Hôm nay,  

Phỏng Vấn: Nhà Làm Phim Tài Liệu Chu Lynh

20/10/201100:00:00(Xem: 8457)
Phỏng Vấn: Nhà Làm Phim Tài Liệu Chu Lynh

phong_van_chu_lynh_tua_copy-large-contentChu Lynh.

Phan thực hiện

Phan (P): Chào anh Chu Lynh. Hân hạnh được đón tiếp anh ở Dallas trong Nghị Hội toàn quốc Hoa Kỳ của người Việt lần thứ 26, tổ chức tại Dallas năm nay (2011). Đầu tiên, xin được hỏi anh về cái tên Chu Lynh, có mang một ý nghĩa gì đặc biệt khi chọn trong cuộc đời anh"
Chu Lynh (CL): Xin chào Thời Báo DFW, xin chào anh Phan. Rất thích thú được quen biết một người trong giới truyền thông, nhưng trả lời một cuộc phỏng vấn, xem ra hơi khó khăn cho tôi. Vì tính chất công việc của người làm phim, tôi chỉ biết làm, ăn nói dễ bị méo mó theo nghề nghiệp. Vậy xin thông cảm cho những câu trả lời không đúng theo yêu cầu báo chí.
Về cái tên Chu Lynh, thì tôi cũng như nhiều người viết lách, tôi cũng có một số truyện ngắn viết về quê hương với bút hiệu Chu Lynh. Tôi chọn bút hiệu này để nhớ suốt đời một người đã an ủi tôi trong lao tù cộng sản. Người đó hiện đang sống ở Việt Nam, vẫn âm thầm giúp tôi một số việc cho các phim tài liệu. Một người chỉ biết cho đi mà chưa bao giờ yêu cầu tôi một điều gì. Nhưng dù sao cũng là chuyện riêng tư.
P: Cảm ơn anh Chu Lynh đã bật mí về bí danh khá ấn tượng của anh. Xin hỏi, lần này anh sẽ trình bày về chủ đề gì" Và chiếu phim tài liệu nào cho đồng hương Dallas thưởng thức"
CL: Tôi được Nghị Hội mời tham dự và nói chuyện về đề tài “Phim ảnh, ngôn ngữ của tuổi trẻ”. Thực ra, đề tài này khá rộng rãi có ý dành cho giới trẻ, nên tôi đã xin sửa lại cho hợp với nhu cầu thực tế của hoàn cảnh Nghị Hội hôm nay: “Thực hiện phim tài liệu để làm sáng tỏ lịch sử”.
Như anh thấy, ngay sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, người dân phải đối diện với dối trá, thêu dệt, tôn sùng lãnh tụ, ngụy tạo tài liệu của người cộng sản. Miền Bắc đã là nạn nhân của những xảo thuật này từ những năm 1930, và họ không có cơ hội nói lên sự thật.
So với người dân miền Nam, sau khi trốn chạy cộng sản qua xứ người, đã thu thập thêm nhiều sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam và có cơ hội tiếp xúc các nhân vật lịch sử của cả hai phía. Nhiều sự thật đã phơi bày rõ trên màn ảnh. Chúng ta phải đưa sự thật ra ánh sáng bao lâu nay bị gian dối phủ kín, bằng cách hệ thống hóa những tài liệu có được. Truyền thông và các nhà nghiên cứu đang làm công việc này. Một trong những phương tiện truyền thông hữu hiệu là phim ảnh. Tôi thấy ý nghĩa cụ thể nhất của nhu cầu này qua câu nói thường nghe “A picture is worth of thousand words”.
Không phải ai cũng có thì giờ vào thư viện nghiên cứu các sách vở, ngoại trừ các nhà nghiên cứu cho một đề tài nào đó. Trong khi đó, một cuốn DVD về tài liệu có thể được xem tại nhà, trên máy bay, trong quán cà phê, bất cứ lúc nào, đoạn nào. Đặc biệt giới trẻ trong thời đại thông tin ngày nay, họ cần hiệu quả bằng phương tiện nhanh nhất. Phim ảnh trở thành nhu cầu hằng ngày của tuổi trẻ, và cả người lớn.
Câu Lạc Bộ Đằng Phương (CLBĐP) đang nỗ lực hoàn tất giai đoạn cuối của bộ phim về Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nên rất tiếc chưa được hân hạnh trình chiếu cho đồng hương Dallas nhân cơ hội hiếm có này. Xin hẹn một ngày thuận tiện.
P: Tôi đã được xem qua vài phim tài liệu trước đây của anh. Xin anh nói sơ lược về những phim đã hoàn thành. Những thành tích đạt được của những phim đã nói về mặt giải thưởng cho phim tài liệu" Những tác động thấy được từ những phim trên trong công cuộc vận động chung cho tự do, dân chủ ở quê nhà"
CL: Xin được nói rõ, trong 4 cuốn phim tài liệu tôi đã tham gia thực hiện, chỉ có cuốn phim về cuộc đời của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là tôi tự lo lấy toàn bộ. Ba cuốn còn lại: Sự Thật về Hồ Chí Minh - Ho Chi Minh, the Man and the Myth - Đại Họa Mất Nước, tôi chỉ phụ trách viết kịch bản, editor, và đi phỏng vấn. Ba cuốn sau do hai tổ chức Phong Trào Sài Gòn và Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy sản xuất.
Thưa anh, tôi chưa bao giờ nghĩ đến một giải thưởng cho các cuốn phim mình thực hiện. Phần thưởng cho tôi là được đóng góp cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại, để đưa sản phẩm đến tay mọi người, cùng với sự đóng góp của nhiều người từ khi ra hải ngoại, công khai hoặc âm thầm trong cuộc chiến mới: xây dựng tương lai Việt Nam không cộng sản.
Hơn nữa, làm sao mình có thể hy vọng một giải thưởng khi mà tài chánh, phương tiện, kỹ thuật thực hiện rất hạn chế, nếu không muốn nói là nghèo nàn, đôi khi phải tự túc. Nhưng ngược lại, chính những khó khăn đó lại thúc đẩy sáng tạo và quyết tâm thực hiện.
P: Xin được có vài thắc mắc xung quanh những thước phim tài liệu của anh: Anh tốt nghiệp trường lớp nào về đạo diễn, viết kịch bản, editor, phỏng vấn, v.v… để có thế thực hiện các phim tài liệu vừa qua"
CL: Như anh biết, như mọi lãnh vực khác, người làm phim tài liệu, cần phải trải qua các lớp chuyên môn. Rất tiếc, tôi đã không có cơ hội và điều kiện để trở thành chuyên viên. Chờ đợi cơ hội thì biết đến bao giờ, trong khi nhu cầu phim tài liệu về nhiều đề tài để trả lại sự thật cho lịch sử đòi hỏi chúng ta phải cấp bách thực hiện. Vì thế, tôi phải học hai lớp về producer và Field Package của hệ thống Fairfax Public Access, và tu nghiệp ngắn ngày với hai nhà truyền thông lão luyện của Việt Nam là ông Phạm Bội Hoàn và ông Nguyễn Văn Khanh.
Nhưng vẫn chưa đủ vốn liếng, cần phải theo học nhiều khóa nữa, mà chưa tìm ra thì giờ, trong khi nhu cầu của những dự án cứ như đèn báo chớp thúc bách, như thể thì giờ có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì thế tôi phải có một giấc mơ, đúng hơn là một đề nghị, sẽ xin được chia sẻ một lúc khác với cộng đồng người Việt đang quan tâm đến nhu cầu thực hiện phim tài liệu.
P: Theo Phan biết, dường như anh chuyên chú về phim tài liệu. Đó là sở trường ham thích của anh hay chỉ làm vì anh thấy cần thiết cho công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại - hướng về quê nhà"
CL: Thoạt đầu là đam mê. Sau đó, tôi nghĩ mình có thể đóng góp cho cộng đồng. Bây giờ thì cả hai, vừa đam mê vừa nhu cầu.
P: Như vậy, để thực hiện được những phim tài liệu, anh đã sưu khảo tài liệu từ đâu" Chắc chắn là công việc đòi hỏi thời gian, và đặc biệt là kinh phí để thực hiện. Anh tự bỏ tiền túi ra làm hay có những nguồn tài trợ nào khác"
CL: Những cuốn phim về Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, tôi tự túc chi phí. Riêng các phim Sự Thật về Hồ Chí Minh - Ho Chi Minh, the Man and the Myth - Đại Họa Mất Nước, về tài chánh thì do hai tổ chức Phong Trào Sài Gòn và Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy đảm trách.
Về tài liệu, mình phải liệt kê những cuốn sách giá trị cần tham khảo, rồi vào thư viện mượn về nghiên cứu, hoặc mua trên online. Các bài viết về chủ đề của cuốn phim thì trên internet rất nhiều, nhưng phải hết sức cẩn thận về những quan điểm của họ cần được đối chiếu để xác nhận tính trung thực. Có những tác giả ngoại quốc viết về chiến tranh Việt Nam lại viết theo luận điệu của Hà Nội, đôi khi như bản sao chép của họ.
Rồi cần phải xem những video tài liệu ngoại quốc và Việt Nam kể cả phim của Hà Nội.
Một nguồn tài liệu khác, là do người được phỏng vấn cung cấp. Có thể họ là nhân chứng, có thể là nhà nghiên cứu. Danh sách những người cần phỏng vấn thường rất dài, nhưng khi thực hiện có khi không đủ tài chánh. Đó là chưa nói đến tra cứu trong các văn khố ngoại quốc, chúng ta thiếu ngân khoản để thực hiện.
P: Theo những trình bày của anh, phim tài liệu là một phần không thể thiếu trong công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại cho tự do, dân chủ ở Việt Nam"
CL: Thay cho câu trả lời, nhà báo cho tôi mượn lời nhận định của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trong cuốn phim sắp hoàn tất. Ông nói: “Cuộc giải thể chế độ cộng sản Việt Nam gồm nhiều công việc, mà mỗi người đóng góp khác nhau. Có kẻ tích cực, có kẻ tiêu cực. Kẻ chọn vấn đề tôn giáo, người chọn vấn đề nhân quyền. Chúng ta đừng bao giờ cho chúng ta đúng, người khác sai. Những người làm việc trong cộng đồng, phải coi nhau là đồng chí. Nếu đồng chí không được thì phải coi nhau là đồng hành. Nhưng lúc nào cũng phải kính trọng nhau.” Mỗi người chọn một việc. Phần tôi, tôi chọn phim tài liệu, như anh nói, là một phần không thể thiếu trong công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại.
P: Như vậy, cũng có nghĩa là việc đầu tư vào việc làm phim tài liệu sẽ mất nhiều thời gian hơn, tốn kém hơn, để có được những thước phim giá trị, để hỗ trợ cho các tổ chức và các nhà hoạt động chính trị, có thể sử dụng làm bằng chứng trước các Hội nghị quốc tế về Việt nam, chẳng hạn như tranh chấp Biển Đông với Trung cộng đang diễn ra, v.v…"

CL: Tôi chưa dám tham vọng như thế. Nhưng ít nhất các phim tài liệu đã tác động đến người dân trong nước, các cán bộ cộng sản. Các cửa ngõ thông tin đã bị cộng sản bưng bít hơn nửa thế kỷ nay, hôm nay vẫn còn bị bưng bít, xuyên tạc, và ngụy tạo. Nhưng hệ thống internet toàn cầu đã giúp họ, đặc biệt thanh niên trong nước mở tung các cánh cửa bưng bít. Những email chúng tôi nhận được, các cuộc trao đổi trên các diễn đàn, Paltalk, cho thấy hiệu quả của phim tài liệu, có thể coi là một thứ vũ khí hữu hiệu của cộng đồng người Việt hải ngoại. Cần khai thác tối đa lãnh vực này, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.

phong_van_chu_lynh_vu_quoc_thuc-large-contentChu Lynh phỏng vấn Giáo sư Vũ Quốc Thúc.

P: Ngoài phim tài liệu về các chủ đề đã thực hiện, anh thường làm phim tài liệu về những chủ đề gì khác"
CL: Cho đến giờ này, tôi không dám nghĩ thêm gì ngoài việc tập trung vào một số đề tài trong giai đoạn lịch sử từ 1930 đến 2011.
P: Bao giờ anh Chu Lynh ra mắt phim tài liệu về Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, để đồng hương thưởng thức và ủng hộ anh.
CL: Hy vọng trướ tháng 1/2012. Có thể ra mắt ít hơn lần trước, và nên dành cho các nơi trước đây chưa đặt chân đến. Lần này việc quảng bá sẽ quy mô hơn lần trước, bằng cách cộng tác với các cơ quan truyền thông, các diễn đàn, các tổ chức trong cộng đồng người Việt. Trước đây, CLBĐP đã không có được những lợi thế như thế. Ngoài ra sẽ đưa lên Youtube toàn bộ cuốn phim với phẩm chất tốt để mọi người có thể download được.
P: Thì ra phim tài liệu khác với Thúy Nga, ASIA, Vân Sơn… la làng bị sao chép; trong khi anh lại làm phim cho thật tốt để bà con download cho thật rõ…
CL: Thì phải nhờ bà con tiếp tay phổ biến. Phim của tôi là công cụ, bằng chứng cho đấu tranh. Không phải phim ảnh giải trí, đầu tư tiền bạc nhiều nên phải giữ bản quyền để duy trì văn hóa Việt ở hải ngoại.
Những thước phim thầm lặng chỉ là đóng góp nhỏ nhoi, cá nhân cho công cuộc chung của cả dân tộc. Hơn nữa, tôi tự nguyện làm với tâm huyết và lòng mình.
P: Xin hỏi, tại sao anh chọn Giáo sư Huy làm chủ đề trong bối cảnh và tình hình Việt Nam bây giờ"
CL: Tôi chọn nhân vật Nguyễn Ngọc Huy làm chủ đề cho hai bộ phim liên tiếp về ông, vì những yếu tố cần thiết thì lại có sẵn cho phim tài liệu:
- Tài liệu và nhân chứng còn sống, chỉ cần cất công đi sưu tập và phỏng vấn.
- Cuộc đời ông là bản trường ca về tình yêu quê hương và tấm gương phục vụ đất nước đến hơi thở cuối cùng.
- Chủ trương của ông về xây dựng tương lai rõ rệt và khả thi.
- Di sản ông để lại có thể tóm tắt: Những tác phẩm nghiên cứu giá trị về văn hóa và chính trị, một nền Dân Chủ Pháp Trị cho tương lai của Việt Nam hậu cộng sản.
- Điểm sáng chói nhất nơi ông là cái viễn kiến. Ông đi trước quần chúng để hướng dẫn quần chúng. Có thể nói ông là một thiên tài “là cái đồng hồ đi trước”.
- Không thể không nói đến lòng bao dung của ông với mọi người. Đó chính là sức mạnh của một nhà lãnh đạo để thuyết phục quần chúng.
Tôi nghĩ, một con người với những đặc điểm hiếm có như thế xứng đáng là nhân vật cần đưa vào phim tài liệu lịch sử. Thế hệ sau sẽ nhận ra ông là một anh hùng dân tộc, để khỏi nhầm lẫn với những tay thần phục ngoại bang được tô vẽ như thần thánh.
Trong những ngày này, nhiều biến cố bất lợi đang xảy ra bên quê nhà, vì mộng bá quyền của Trung Cộng đã áp lực nặng nề lên đảng CSVN, nhưng CLBĐP vẫn tiếp tục thực hiện bộ phim thứ hai về Gs Huy. Có thể có người cho là cung đàn lạc điệu.
Nhưng tôi nghĩ, trong cuộc đấu tranh này, mình cần phải trang bị cho mình một chủ trương, lập trường, đường lối vững chắc, cần làm đầy trái tim tình yêu quê hương, thì khi xuống đường, khi vận động quần chúng, mới có yếu tố thuyết phục quần chúng, mới có vũ khí chống lại kẻ thủ, và không bị mất phương hướng trước những thử thách.
Nơi Giáo sư Huy, có đủ những thứ trang bị đó cho người hoạt động chính trị, cho những nhà lãnh đạo tương lai khi cộng sản sụp đỗ.
Cuốn phim về cuộc đời Giáo sư Huy cung cấp cho chúng ta một kim chỉ nam hoạt động, một vũ khí hữu hiệu để chiến đấu, và một đường hướng rõ rệt để xây dựng tương lai.
Tôi nghĩ rằng truyền thông hay văn hóa đôi khi không thể gặt hái kết quả nhãn tiền, mà như mưa thấm đất. Cộng sản Việt Nam rồi cũng chung số phận như Nga sô mà thôi. Nhưng vấn đề cốt lõi là chủ trương xây dựng tương lai Việt Nam phải như thế nào sau khi cộng sản Việt Nam sụp đổ. Đó là nguyên nhân thúc đẩy CLBĐP thực hiện 2 cuốn phim về Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, để chuyên chở chủ trương và di sản quý báu của ông đến với mọi người, nhất là những người đang dấn thân vào con đường đấu tranh cho đất nước trong và cả ngoài nước.
P: Xin anh nói sơ qua về nội dung phim tài liệu về Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy"
CL: Nội dung cuốn phim gồm có các phần: mở đầu, tác phẩm, học vấn, gia đình, sự nghiệp, xây dựng tương lai, chuyến bay định mệnh, dưới mắt nhân thế, và những thông điệp để lại.
Chủ trương xây dựng tương lai và di sản để lại của ông, gần như là chủ đích của bộ phim.
P: Lúc nãy anh có nói anh có một giấc mơ muốn chia sẻ với cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi nghĩ đây là cơ hội thuận tiện, xin mời anh.
CL: Xin cám ơn nhà báo đã dành thì giờ cho phần chia sẻ này. CLBĐP là tổ chức thành lập năm 2003, để quảng bá cuộc đời và chủ trương của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua sách và phim ảnh. Phạm vi hoạt động chỉ giới hạn chừng đó.
Sau hai năm vận động, đầu năm 2011, cùng với một số thân hữu, chúng tôi đã thành lập Vietnam Film Club để thực hiện một bộ phim tài liệu về lịch sử cận đại, hiện chưa được phép tiết lộ.
Nhưng tổ chức này vẫn đang là cái sườn khiêm tốn, cần bổ túc nhân sự chuyên môn. Cần một Vietnam Film Club với các nhóm phụ trách chuyên môn để thực hiện liên tục các phim tài liệu khác nữa. Đó là các nhóm:
- Nhóm nghiên cứu tài liệu (sưu tập, chọn lọc, viết kịch bản)
- Nhóm đi phỏng vấn
- Nhóm editing
- Nhóm phát hành
- Nhóm lo về tài chánh
Chúng tôi muốn nhờ quý vị trong giới truyền thông, với khả năng và điều kiện thuận lợi, xin hãy tiên phong vận động, mời gọi những nhân vật chuyên môn trong cộng đồng cho một buổi họp mặt để thành lập chính thức một tổ chức thực hiện phim tài liệu của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nếu điều này xảy ra, chúng ta sẽ có một sư đoàn thiện chiến chiến đấu hữu hiệu với một chế độ, vốn đã đánh mất đi nhiều thứ: lòng tin, chính nghĩa dân tộc, biên giới, lãnh hải, phương hướng lãnh đạo. Họ chỉ còn gian dối và bạo lực. Đó vừa là giấc mơ vừa là đề nghị (tôi tin của nhiều người). Tôi nghĩ, dự án này có thể trong tầm tay. 
P: Cảm ơn anh Chu Lynh đã đầu tư công sức và tiền của; nói chung là tấm lòng vào công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà. Phan xin mạn phép đặt câu hỏi mang tính chất thay mặt cho thân hữu ở địa phương Dallas. Với những người Việt Dallas có lòng với quê hương dân tộc. Chúng tôi có thể hỗ trợ anh những gì"
CL: Tôi đến Dallas lần đầu tiên, vào một ngày thời tiết mát mẻ, với những thân hữu và đồng hương nhiệt tình hỗ trợ cho công việc phim ảnh sau khi tôi trình bày. Những điều đó đã tạo cho tôi một ấn tượng về miền đất lành chim đậu Dallas. Bây giờ được nhà báo cho một câu hỏi phải nói là rất đẹp. Vậy thì xin thưa.
Xin đồng hương Dallas hãy phồ biến những chia sẻ này, để nhiều người biết được nhu cầu khẩn thiết của những cuốn phim tài liệu là đóng góp vào công việc chung, nhằm dần dần xóa đi: Sự lừa dối dân tộc trắng trợn trong hơn 80 năm qua và thủ đoạn cầm quyền lâu dài của đảng CSVN, bất chấp quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc người dân.
Xin mỗi đồng hương hãy có trong tay 1 DVD phim tài liệu khi phát hành, và bỏ chút thì giờ phổ biến về trong nước cho bạn bè, thân nhân…
Xin hãy đóng góp ý kiến, đề nghị, chia sẻ, tham gia công việc phim ảnh, xin gởi về email: chulynh@aol.com, để chúng ta, mỗi người mỗi phần hành, cùng làm phim tài liệu, trả lại sự thật cho lịch sử.
P: Cảm ơn anh Chu Lynh đã trò chuyện cùng Thời Báo-Dallas Fort Worth, cũng như đồng hương trong vùng. Chúc anh sớm đạt được ước nguyện qua sự đóng góp thầm lặng với quê nhà. Hy vọng những thước phim tài liệu của anh sẽ đem đến cái nhìn chính xác hơn của những chính khách thế giới; những chính phủ tây phương về Việt Nam.
CL: Xin cám ơn anh Phan, cám ơn Thời Báo DFW. Xin kính gởi đến đồng hương Dallas lời cám ơn chân tình của tôi, vì quý vị đã quan tâm đến công việc đang làm. Xin hẹn gặp nhau một ngày thật gần.
Dallas 23 tháng 9, 2011
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.