Bệnh chữ ở Các Bệnh Viện VN: Chữ Nghĩa Tối Tăm, Bí Hiểm
Chữ nghĩa bí hiểm ở các phòng bệnh viện. (Photo VB)
SAIGON (VB) -- Tại Sài Gòn, người già đến chữa trị ở các bệnh viện nhà nước thì cũng giống như các lọai bệnh nhân khác, tùy theo bệnh trạng mà được bố trí vào các khoa, phòng khác nhau, như khoa Lây Nhiễm, khoa Gan, khoa Thận, khoa Phổi, khoa Tim mạch, khoa Thần kinh, khoa Tiêu hóa.v.v…, chỉ trừ khoa Sản và khoa Nhi. Riêng BV Thống Nhất (ở quận Tân Bình) có lập riêng một khoa gọi là Lão khoa để chữa trị cho các bác, các cụ lớn tuổi. Bộ môn Lão khoa thuộc trường ĐHY Dược TP. Sài Gòn khi chính thức được thành lập vào tháng 1/1986, cũng đặt tại BV Thống Nhất. Từ “lão khoa” cũng được sách “Từ điển Y học Việt Nam” (Mục L) giới thiệu tổng quát qua cụm từ “lão khoa y học” như sau:
“LÃO KHOA Y HỌC (tk. bệnh học tuổi già, lão bệnh học): Phần y học của lão học về phương diện sinh lí, nghiên cứu những biến đổi khi con người trở về già, rõ nhất là sự giảm sút mọi chức năng. Ở phần ranh giới, đôi khi khó phân biệt đâu là biểu hiện sinh lí của lão hoá và đâu là bắt đầu bệnh lí. Về đặc điểm bệnh lí tuổi già: người già hay mắc nhiều bệnh một lúc, các triệu chứng bệnh lí thường không được điển hình và rõ nét như lúc còn trẻ; bệnh dễ chuyển nặng do sức đề kháng kém...”
Vậy mà, khi dồn hết bệnh nhân lớn tuổi vô một khoa riêng để chữa trị, BV nhân dân Gia Định lai treo bảng là “Khoa Lão học”. Hiển nhiên là không thích đáng một khi dùng từ “lão học” vốn thuộc lãnh vực nghiên cứu về tuổi già, người già nói chung mà đặt tên cho một trại bệnh chật hẹp, bát nháo, chỉ độ 5 - 6 phòng, các bệnh nhân già yếu phải nằm 2 người một giường và nằm cả ở hành lang.
Từ ngữ còn bị sử dụng hàm hồ hơn ở tấm bảng treo trước một khoa khác thuộc Phòng Hành chánh (") cũng của BV nhân dân Gia Định. Đó là “ Khoa sản bệnh”, có luôn tên tiếng Anh kèm theo là “Department of Produce Disease ". Trong sách Anh ngữ phổ thông của nhà trường thì đã có những thí dụ dễ hiểu về động từ “produce”, như câu “ Hens produce eggs” có nghĩa là “Gà mái (đẻ) sản xuất ra trứng”, hay câu “Cows produce milk” có nghĩa là “Bò cái sản xuất (cho) sữa”. Vậy theo tên gọi “…Produce Disease” nêu trên thì có lẽ… con người sanh (produce = sản xuất) ra bệnh"
Còn nếu “Khoa sản bệnh” chuyên chữa trị các bệnh thuộc về sinh sản của các bà mẹ (sản phụ) thì theo tiếng Anh, nên gọi là " Department of Obtetrical Disease" (bệnh thuộc về sản khoa) mới đúng.
Chữ nghĩa bí hiểm ở các phòng bệnh viện. (Photo VB)
SAIGON (VB) -- Tại Sài Gòn, người già đến chữa trị ở các bệnh viện nhà nước thì cũng giống như các lọai bệnh nhân khác, tùy theo bệnh trạng mà được bố trí vào các khoa, phòng khác nhau, như khoa Lây Nhiễm, khoa Gan, khoa Thận, khoa Phổi, khoa Tim mạch, khoa Thần kinh, khoa Tiêu hóa.v.v…, chỉ trừ khoa Sản và khoa Nhi. Riêng BV Thống Nhất (ở quận Tân Bình) có lập riêng một khoa gọi là Lão khoa để chữa trị cho các bác, các cụ lớn tuổi. Bộ môn Lão khoa thuộc trường ĐHY Dược TP. Sài Gòn khi chính thức được thành lập vào tháng 1/1986, cũng đặt tại BV Thống Nhất. Từ “lão khoa” cũng được sách “Từ điển Y học Việt Nam” (Mục L) giới thiệu tổng quát qua cụm từ “lão khoa y học” như sau:
“LÃO KHOA Y HỌC (tk. bệnh học tuổi già, lão bệnh học): Phần y học của lão học về phương diện sinh lí, nghiên cứu những biến đổi khi con người trở về già, rõ nhất là sự giảm sút mọi chức năng. Ở phần ranh giới, đôi khi khó phân biệt đâu là biểu hiện sinh lí của lão hoá và đâu là bắt đầu bệnh lí. Về đặc điểm bệnh lí tuổi già: người già hay mắc nhiều bệnh một lúc, các triệu chứng bệnh lí thường không được điển hình và rõ nét như lúc còn trẻ; bệnh dễ chuyển nặng do sức đề kháng kém...”
Vậy mà, khi dồn hết bệnh nhân lớn tuổi vô một khoa riêng để chữa trị, BV nhân dân Gia Định lai treo bảng là “Khoa Lão học”. Hiển nhiên là không thích đáng một khi dùng từ “lão học” vốn thuộc lãnh vực nghiên cứu về tuổi già, người già nói chung mà đặt tên cho một trại bệnh chật hẹp, bát nháo, chỉ độ 5 - 6 phòng, các bệnh nhân già yếu phải nằm 2 người một giường và nằm cả ở hành lang.
Từ ngữ còn bị sử dụng hàm hồ hơn ở tấm bảng treo trước một khoa khác thuộc Phòng Hành chánh (") cũng của BV nhân dân Gia Định. Đó là “ Khoa sản bệnh”, có luôn tên tiếng Anh kèm theo là “Department of Produce Disease ". Trong sách Anh ngữ phổ thông của nhà trường thì đã có những thí dụ dễ hiểu về động từ “produce”, như câu “ Hens produce eggs” có nghĩa là “Gà mái (đẻ) sản xuất ra trứng”, hay câu “Cows produce milk” có nghĩa là “Bò cái sản xuất (cho) sữa”. Vậy theo tên gọi “…Produce Disease” nêu trên thì có lẽ… con người sanh (produce = sản xuất) ra bệnh"
Còn nếu “Khoa sản bệnh” chuyên chữa trị các bệnh thuộc về sinh sản của các bà mẹ (sản phụ) thì theo tiếng Anh, nên gọi là " Department of Obtetrical Disease" (bệnh thuộc về sản khoa) mới đúng.
Một trường dạy tiếng Anh bề-thế ở vòng xoay Hàng Xanh, Quận 3, Hồ-Thành ghi như vầy: Trường Anh-ngữ quốc-tế Âu-Mỹ và được dịch ra tiếng Anh như sau: The international English school Europe-USA! Tôi muốn ghé vô đó xin học bổ-túc tiếng Anh nhưng khi thấy hàng chữ tiếng Anh ghi trên thì tôi thấy hết muốn học.
Âu-Mỹ đáng lẽ phải dịch là Europe-America mới đúng. Châu Âu và nước Mỹ hay sao?
thật là hết ý. Không riêng về việc dịch các từ ngữ từ tiếng Anh, Mỹ, Âu châu ra tiếng Việt
một cách ngây ngô, sai nghĩa, mà ngay cả tiếng Hán Việt cũng bị dùng một các bừ bãi, nhiều
từ sai hẳn nghiã từ tiếng Hán và sai chính tả rất nhiều.
Cách "sáng tạo" chữ Việt mới, không làm cho tiếng Việt trong sáng và hay hơn, mà ngược lại,
vừa ngây ngô, khó hiểu, nhiều từ được viết tắt rất buồn cười mà người không có suy nghĩ
nát óc cũng không biết nghĩa là gì.
Có một diều thật đáng buồn, các từ ngữ nầy lại được dùng rộng rãi trong cộng đồng người Việt,
kể cả các ngành truyền thông, báo chí. Không phải chúng ta vì ghét Cộng sản mà không dùng, nếu
những từ ngữ nầy được
sáng tạo" để dùng cho tiếng Việt càng phong phú và trong sáng hơn.