Hôm nay,  

Tổng Thư Ký Từ Chức Bất Ngờ, Đảng Tự Do Dân Chủ Đức Trước Ngõ Cụt: FDP Sẽ Bị Khai Tử Trên Chính Trường?

16/12/201100:00:00(Xem: 10903)
Tổng Thư Ký Từ Chức Bất Ngờ, Đảng Tự Do Dân Chủ Đức Trước Ngõ Cụt: FDP Sẽ Bị Khai Tử Trên Chính Trường?

Lê Ngọc Châu
Như chúng ta biết, ngọai trưởng Westerwelle bị áp lực nội đảng đã từ chức. đảng trưởng. Trong kỳ đại hội đảng FDP vào tháng 05-2011, Philipp Roesler được bầu lên làm người kế vị Westerwelle. Dr. Philipp Rưsler, tân chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP), người Đức gốc Việt đã được bà thủ tướng Đức Angela Merkel bổ nhiệm làm phó thủ tướng trong chính phủ liên minh giữa liên đảng CDU + CSU và đảng FDP hôm 18-05-2011. Roesler trở thành nhân vật quan trọng thứ nhì trong liên minh chính phủ đang cầm quyền.
Trước đó, Rưsler (FDP) đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng kinh tế liên bang, thay thế ông Rainer Brüderle (FDP) và rồi nhận luôn chức phó thủ tướng thay cho ông Guido Westerwelle hiện đang giữ chức ngoại trưởng Đức sau khi Westerwelle từ chức chủ tịch đảng FDP. Kể từ hôm nay, trong các buổi họp nội các ông Rưsler sẽ được sắp chỗ ngồi bên tay phải của thủ tướng Merkel.
Như đã nói trước kỳ đại hội đảng, FDP sẽ trẻ trung hóa ban lãnh đạo. Lindner, một thành viên rất trẻ, Tổng Thư Ký được tín nhiệm vào chức vụ cũ (Generalsekretär, hay còn được gọi là Tổng Bí Thư, danh từ mà các nước xã hội chủ nghĩa hay sử dụng!) của đảng Tự Do dân Chủ Đức (FDP). Kể từ đó, FDP đặt nhiều hy vọng vào tân ban lãnh đạo đảng.
Tôi xin mở ngoặc ở đây, giới thiệu sơ về ông Christian Lindner.
Tổng Thư Ký FDP, Christian Lindner, năm nay 32 tuổi, là người có đầu óc sáng suốt, một chiến lược gia của FDP. Lindner còn được đánh giá là một nhà chính trị đầy triển vọng, tuy nhiên vì còn quá trẻ nên giới chuyên gia nghĩ rằng còn quá sớm nếu bây giờ Lindner lên làm chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do Đức.
Lindner theo học chính trị và triết học tại đại học Bonn và là 1 sĩ quan trừ bị với cấp bực trung uý. Con đường chính trị của Lindner thăng tiến rất nhanh trong nội đảng FDP. Gia nhập đảng FDP từ khi 15 tuổi, bẩm sinh giỏi nên 4 năm sau đã là thành viên trong ban lãnh đạo tỉnh bộ NRW. Từ năm 2000 là nghị viên trẻ tuổi nhất tại quốc hội tiểu bang Duesseldorf, mới 21 tuổi. Từ 2009 (31t) là thượng nghị sĩ tại Quốc Hội Đức/Bá Linh. Chính Westerwelle đã đề cử Lindner vào chức tổng bí thư FDP, kế vị Dirk Niebel và được sự tín nhiệm của 95% đại biểu tham dự vào chức vụ này trong kỳ đại hội đảng tại Koeln tháng 04.2010, vừa mới 31 tuổi!.
Trở lại với tiến trình của FDP với Roesler và Lindner, sau thời đại Westerwelle.
Tuy nhiên tất cả đã không xảy ra đúng như FDP mong đợi. FDP dưới sự lãnh đạo của "nhóm chính trị gia trẻ" đã gánh chịu liên tục vài thất bại trong các cuộc bầu cử nghị viện sau đó.
Đầu tiên là sự thất bại thê thảm trong cuộc bầu cử nghị biện tiểu bang Bremen. Đúng như dự đoán của các chuyên gia phân tích tình hình chính trị Đức, hai đảng SPD và Xanh đã thắng lớn, sau khi đánh bại CDU và FDP tại tiểu bang Baden-Wuerttemberg, Hamburg và Rheinland-Pfalz.
Kết quả, Xanh về hạng nhì sau SPD trong khi CDU tụt xuống hạng ba. Đảng Tả Khuynh (Linke) cũng được tham chính tuy mất phiếu nhưng thê thảm nhất là FDP. Không những mất phiếu mà còn bị loại ra khỏi chính quyền tiểu bang Bremen. Sự ủng hộ cử tri dành cho FDP tại đây chỉ còn có 2,9%, mặc dù ban lãnh đạo FDP đã thay đổi nhân sự cũng như tuyên bố thay đổi đường lối chínhtrị của FDP sau kỳ đại hội đảng xảy ra 1 tuần trước đó.
Thành viên tỏ ra FDP thông cảm, cho rằng còn bị ảnh hưởng do sự mất uy tín của Westerwelle để lại. Chưa hết, trong kỳ bầu cử nghị viện ngày 05-09-2011 tại tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern thuộc vùng cực đông bắc nước Đức, Thống đốc Erwin Sellering và đảng dân chủ Xã hội SPD do ông lãnh đạo đã tái thắng cử rõ rệt trước đối thủ chính trị liên minh trong nhiệm kỳ 2006-2011 là Lorenz Caffier (CDU).
Ngòai Tả khuynh còn có đảng Xanh lần đầu tiên cũng đã lọt vào Nghị viện Schwerin. Ngược lại, đảng Tự Do Dân Chủ Đức FDP (đang phân quyền trên bình diện liên bang trong liên minh chính phủ CDU/CSU + FDP) với ứng cử viên sáng giá Christian Ahrendt đã thảm bại nặng nề, văng khỏi chính trường tiểu bang với 2,8% (-6,8% so với 2006 là 9,6%). Tổng bí thư đảng FDP, ông Christian Lindner đã lên tiếng trấn an ngay sau khi ông Ahrendt tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng bộ FDP, nhận trách nhiệm sự thất cử nặng nề. Đây còn là kết quả thảm bại chua cay cho FDP kể từ lúc thay đổi nhân sự lãnh đạo cao cấp từ Ngoại trưởng Guido Westerwelle sang Philipp Rưsler (chủ tịch FDP kiêm bộ trưởng Kinh tế liên bang hiện nay). Ông Wolfgang Kubicki, một trong số thành viên nồng cốt trong hội đồng trung ương đảng FDP cho hay sự kiện mất sự ủng hộ của cử tri không phải chỉ do uy tín của Westerwelle đang xuống mà ra.
Ban lãnh đạo FDP vẫn nuôi hy vọng từ từ sẽ khá hơn, FDP sẽ vượt qua được cơn khủng hoảng nhưng sự xuống giốc của FDP không ngừng lại ở đó.
Trong cuộc bầu cử nghị viện tại Bá Linh, thủ đô Đức quốc xảy ra hôm 19-09-2011, đúng như dự đoán của các chuyên gia phân tích tình hình chính trị Đức, hai đảng SPD và Xanh đã thắng lớn, sau khi đánh bại CDU và FDP tại tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern cách đây hai tuần. Kết quả bầu cử tại thủ đô Bá Linh là các đảng SPD, CDU, Xanh và Tả Khuynh (die Linke) được tham chính tuy mất phiếu. Điểm đặc biệt, lần đầu tiên đảng có tên là "Cướp Biển" (hay Hải Tặc = Piratenpartei) tham gia bầu cử nghị viện và chiếm được ngay 8,9% sự ủng hộ của cử tri, được quyền tham chính tại nghị viện Bá Linh.
Nhưng thê thảm nhất là FDP, hầu như mất hẳn đi sự ủng hộ của cử tri. Không những mất phiếu kỷ lục (-5,8%) mà FDP còn bị loại ra khỏi nghị viện Bá Linh. Sự ủng hộ dành cho đảng này tại đây chỉ còn có 1,8%, mặc dù ban lãnh đạo đã thay đổi nhân sự cũng như tuyên bố thay đổi đường lối chính trị của FDP sau kỳ đại hội đảng trong 2011.

Sau cuộc thất bại thê thảm trong cuộc bầu cử nghị viện Bá Linh, FDP cũng không được sự ủng hộ của cư tri Đức trên bình diện liên bang. Qua kết quả thăm dò ý kiến của "Stern-RTL" công bố hôm 21-09-2011 thì chỉ có 3% dân Đức ủng hộ FDP. Mức tối thiểu để được tham chính tại tiểu bang cũng như liên bang ít nhất phải là 5%. Kết quả thăm dò ý kiến cử tri khác do viện nghiên cứu Forsa thực hiện thì 83% dân Đức không bằng lòng với sự làm việc của liên minh đang cầm quyền CDU+CSU+FDP.
Sự phê phán ban lãnh đạo khai mào từ kết quả những cuộc bầu cử nêu trên. Rồi đến sự khủng hoảng tài chánh của Hy Lạp, thành viên của Liên Hiệp Âu Châu. Qua sự tranh chấp liên quan đến biện pháp cứu nguy EU và Hy Lạp sự bất đồng chính kiến càng lên cao.
Và việc gì đến, phải đến. Bất thình lình Lindner bỏ cuộc, không nói rõ lý do làm cho chủ tịch Roesler cũng như ban lãnh đạo FDP lâm vào tình trạng khủng hỏang. Sau khi tổng thư ký của đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP), ông Lindner từ chức hôm Thứ Tư, 13-12-2011 thì sự chỉ trích ban lãnh đạo đảng FDP mạnh mẽ hơn bắt đầu xảy ra.
Chủ tịch khối dân biểu nghị sĩ tiểu bang NRW, ông Gerhard Papke tỏ bày sự tiếc nuối qua sự từ chức của Lindner, đồng thời cũng lên tiếng đòi hỏi Roesler, chủ tịch FDP phải có khả năng thực hiện và rõ ràng hơn trong liên minh phân quyền với CDU/CSU. Chúng ta (FDP) phải cứng rắn đối với liên đảng mà FDP đang liên minh. Ông Papke còn nói thêm qua báo "Financial Times Deutschland: "Đây là nhiệm vụ của chủ tịch đảng và đương kim phó thủ tướng Đức".
Cựu tổng trưởng bộ tư pháp tiểu bang Baden-Wuerttemberg, ông Ulrich Goll (FDP) giải thích, cho biết là "nhóm trẻ" xung quanh chủ tịch Roesler đã thất bại! TTK Christian Lindner cuối cùng phải bỏ cuộc vì ông ta nhìn thấy rằng không đạt được mục đích! Ông Goll còn nói thêm qua báo "Stuttgarter Zeitung" là sự thất bại này không phải chỉ dành riêng cho Lindner. Nhóm trẻ chưa thể đứng vững được. Vì lý do đó mà ông Goll nghĩ rằng, trong tương lai cần phải có sự phối hợp làm việc giữa hai thành phần: trẻ và những chính trị gia lão luyện! Hiện tại FDP vẫn còn cơ hội để thay đổi và có lẽ đây là cơ hội cuối cùng cho Philipp Rưsler.
Nhiều chính trị gia của đảng FDP đã lên tiếng chỉ trích Roesler khi ông chủ tịch FDP trước đó đã tuyên bố rằng cuộc trưng cầu ý kiến thành viên FDP về "Biện Pháp Cứu Nguy Âu Châu ESM thất bại khi và thành viên của FDP chưa bỏ phiếu xong và chưa biết kết quả sẽ được công bố ngày 15.12.2011 như thế nào!
Ngay cả phó chủ tịch FDP, ông Holger Zastrow còn cho biết qua Deutschlandfunk về tình trạng của đảng FDP như sau: "Mức độ nhạo báng mà chúng ta (tức FDP) hiện đạt được, đã làm cho người ta cảm thấy khó thở !".
Giới chuyên gia phân tích chính trị phẩm định là kết quả cuộc trưng cầu ý kiến thành viên FDP liên quan đến " Biện Pháp Cứu Nguy Âu Châu ESM " trị giá lên đến hàng trăm tỷ Euro sẽ định đọat số phận của FDP nói riêng và có lẽ cũng ảnh hưởng nhiều đến liên minh đang cầm quyền tại Đức giữa CDU/CSU và FDP nói chung. Qua sự tuyên bố của Roesler nêu trên, ông ta bị chỉ trích từ nhiều phía, từ nội đảng và khối đối lập.
Trong trường hợp thượng nghị sĩ và là người chủ trương chống lại biện pháp cứu nguy EU, ông Frank Schäffler dành được thắng lợi nếu đạt được sự đồng thuận của 1/3 tổng số thành viên FDP KHÔNG ủng hộ giải pháp ESM và như vậy đi ngược lại đường lối của ban lãnh đạo FDP , đồng thời cũng chống lại đường lối của liên minh đang phân quyền thì FDP lâm vào thế bí, không biết xử trí ra sao? Tình trạng này nếu xảy ra thì ngay trong liên đảng đang nắm quyền đều nghĩ rằng chính phủ đương nhiệm Đen-Vàng giữa CDU/CSU+FDP dưới sự lãnh đạo của nữ thủ tướng Angela Merkel (CDU) sẽ tan vỡ.
Ngược lại, tổng bí thư của đảng CSU, ông Alexander Dobrindt qua cuộc phỏng vấn của đài truyền hình ZDF thì đánh giá rằng sự từ chức của Lindner chẳng ảnh hưởng gì xấu đến chính phủ đang cầm quyền. Theo ông, chúng tôi (CDU/CSU+FDP) là một liên minh có thể làm việc với nhau. Chính phủ đương nhiệm có một nền tảng (Fundament) vững chắc.
Trong khi đó TTK của đảng đối lập SPD, bà Andrea Nahles thì nói: " Tôi nghĩ rằng Philipp Rooesler không vượt qua được sự khủng hoảng hiện tại và tiên đoán Roesler sẽ từ chức sau cuộc bầu cử nghị viện tiểu bang Schleswig-Holstein vào ngày 06-05-2012. Theo Nahles, FDP sẽ là một vấn đề (problem) cho bà Merkel ''.
Tóm lại, sự từ chức của Lindner mà thành viên FDP có người lên tiếng cho rằng Lindner đã "đào ngũ" xảy ra trong thời điểm hoàn toàn bất lợi cho FDP. Cũng có nguồn tin cho rằng vì Lindner bất đồng tư tưởng với Roesler nên rút lui trước để sau này ra tranh chức chủ tịch đảng với Roesler.
Đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng chưa biết mất còn, sự từ chức của Lindner làm cho Roesler và toàn bang lãnh đạo FDP rối trí hơn. Mặc dù Roesler phản ứng nhanh, tìm ra người thế Lindner ngay, đó là ông Patrick Doering, 38 tuổi, đương kim Thủ quỷ của FDP nhưng số phận của FDP và liên minh cầm quyền có lẽ còn tùy theo kết quả cuộc trưng cầu ý kiến của tất cả thành viên FDP liên quan đến vụ ESM mà tôi đã trình bày ở trên, được công bố ngày 15-12-2011. Số phận của Roesler cũng tùy thuộc vào đó. Người ta nghĩ rằng có thể Roesler sẽ từ chức nếu kết quả trưng cầu ý kiến đi ngược lại chủ trương của ban lãnh đạo FDP đề ra.
Chúng ta chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra cho đảng Dân Chủ Tự Do và chính quyền Đức sau đó!
* Lê Ngọc Châu (M_14122011)
* Tài liệu tham khảo: Yahoo Nachrichten, AFP và Spiegel Online.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.