụp hình, đang quay phim, và
báo chí không có cớ gì để làm thành bản tin trong khi thủ tục khiếu kiện của
dân oan đang “được thông báo là để cấp trên cứu xét” -- một giảỉ thích để kéo
dài sự lặng lẽ. Trên nguyên tắc, khi khiếu oan, khi quan chức đang xét đơn, thì
báo chí không có cớ gì xen vào. Thêm nữa, công an chìm sẵn sàng thô bạo trấn
áp, bằng đủ thứ ‘chuyên chính tư sản đỏ,” kể cả dùng tới côn đồ.
Nhưng chuyện ở huyện Tiên Lãng đã nổ vang dội... nghĩa là, không phải lặng lẽ cầm
biểu ngữ khiếu kiện. Thậm chí, có 6 bộ đội và công an bị thương vì trúng đạn từ
gia đình dân oan họ Đoàn, và bị trúng mìn gài quanh lối vào mảnh đất đang bị
nhà nước cướp.
Nhưng nhà nước là ai?
Cụ thể, báo Pháp Luật Thành Phố nói rằng, các quan chức cấu kết để cưỡng chế đất
của ông Đoàn Văn Vươn một cách sai trái.
Thứ nhất là chưa hết hạn lấy đất. Thứ nhì, âm mưu “chuyên chính tư sản đỏ” lộ
ngay từ liên hệ gia tộc: Chủ tịch huyện Tiên Lãng, Lê Văn Hiền là anh ruột chủ
tịch xã Quang Vinh, Lê Văn Liêm. Cả hai anh em ruột cùng tham gia ra quyết định
cưỡng chế đất ông Đoàn Văn Vươn và nhiều hộ dân khác cho bằng được.
Báo Đất Việt kể rằng, ông Đoàn Văn Quý - người trực tiếp nổ súng ở khu cống
Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) đã ra đầu thú hiện còn nợ hàng
tỷ đồng để đầu tư vào đầm hồ.
Báo Đất Việt kể:
“Trước lúc đến trụ sở công an, ông Quý cho biết, do quá bất bình với việc UBND
huyện Tiên Lãng bằng mọi cách thu hồi vùng đầm nuôi trồng thủy sản rộng 38 ha
mà ông Quý cùng cả đại gia đình đã đổ không biết bao nhiêu tiền của, mồ hôi
công sức cải tạo suốt gần 20 năm qua. Trong đó, anh trai là ông Đoàn Văn Vươn
dù đã tốt nghiệp ĐH nhưng cũng bỏ để về gắn bó với vùng đầm hồ.”(hết trích)
Bản tin đài BBC hôm 10-1-2011 có nhan đề “Lời khẩn nài của người thân ông Vươn” trong đó, có ghi lời từ người thân của gia đình họ Đoàn, những người dân oan khôngc hịu lặng lẽ, trích:
“Em dâu của ông Đoàn Văn Vươn nói những người còn tự do trong gia đình hy vọng Bộ Công an sẽ về huyện Tiên Lãng, Hải Phòng điều tra sau vụ thu hồi đất dẫn đến nổ súng.
Vụ việc xảy ra vào sáng 5/1 khi chính quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi thủy sản.
Gia đình ông Vươn đã nổ súng làm bị thương một số công an khi chính quyền huy động công an, quân đội cưỡng chế, thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng.
Theo truyền thông nhà nước, đầm này là do ông Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân thuê của UBND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
Bảy người trong gia đình, gồm cả ông Vươn và con trai đang học lớp 11, hiện đang bị tạm giam sau khi công an Hải Phòng khởi tố "vụ án giết người và chống người thi hành công vụ".
Bà Trần Thị Mịn, em dâu ông Đoàn Văn Vươn, nói chuyện với BBC ngày hôm nay.
"Họ dồn đến đường cùng, nên anh tôi bảo là phải giữ, chứ cũng không dám nổ súng đâu. Người ta bảo giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.
Bây giờ nợ hơn chục tỷ thì gọi là lên bờ chỉ có chết thôi, không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có. Nên phải giữ lấy đất, chứ không phải chống trả đâu.
Họ lấy trắng chứ không đền bù bất cứ gì, nên gia đình mới cố giữ để sinh nhai, giả nợ...”(hết trích)
Cụ thể hơn, bản tin đài RFI với nhan đề “Luật đất đai phải công nhận quyền sở hữu tư nhân” đã ghi lời Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang chỉ ra đúng căn bệnh chuyên chính tử sản đỏ. RFI nói, trích:
“...Hiện giờ, theo quy định của Hiến pháp cũng như trong Luật Đất đai, ở Việt Nam, đất đai là “sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Nhưng từ lâu, nhiều chuyên gia, học giả, nhà phân tích chính trị, như ông Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội, đã chỉ ra rằng, cái gọi là sở hữu toàn dân là nguồn gốc gây ra nhiều tham nhũng, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, làm giảm năng suất nông nghiệp và nói chung là cản trở sự phát triển của đất nước:
"Thực chất sở hữu toàn dân là gì ? Là sở hữu của Nhà nước. Mà sở hữu của Nhà nước là sở hữu của chính phủ. Mà sở hữu của chính phủ là của các quan chức. Cho nên có một thực tế là một giám đốc nhỏ như giám đốc một công ty chế biến cây trồng nông nghiệp đã biếu không 700 hectare đất công ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Một ông giám đốc nhỏ như vậy mà có thể biếu 700 hectare đất, vậy thì những ông quan lớn hơn 5, 7 bậc có thể biếu không đến bao nhiêu hectare đất ?
Các địa chủ đỏ ngày nay không chỉ có hàng trăm, mà là hàng chục ngàn hectare đất. Chúng ta nhớ nhiều địa chủ ngày nào chưa có đến một hectare đất mà đã bị trói vào cột trường đấu, để tá điền đốt râu, rồi chết tức tưởi trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Các địa chủ đỏ ngày nay không tốn một giọt mồ hôi mà ung dung, phè phỡn quá!”(hết trích)
Bởi vậy, mới nói rằng dân Miến Điệnc ó phươc hơn dân tộc VN. Khi lãnh đạo Miến Điện biết là đi sai đường, liền chấp nhận thay đổi. Nhưng VN vẫn kiên quyết sống như gia tộc họ Kim. Và họ vẫn không mắc cỡ tí nào.