Hôm nay,  

Bài Dự Thi - Nghe Bạn Nên Không Ly Dị Vợ!

17/03/200100:00:00(Xem: 4595)
Theo dõi các bài dự thi về đề tại Người Việt Trên Đất Úc do Sàigòn Times tổ chức, tôi thấy mỗi bài đều có cái hay riêng đáng để cho tôi học tập. Qua đó, tôi cũng có dịp nhìn thấy những khía cạnh phong phú của cuộc đời những người tỵ nạn Việt Nam tại Úc. Cảm ơn qúy bạn thiệt nhiều. Để tỏ lòng biết ơn của mình, tôi cũng xin gửi ban tổ chức và qúy độc giả bài viết của tôi. Tuy nhiên, câu truyện tôi gửi tới các bạn hôm nay (nếu được Sàigòn Times cho đăng tải) chắc là khác hẳn những chuyện của các bạn đã viết từ xưa đến nay. Chuyện của tôi có thể tóm tắt một câu: Nghe Bạn Nên Tôi Không Ly Dị Vợ! Tuy tóm tắt ngắn gọn trong có một câu, nhưng câu chuyện của tôi khá dài dòng... Tôi sẽ cố gắng tóm tắt trong 4 trang giấy như yêu cầu của ban tổ chức.

Thưa các bạn, ngay khi đặt chân lên nước Úc cách đây hơn 5 năm, tôi đã nuôi ý định ly dị vợ. Ý định đó tôi đã ấp ủ từ khi còn ở Việt Nam. Tôi lấy vợ không phải vì tình yêu. Cha mẹ tôi đã cưới vợ cho tôi khi tôi còn rất trẻ, đang đi học. Vợ của tôi là con một người bạn của thầy tôi. Cô ta tên là H. một cái tên rất đẹp nhưng nhan sắc của cô thì trung bình. Khi về làm vợ tôi, H đã hơn tôi 4 tuổi. Hai mươi năm sau, tôi mới ở tuổi ngoài 40, thì H đã gần 50. Thêm vào đó, H là người đàn bà rất ít chú ý đến bản thân. Từ chuyện son phấn trang điểm, quần áo ăn diện, hay đua đòi, H đều thua chị kém em. Vì vậy, nên khoảng cách tuổi tác giữa hai vợ chồng tuy chỉ có 4, nhưng dưới con mắt của thiên hạ phải lên đến cả chục tuổi, hoặc hơn thế. Ngày xưa khi tôi còn trẻ, vì sợ ông cụ thân sinh nên tôi phải chấp nhận lấy người vợ thầy tôi cưới cho. Nhưng dần dần, cùng với năm tháng và sự xúi dục của bạn bè, tôi càng ngày càng thấy cuộc đời tôi bế tắc nếu cứ tiếp tục sống bạn cạnh người vợ già nua, héo úa, đầy vẻ lam lũ của đồng quê... Vì vậy, tôi quyết phải ly dị vợ bằng mọi giá.

Tôi cũng phải nói thêm một điểm để các bạn hiểu rõ vợ tôi hơn. H. tuy là người đàn bà không đẹp nhưng rất chịu khó, yêu thương chồng con vô cùng. Tôi chưa thấy người đàn bà nào yêu thương chồng con bằng H. Trong những năm tháng sau 1975, cuộc sống vất vả, thiếu thốn vô cùng. Nhà đang nấu nướng bằng dầu hôi, bằng bếp điện, bỗng nhiên quay ra nấu cơm bằng củi, bằng mùn cưa, H nấu đâu có quen. Vì thế, cơm cứ bị cháy bị khê, và H. cứ bị mắng chửi hoài. Mỗi khi bị mắng chửi như vậy, H. chỉ khóc thầm, khóc tủi và chọn cơm cháy ăn, không dám ăn cơm trắng.

Tôi có hai người con trai và một cô con gái. Cả ba đều lớn. Hai đứa đầu đều có gia đình tự lập, còn đứa thứ ba đã vô đại học. Vì vậy, có ly dị, cũng không ảnh hưởng gì đến tương lai hạnh phúc hay sự phát triển tình cảm của các con.

Sau khi cộng sản vô Sàigòn, gia đình tôi bị kẹt lại. Mãi đến năm sau này, chúng tôi mới lo liệu đủ tiền đủ vàng để vượt biên. Có lẽ biết tôi không tha thiết sống với H. trong tình nghĩa vợ chồng, nên lúc đầu H. nhất định không chịu vượt biên với tôi. Thời gian đó, tuy tôi vẫn sống chung với H. trong gia đình ông bà già thân sinh ra tôi, nhưng tôi đi sớm, về muộn, hoặc không ngủ ở nhà suốt cả tuần lễ là chuyện thường. Ba tôi thì buồn bã vì của cải không cánh mà bay, nên chả thèm nói động đến tôi. Mẹ tôi thì tối ngày gõ mõ đọc kinh cầu nguyện. Bà cụ cứ nhất định cho rằng, thảm kịch của đất nước, của gia đình xảy ra là do cha ông mình ngày trước có làm điều bạc ác thất đức, nên mình mãi mãi không thể siêu thoát. Vì vậy, mẹ tôi thấy tôi lạnh nhạt với H. bà chỉ thờ dài mà không nói gì.

Vào buổi tối gần đến ngày xuống bến, ra tàu vượt biên, H. khóc thảm thiết rồi bảo tôi:

- Anh và các con cứ bình tâm mà đi. Em ở lại chăm sóc thầy mẹ cũng đủ an ủi cho em lắm rồi. Em biết anh chẳng có ý sống đời ở kiếp với em thì em đi sang đó chỉ thêm khổ cho anh, khổ cho em và khổ cho con. Anh ly dị em ở bên này, em còn bấu víu vào ba má của anh, ba má của em để em sống. Sang bên đó, mình em côi cút, chỉ có anh và các con mà anh cũng bỏ em thì làm sao em sống nổi...

Tôi thấy H. nói như vậy thì cũng thương cũng buồn nhưng cũng có lý. Trong thâm tâm, tôi cũng nghĩ nếu H. ở lại Việt Nam thì êm ả mọi đàng. Sang đến ngoại quốc, tôi sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, sau chuyến vượt biên lần đó thất bại, tôi liệu giấy tờ để ly dị H. ngay tại Việt Nam.

Nhưng chuyện H. khóc lóc và những lời H. nói với tôi không hiểu sao lọt tai ba tôi. Thế là ông cụ nổi trận lôi đình, chửi rủa tôi thậm tệ. Ông còn tuyên bố, nếu tôi không cho H. đi theo mà tính chuyện bỏ vợ đi một mình, thì ông sẽ lên tận ủy ban phường báo cáo mọi chuyện để chuyến đi của tôi bất thành. Tôi còn nhớ hôm đó, ông cụ tôi thét ầm ĩ. Ông bảo: "Tao báo cho mày biết, dòng họ Vũ nhà tao từ xưa đến nay không có ai bạc ác bất nhân bỏ vợ. Mày mà bỏ vợ là tao từ. Dòng họ Vũ coi như không có mày". Bên ông bà nhạc cũng khuyên H. phải theo tôi để còn chăm nom con cái. Tình vợ chồng có thể nguội lạnh, nhưng còn cái nghĩa tao khang, còn tình mẫu tử"...

Nhờ có vợ chồng ông anh cả và ông bà nhạc khuyên can cha tôi và H, cuối cùng, mọi chuyện cũng êm xuôi. Tôi, H. và 3 đứa con cùng xuống bến đi chót lọt sang trại tỵ nạn và được Úc cho định cư. H. chấp nhận đi theo tôi, trong khi cô ta biết rõ, không sớm thì muộn hai đứa sẽ ly dị.

Thời gian đầu bận rộn chuyện nhà cửa, công ăn việc làm, nên tôi chưa kịp tính đến chuyện ly dị. Hai năm sau, tôi nói thẳng với H. ý định của tôi. Nghe tôi nói chuyện, H. khóc rũ rượi, cả thân hình của H. giống hệt chiếc lá môn bị chặt gốc trong một ngày nắng gắt. Sau đó, hai vợ chồng tôi đến gặp luật sư hỏi về thủ tục ly dị như thế nào. Vì không muốn chuyện ly dị của mình đổ bể, nên tôi đến gặp một vị luật sư người Úc ở ngay trung tâm Footscray.

Hôm đó, vì biết rất ít tiếng Anh, cộng với nỗi đau lòng khi biết tôi quyết ý ly dị, nên suốt cả buổi, H. không hề nói tiếng nào. Còn tôi, tôi nói đủ thứ. Sau khi nghe tôi trình bầy ý định, ông luật sư bảo tôi muốn ly dị, điều tiên quyết, hai người phải sống ly thân một thời gian tối thiểu là một năm. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi bảo tôi có đầy đủ mấy lý do để ly dị vợ, nhưng ông luật sư lắc đầu, trước sau một mực bảo tôi, ở Úc bây giờ, vợ chồng ly dị nhau rất đơn giản. Không cần biết lỗi thuộc về ai và lỗi đó cũng không cần phải trình bầy trước tòa. Chỉ miễn sao hai người sống ly thân 1 năm là đủ để chứng tỏ "cuộc hôn nhân đổ vỡ vô phương hàn gắn" (irretrievable breakdown of the marriage). Tôi có hỏi luật sư, khi hai vợ chồng tôi ly thân thì có cần phải làm giấy tờ gì không. Ông ta nói không cần, ngoại trừ tờ giấy ghi ngày tháng khi hai người bắt đầu sống ly thân.

Như vậy là khỏe re. Thì ra, luật pháp ở Úc đặt nền tảng trên việc tôn trọng quyền tự do cá nhân nên nguyện vọng chính đáng của một người cũng được luật pháp bảo vệ. Tôi không muốn sống chung với vợ tôi, thế là đủ để cho tôi ly dị vợ. Cho dù vợ tôi có muốn sống chung với tôi cũng không được. Còn luật pháp ở Việt Nam thì đòi hỏi phải chứng minh là vợ hoặc chồng của mình có tội lỗi nghiêm trọng như ngoại tình, ác phụ, lăng loàn, vũ phu... thì tòa mới cho phép để ly dị. Tôi không biết, so sánh luật ly dị của hai quốc gia, Úc và Việt, luật nào tốt hơn" Chuyện này để cho mấy vị luật sư tranh cãi. Tôi chỉ là thằng dân thường, không am tường chuyện này nên chỉ biết hỏi, không biết trả lời.

Sau buổi gặp luật sư, tôi thấy vấn đề trước mắt là ly thân. Tôi có thằng bạn nối khố từ lúc ở trại tỵ nạn hiện đang ở cạnh ngay hãng điện tôi làm. Thật là thuận tiện. Tôi đến gặp nó trình bầy ý định ly thân ly dị của mình và muốn nó cho tôi ở chung nhà trong thời gian ly thân một năm. Nghe tôi nói, nó trợn mắt nhìn tôi rồi lắc đầu bảo: "Sao mày ngu vậy. Mày có được con vợ ngon lành số dzách, tụi tao có nằm mơ cũng không được, sao mày đòi ly dị"" Tôi tức mình: "Mày thì biết gì mà nói số dzách với số ten. Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận, cha nội ạ".

Sau đó tôi trình bầy cho nó nghe những nguyên nhân khiến tôi phải ly dị vợ. Tôi nói hoài, nói hủy suốt cả một buổi, nhưng nó cũng không nghe. Nó bảo, nếu nó cho tôi sống ở nhà nó trong giai đoạn ly thân là vô tình đồng lõa với tội ác. Tôi tức quá, tôi hỏi nó:

- Tại sao mày nói là đồng lõa với tội ác" Bộ ly dị vợ là tội ác hay sao"

Nó gật đầu:

- Người ta tao không biết. Với mày, mày ly dị vợ là tội ác.

Tôi tức quá:

- Bộ mày được con vợ tao hối lộ, nấu cho ăn mấy món nhậu ngon lành rồi mày quên mất thằng bạn nối khố từng dậy mày Anh văn ở trại tỵ nạn hay sao"

Chả là thời gian ở trại tỵ nạn, thằng T. không biết tý tiếng Anh nào. Tôi phải dậy nó vì ở chung lán với nó. Tuy tiếng Anh tôi chẳng bằng ai, nhưng tôi làm thầy thằng T. cũng xứng đáng, chứ không phải là chuyện "không có chó bắt mèo ăn c." đâu. Điểm nữa tôi muốn thưa cùng các bạn là bà xã tôi nấu món nhậu thì hết xảy. Món nào bả nấu cũng ngon, nhưng ngon nhất là món lẩu. Nếu qúy vị là dân bợm nhậu, khi ăn món lẩu bao giờ cũng chọn đồ nhúng hợp với khẩu vị của mình rồi canh sao khi nhúng nước sôi không già quá, không non quá. Nhưng với món lẩu của bà xã tôi, dân nhậu hễ đã ăn là quên hết chuyện nhúng, chỉ lo húp nước lẩu rồi tấm tắc khen thôi. Nước lẩu bà xã tôi làm dù có châm thêm hai, ba lần vẫn hết bay, thế mới lạ. Bà xả tôi mà mở tiệm lẩu thập cẩm thì các tiệm ở Úc này dẹp hết. Điều này tôi nói không ngoa vì có mấy ông đầu bếp Việt nổi tiếng đều phải thừa nhận.

Trở lại chuyện hôm đó, khi nghe tôi nói chuyện bà xã nấu món ăn nhậu và chuyện tôi dậy Anh văn cho nó, thằng bạn tôi lắc đầu, khuyên tôi:

- Mày dậy tiếng Anh cho tao thì tao nhớ ơn. Nhưng càng nhớ ơn mày, tao càng chống lại chuyện mày đòi ly dị vợ đến cùng.

Tức quá, tôi đập bàn và gầm lên:

- Mày là cái thá gì mà đòi can thiệp vào chuyện nội bộ gia đình tao" Mày có biết vợ tao hơn tao tới gần con giáo hay không"

Thằng bạn tôi trợn mắt nhìn tôi. Nhìn ánh mắt của nó, tôi có cảm tưởng mình là một con quái vật thời tiền sử. Tôi chán nản, thở dài:

- Mày nhìn gì tao mà nhìn lom lom vậy" Bộ mặt tao đẹp lắm hả"

Thằng bạn tôi phang tôi một câu chí tử:

- Mày nói vợ mày già hơn mày một con giáp mà sao tao thấy mặt mày già hơn mặt vợ mày nhiều lắm.

Tôi bực mình sủa lại liền:

- Tại vì mày chỉ thấy mặt vợ tao lúc mụ son phấn sửa soạn...

Nó lắc đầu:

- Mày lầm. Vợ mày là người không bao giờ son phấn sửa soạn. Từ hồi tao gặp vợ mày ở đảo cho đến bây giờ, lúc nào tao thấy vợ mày cũng mộc mạc, giản dị như vậy...

Nghe nó nói vậy, tôi cứng họng. Thì như tôi đã nói cùng các bạn ở đoạn trên, vợ tôi là người không bao giờ phấn son sửa soạn, làm đẹp. Từ khi tôi lấy H. về làm vợ, bao giờ H. cũng lo cho bố mẹ chồng, cho chồng, rồi đến khi có con thì lo thêm cho con. Nhưng thằng bạn tôi bảo tôi già hơn vợ tôi một con giáp thì quả là vô lý. Tôi không đồng ý với nó ở điểm này. Nhưng tôi biết, mình chả nên cãi cọ với nó làm gì. Nếu nó không chịu cho tôi ở tạm nhà nó trong thời gian tôi ly thân, thì tôi đi kiếm căn nhà khác. Thiếu gì. Nếu ai cũng sợ tội, chẳng có ai chịu cho tôi ở thì tôi kiếm phòng tôi share với thằng cha căng chú kiết, hay thằng Úc nào cũng được. Nghĩ vậy, tôi nói với nó:

- Mày là thằng suốt đời độc thân, chẳng có kinh nghiệm mẹ gì về chuyện vợ chồng nên tao khỏi cần tranh luận với mày. Nếu mày đã không cho tao ở thì tao đi kiếm chỗ khác...

Nghe tôi nói vậy, mặt thằng bạn tôi chảy dài, buồn thiu. Một lúc sau, hắn ngước mắt nhìn tôi, và tôi giật mình khi thấy cặp mắt của nó rưng rưng lệ... Nói qúy vị tha lỗi, đây là chuyện thật 100%. Khi tôi viết truyện này, tôi đã hỏi ý kiến nó và muốn viết tên thật của nó, nhưng nó sợ thiên hạ chọc quê nên không chịu. Lúc đó, thấy nó rưng rưng lệ, tôi nghĩ bụng, thiệt lạ lùng, bộ thằng này nó "thương" con vợ tuổi ngoài tứ tuần xấu xí của mình thiệt sao" Mà sao "thương mụ vợ mình" nó lại nhất mực không chịu cho mình ly dị cô ả" Tôi đang tính lên tiếng hỏi nó thì nó nói tiếp với một giọng xúc động:

- Nếu mày đã nhất định ly dị vợ vì một lý do nào đó thì tao chẳng thèm nói làm gì. Nhưng nếu mày đòi ly dị vợ chỉ vì vợ mày già hơn mày một con giáp thì tao thấy chẳng nên vì mày sai trất luất...

Tôi ngạc nhiên hỏi nó:

- Tại sao lại chẳng nên" Nó sanh ra trước tao cả mười mấy năm rồi tao mới đẻ. Bây giờ nó lại già thì đến lúc nó phải đi chỗ khác cho tao làm lại cuộc đời chứ" Tao với nó đi ra ngoài đường người ta cứ tưởng chị em thì vợ chồng cái nỗi gì"

Bạn tôi nhìn tôi không nói. Thấy trời khuya, tôi tính đứng dậy ra về thì nó sủa tiếp:

- Tao là thằng đàn ông chưa vợ. Mà tao nghĩ ở tuổi của tao chắc vĩnh viễn tao chẳng thể nào lấy nổi một con vợ. Vì vậy, mỗi khi nhìn vào gia đình mày là tao thèm ứa nước miếng. Tao nghĩ, sống ở trên đời này, thằng có thọ thì cũng thọ cỡ 100 năm là cùng, mà thằng nào có yểu mệnh thì cũng sống khoảng 50 năm. Dù thọ hay yểu, thì mình cũng phải sống sao cho trọn tình vẹn nghĩa. Chuyện vợ chồng chênh lệch tuổi tác là chuyện thường. Nhưng vì tuổi tác chênh lệch mà ly dị, thì thật là buồn. Mày nghĩ lại coi, thời gian ở đảo, lúc mày sốt rét tưởng chết, ai là người ngồi bên mày quạt muỗi suốt đêm không ngơi nghỉ" Tao sang bên lán của mày bất cứ lúc nào cũng thấy vợ mày ngồi quạt muỗi cho mày và khóc... Thấy tao sang là vợ mày mếu máo chỉ sợ mày bỏ vợ bỏ con đi bất tử. Tao chẳng hiểu những thằng chồng "húp cháo lú" như mày nghĩ thế nào, với tao, có được một người đàn bà khóc cho mình bằng những giọt nước mắt chân thành như vậy là đủ để cho tao chung thủy với cô ta suốt đời.

Thoạt nghe nó nói, tôi định phản pháo. Nó mới sống ngoài ba con giáp, vợ con chẳng có mà bầy đặt lên mặt thầy đời dậy khôn một thằng đã vào sinh ra tử, kinh nghiệm đường đời đầy rẫy như tôi, thử hỏi tôi không sùng sao được" Nhưng khi nghe nó nói đến chuyện tôi sốt rét ở đảo thì tôi xúc động thiệt tình. Tôi nhớ lại những ngày tháng khốn khổ đó, sức lực tôi mỗi ngày một héo hon. Tính mạng tôi mong manh như ngọn đèn trước gió. Tôi thiếp đi mê mệt hết giấc này đến giấc khác. Tôi chẳng biết lúc nào là ngày, lúc nào là đêm, lúc nào trời nào, lúc nào trời lạnh. Nhưng bất cứ lúc nào tôi thức giấc, mở mắt ra được, tôi đều thấy H. ngồi bên cạnh tôi khóc thút thít... Có lần H. gục đầu vào ngực tôi khóc từ lúc nào tôi không biết. Chỉ biết, khi tôi thức giấc đã thấy cả vạt áo ngực của mình ướt đẫm... Đàn bà ai cũng mau nước mắt. Lúc đó tôi chỉ nghĩ vậy và thấy bực mình. Sau đó tôi lại thiếp đi. Bây giờ nghĩ lại, tôi mới thấy, nếu những ngày đó, H. cũng bỏ mặc tôi như mụ Sáu ở lều bên cạnh thì chắc tôi cũng về chầu ông bà, ông vải giống như lão Sáu... chứ làm sao mà có sức sống đến bây giờ.

Thấy tôi im lặng, thằng bạn tôi rút thuốc, bật quẹt, rít một hơi dài rồi triết lý tiếp:

- Mày năm nay đã ngoài 50...

Tôi ngắt lời nó:

- Tao mới 49 mà mày. Tuổi ta mới 50.

- Thì tao cứ cho là 50 đi. Tướng mạo của mày đâu có thọ gì. Rượu mày uống như hũ chìm. Thuốc lá mày cũng bập như ống khói. Thân hình thì gầy như con ve. Thọ lắm cũng hai chục năm là cùng. Sống trọn vẹn tình nghĩa, thì khi nhắm mắt con cháu nó kính trọng, mà con vợ mày nó cũng hết lòng hết dạ lo hương khói, bàn thờ mày được ấm áp quanh năm. Còn như mày bỏ vợ mày bây giờ, thử hỏi mày kiếm được ai xứng đáng làm vợ mày hơn" Con gái nhà lành, đẹp người đẹp nết thì chẳng đến lượt mày. Kiếm được đàn bà, con gái ở tuổi ngoài 30 mà chưa chồng, nhan sắc trung bình, tình tính gọi là được cũng chẳng dễ. Còn kiếm mấy mụ nạ dòng, góa chồng, hay bỏ chồng, thì tao thấy "nong nia cạp đi, rổ rá cạp lại" cũng chẳng dễ gì bền chặt. Sống một đời người, cùng bất đắc dĩ trời chẳng cho khiến cho sinh tử ly biệt, vợ chồng âm dương cách trở, thì người sống sót mới phải nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa. Còn như trời đã cho hai người cùng sống đến đầu bạc răng long, thì nên nghĩ đến cái tình, cái nghĩa mà sống trọn tình trọn nghĩa...

Nghe thằng bạn rủ rỉ, tôi nhìn nó qua làn khói thuốc... Tự dựng tôi thấy gương mặt của nó sáng lên một cách khác thường. Ừ cũng thằng bạn này, đã bao nhiêu lần bù khú chuyện rồng rế ăn chơi với nó, bao nhiêu lần chơi cờ nó chuyên ăn gian nước hay cố ý nhặt lộn quân, bao nhiêu lần ngồi nhậu, nó chuyên phá mồi, bao nhiêu lần đi chơi bời, nó tính toán từng xu, vậy mà bây giờ nó lại thở ra toàn mùi nhân ái, toàn giọng triết lý... Mà vẻ mặt nó sao hôm nay lại sáng láng, đẹp trai vậy cà" Bình thường, với khuôn mặt như vầy thì làm sao nó ế vợ được" Con gái đẹp cứ theo cả đàn, gạt ra không hết... Nhưng nhìn vào cặp mắt rưng rưng lệ và giọng nói run run của nó, tôi biết nó rất chân tình khi nói những lời nói ấy.

...Tiếng nói của thằng bạn tôi vẫn đều đều bên tai như ru tôi ngủ... Tôi thở dài, dang hai tay đặt lên hai bên thành ghế salon rồi ngửa đầu, nhắm mắt... Ngay lúc đó, hình ảnh H. thấp thoáng hiện về lộn xộn không ra trước ra sau... Đó là hình ảnh H. ngày nào ngơ ngác trong bộ đồ cưới... Đêm tân hôn, H. ngoan ngoan và ngây thơ chiều theo những đòi hỏi quái gở của tôi. Rồi lần H. ngã ngoài cầu ao khi mang bầu. Đêm đó, H. qùy dưới chân tôi khóc nức nở, van xin tôi tha thứ. Tôi nhớ cả hình ảnh H. có lần run lên trong ánh ánh mắt kinh hoàng, hệt như mắt nai tơ, khi tôi giận dữ cầm con dao xông vào phòng ngủ... Rồi hình ảnh H. làm vườn, nấu cơm, rửa chén... thiêm thiếp ôm con khi sanh đứa con đầu lòng thiếu tháng...

Nhìn lại suốt thời gian ngót 30 năm H. về làm vợ, tôi thấy hạnh phúc đến với H. thật mong manh và ngắn ngủi. Năm thì mười họa, tôi mới thấy nụ cười trọn vẹn của H. Còn đa số, nụ cười có đến với H. cũng vội vã, chợt đến chợt đi xen lẫn với trăm ngàn nỗi khốn khó mà người phụ nữ Việt Nam nào cũng phải gánh chịu, không ít thì nhiều... Thậm chí ngay cả những lúc âu yếm chăn gối, tôi cũng vội vã chạy theo cơn cuồng vọng dục tính của mình mà chẳng hề nghĩ đến những khát khao vật vã trong thể xác của H. Sau này, khi tôi biết thế nào là nghệ thuật phòng the, biết chiều chuộng H, tôi cũng thấy trong những lúc niềm sung sướng đang cuồn cuộn dâng cao, H. vẫn thảng thốt nghĩ đến giấc ngủ của các con. Một tiếng ho hay một sự cựa mình của thằng nhỏ, cũng làm cho H. cuống quýt, quên ngay hạnh phúc riêng tư của chính mình.

Ba mươi năm làm vợ, một người đàn bà được những hạnh phúc gì" Nhiều lần nhìn H. lam lũ, bơ phờ, tóc mai dính bết với mồ hôi, ban tay búp măng ngày nào nay to, thô và nhám... tôi thở dài thương xót. Bây giờ, ngồi nghĩ lại, tôi mới thấy thấm thía những hy sinh lớn lao H. đã dành cho tôi, cho con, cho ba má tôi. Bây giờ, H. ở tuổi 54, nếu tôi ly dị, tôi biết chắc H. chẳng bao giờ đi tìm hạnh phúc trong bất cứ vòng tay đàn ông nào. H. đã linh cảm được những đau khổ tột cùng khi phải sống nơi đất khách quê người, một mình một bóng. Nhưng vì thương chồng, thương con, H. đã cắn răng chấp nhận theo chồng cho dù biết rõ, chồng đang ấp ủ ý định bỏ vợ đi tìm một hạnh phúc khác...

Thằng bạn tôi nói đúng. Cuộc sống của con người trên trần gian này ngắn ngủi vô cùng. Trong một phúc giây bốc đồng, chạy theo những hạnh phúc nhất thời, ta dám đánh mất đi những hạnh phúc tuyệt vời đã được bồi đáp suốt bao năm tháng. Nhớ lại những năm tháng qua sống trên đất Úc, gia đình tôi tuy không giầu sang, con cái tuy không thành bác sĩ, kỹ sư, nhưng cũng có những buổi chiều cuối tuần hạnh phúc, khi con cháu kéo về xum họp quanh bữa chả giò, hay quanh nồi phở. Tiếng trẻ nhỏ ríu rít gọi ông gọi bà, xen lẫn tiếng đàn piano thánh thót... trong khi ngoài vườn tiếng mấy con chó nhỏ sủa vang...

Bình thường, trong cuộc sống vội vã với những điều phải làm, hình như tôi đã không nhận ra được những hạnh phúc bình thường đó. Nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại và tưởng tượng đến cảnh tôi phải xa tất cả những âm thanh, những cảnh bình thường đó, tôi mới thấy thấm thía đó là những mất mát... sẽ khiến tôi mãi mãi ân hận cho đến ngày nhắm mắt. Tôi biết, nếu tôi bỏ nhà ra đi để chuẩn bị cho cuộc ly hôn, H. sẽ khóc hết ngày này qua ngày khác... Niềm an ủi cuối cùng của H. sẽ là mảnh vườn nhỏ, là con chó nhỏ... H. sẽ tìm đến những niềm an ủi cuối cùng đó để nương tựa để rồi dần dần, H. sẽ héo úa và sẽ chết trước tôi...

Nghĩ đến đó, tự dưng tôi thấy miệng mình mặn mặn... Đưa tay lên quệt, thấy đầm đìa nước mắt... Thì ra tôi đã khóc... Tôi khóc âm thầm từ bao giờ không biết... Giật mình, ngó đồng hồ, đã 12 giờ đem... Thằng bạn tôi không còn ngồi đó. Có lẽ nó đã đi ngủ để mai đi làm sớm. Không một lời từ biệt bạn, tôi vội vã đứng dậy bước ra khỏi nhà... Ngoài trời, vầng trăng sáng và tròn vành vạnh, bầu không khí thật thanh tịnh và êm ả. Tôi hít một hơi thở thật sâu và thấy tâm hồn mình thật sảng khoái... Tự dưng, tôi lại thấy nước mắt rưng rưng trong khóe mắt... Những lần này, tôi biết, đó là những giọt nước mắt sung sướng của một người chồng đã biết mình lầm lỡ và đang ân hận tìm về vòng tay ấm áp của vợ...

Tối hôm đó, ôm trong vòng tay rắn chắc của mình thân hình mềm mại, nóng hổi của H., tôi im lặng tận hưởng những tiếng nức nở, những giọt nước mắt xúc động, mừng rỡ của H. Trong cơn ân ái thật chậm rãi, thật tỉ mỉ, thật nồng nàn, tôi thấy mình thật hạnh phúc. Hạnh phúc vì nếu vì suýt nữa tôi đã đánh mất một hạnh phúc đang có, để phiêu lưu đi tìm một hạnh phúc mong manh, nhợt nhạt, tận phía bên kia của vùng trời chung thủy...

Vũ Đức Hạnh - Melbourne VIC

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.