VN Báo Nguy Nhiều Rượu Độc, Nhậu Chết Người Là Thường
Đủ thứ rượu ở Sài Gòn, nhiều nhãn hiệu lạ.(Photo VB)
SAIGON (VB) -- Trưa ngày 15-11, Khoa Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tiếp nhận 4 ca ngộ độc rượu. Các bệnh nhân gồm: Ông Nguyễn Văn Mé (62 tuổi), Nguyễn Văn Đức (61 tuổi), Nguyễn Văn Giàu (49 tuổi), Nguyễn Văn Sơn (44 tuổi) cùng ngụ ấp Phú Quới, xã Phú An, huyện Phú Tân (An Giang) đang trong tình trạng hôn mê. Thảm hại hơn là chỉ trong hai ngày 12 và 14-10, tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đã xảy ra hai vụ ngộ độc rượu cao làm 8 người phải đi cấp cứu, 3 người trong số đó đã tử vong. Ngày 19-10 lại thêm 2 người tử vong và gần 40 người phải cấp cứu do ngộ độc rượu trong một đám cưới tại huyện Châu Phú, An Giang. Kết quả cho thấy nguyên nhân của các vụ ngộ độc này là do uống rượu chứa hàm lượng methanol cao hơn 60 lần ngưỡng cho phép.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - giảng viên Trường ĐH Y dược TP.Sài Gòn, trong quy định ngưỡng cho phép thành phần methanol có trong rượu phải nhỏ hơn 0,1% (nghĩa là trong 1.000ml rượu chỉ có dưới 1ml methanol). Ở mỗi người, tùy thể trạng chỉ cần hấp thu dần đến mức 7ml methanol là có thể gây tình trạng hôn mê và dẫn đến tử vong. Như vậy, với loại rượu độc nêu trên (có hàm lượng methanol 5,6%, tương đương 5,6ml/lít rượu) nếu uống khoảng 5 xị rượu (1,25 lít) hàm lượng methanol sẽ đủ gây hôn mê và tử vong.
Lâu nay nạn rượu độc gây chết người cứ liên tục xảy ra ở nhiều nơi do hầu hết các lò rượu không nấu rượu theo kiểu truyền thống là phải qua 4 công đoạn là nấu chín gạo thành cơm, làm men, ủ men với cơm rồi đem chưng cất mất khoảng 12-15 ngày (tùy thời tiết) mới ra rượu. Thay vào đó, họ dùng các loại men không rõ nguồn gốc trộn với gạo sống ủ 5-7 ngày là đem nấu cất lấy rượu được rồi. “Công thức” này đang được ứng dụng ở nhiều điểm nấu rượu gạo, rượu nếp, chủ yếu cung cấp rượu giá bèo cho các quán nhậu bình dân. Và các mẫu rượu này đều có độc tố cao gấp hàng chục lần mức cho phép.
Men rượu trôi nổi thì đầy dẫy trên thị trường, chính gốc là hàng lậu Trung Quốc (có 2 dạng là bột và viên) nhưng gắn đủ thứ nhãn, như Triệu Ân, Hải Anh Quân, Men Bắc Thái...; kể cả loại men Bắc truyền thống của VN cũng bị làm giả từ hàng Trung Quốc. Người mua chỉ cần trộn các loại men này với gạo sống là nấu ra rượu, rồi tha hồ dán các nhãn rượu đế, rượu thuốc đang thịnh hành như Bàu Đá, Long An, Bà Điểm, Gò Đen, Nếp Cẩm, Nếp Mới, Lúa Mới, Chuối Hột.v.v...
Nguy cơ gây hại của rượu ủ từ men độc là rất rõ, điển hình từ các lò rượu dùng men Triệu Ân (giá chỉ 45,000 đồng/kg ở chợ Kim Biên) như cơ sở nấu rượu Nguyệt Kinh (khu phố 3, phường Linh Xuân, Thủ Đức) do ông Tính làm chủ, chuyên cung cấp rượu cho các nhà hàng lớn, nhỏ đến quán cóc, bỏ mối các chợ ở khu vực Thủ Đức, quận 9... đến Bình Dương và lò nấu rượu của ông Quảng (đường Phan Văn Hớn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), chuyên bỏ mối rượu cho các quán nhậu bình dân. Đem hai mẫu rượu từ 2 lò nấu trên đi thử nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng TP Sài Gòn kết quả cho thấy cả hai mẫu đều vượt mức độc tố cho phép. Đặc biệt mẫu rượu từ cơ sở của ông Tính có hàm lượng aldehyde và methanol đều vượt ngưỡng cho phép 56 lần, khi tỉ lệ hàm lượng hai chất này lên đến 5,6%, trong khi tỉ lệ cho phép là không quá 0,1%.
Đủ thứ rượu ở Sài Gòn, nhiều nhãn hiệu lạ.(Photo VB)
SAIGON (VB) -- Trưa ngày 15-11, Khoa Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tiếp nhận 4 ca ngộ độc rượu. Các bệnh nhân gồm: Ông Nguyễn Văn Mé (62 tuổi), Nguyễn Văn Đức (61 tuổi), Nguyễn Văn Giàu (49 tuổi), Nguyễn Văn Sơn (44 tuổi) cùng ngụ ấp Phú Quới, xã Phú An, huyện Phú Tân (An Giang) đang trong tình trạng hôn mê. Thảm hại hơn là chỉ trong hai ngày 12 và 14-10, tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đã xảy ra hai vụ ngộ độc rượu cao làm 8 người phải đi cấp cứu, 3 người trong số đó đã tử vong. Ngày 19-10 lại thêm 2 người tử vong và gần 40 người phải cấp cứu do ngộ độc rượu trong một đám cưới tại huyện Châu Phú, An Giang. Kết quả cho thấy nguyên nhân của các vụ ngộ độc này là do uống rượu chứa hàm lượng methanol cao hơn 60 lần ngưỡng cho phép.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - giảng viên Trường ĐH Y dược TP.Sài Gòn, trong quy định ngưỡng cho phép thành phần methanol có trong rượu phải nhỏ hơn 0,1% (nghĩa là trong 1.000ml rượu chỉ có dưới 1ml methanol). Ở mỗi người, tùy thể trạng chỉ cần hấp thu dần đến mức 7ml methanol là có thể gây tình trạng hôn mê và dẫn đến tử vong. Như vậy, với loại rượu độc nêu trên (có hàm lượng methanol 5,6%, tương đương 5,6ml/lít rượu) nếu uống khoảng 5 xị rượu (1,25 lít) hàm lượng methanol sẽ đủ gây hôn mê và tử vong.
Lâu nay nạn rượu độc gây chết người cứ liên tục xảy ra ở nhiều nơi do hầu hết các lò rượu không nấu rượu theo kiểu truyền thống là phải qua 4 công đoạn là nấu chín gạo thành cơm, làm men, ủ men với cơm rồi đem chưng cất mất khoảng 12-15 ngày (tùy thời tiết) mới ra rượu. Thay vào đó, họ dùng các loại men không rõ nguồn gốc trộn với gạo sống ủ 5-7 ngày là đem nấu cất lấy rượu được rồi. “Công thức” này đang được ứng dụng ở nhiều điểm nấu rượu gạo, rượu nếp, chủ yếu cung cấp rượu giá bèo cho các quán nhậu bình dân. Và các mẫu rượu này đều có độc tố cao gấp hàng chục lần mức cho phép.
Men rượu trôi nổi thì đầy dẫy trên thị trường, chính gốc là hàng lậu Trung Quốc (có 2 dạng là bột và viên) nhưng gắn đủ thứ nhãn, như Triệu Ân, Hải Anh Quân, Men Bắc Thái...; kể cả loại men Bắc truyền thống của VN cũng bị làm giả từ hàng Trung Quốc. Người mua chỉ cần trộn các loại men này với gạo sống là nấu ra rượu, rồi tha hồ dán các nhãn rượu đế, rượu thuốc đang thịnh hành như Bàu Đá, Long An, Bà Điểm, Gò Đen, Nếp Cẩm, Nếp Mới, Lúa Mới, Chuối Hột.v.v...
Nguy cơ gây hại của rượu ủ từ men độc là rất rõ, điển hình từ các lò rượu dùng men Triệu Ân (giá chỉ 45,000 đồng/kg ở chợ Kim Biên) như cơ sở nấu rượu Nguyệt Kinh (khu phố 3, phường Linh Xuân, Thủ Đức) do ông Tính làm chủ, chuyên cung cấp rượu cho các nhà hàng lớn, nhỏ đến quán cóc, bỏ mối các chợ ở khu vực Thủ Đức, quận 9... đến Bình Dương và lò nấu rượu của ông Quảng (đường Phan Văn Hớn, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), chuyên bỏ mối rượu cho các quán nhậu bình dân. Đem hai mẫu rượu từ 2 lò nấu trên đi thử nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng TP Sài Gòn kết quả cho thấy cả hai mẫu đều vượt mức độc tố cho phép. Đặc biệt mẫu rượu từ cơ sở của ông Tính có hàm lượng aldehyde và methanol đều vượt ngưỡng cho phép 56 lần, khi tỉ lệ hàm lượng hai chất này lên đến 5,6%, trong khi tỉ lệ cho phép là không quá 0,1%.
Lũ người khoái về Việt-Nam ăn nhậu, chơi gái chân dài, rậm lông, ngực nở, sớm muộn gì cũng mời thần chết mang họ đi về nơi chín-suối.