Hôm nay,  

Chàng Có Mèo, Nàng Có Mèo

30/09/201100:00:00(Xem: 200223)
Chàng Có Mèo, Nàng Có Mèo

Người viết: Karen N. Nguyen
Bài số 3315-12-28555vb5092911

Karen N. Nguyễn, sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O. định cư tại Mỹ năm 1991, hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận một trong 4 giải chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Năm 2008, Karen N. Nguyễn viết “Halloween, Anh và Em.” Tiếp theo, 2010 có “Việt Nam, Anh và Em.” Và vẫn với lối tự sự rỉ rả giữa anh và em, lần này là chuyện mèo Mỹ, với đầy đủ tình tiết sinh tử. Mong Karen tiếp tục.

***
Until one has loved an animal,
a part of one’s soul remains unawakened.
Anatole France
(1844-1924)

“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Ngày còn ở Việt Nam, An nhớ người ta nói như vậy. An đến nhà bạn bè, người thân, thường thấy nhà có nuôi chó để giữ nhà. Chỉ có mỗi một người hàng xóm là có con mèo. An nghe bà hàng xóm kể chuyện về con mèo bà âu yếm đặt tên là Bích La thì nhiều, mà hầu như không thấy Bích La bao giờ. Bà hàng xóm khóa cửa nhà khá kỹ vì sợ Bích La ra đường chơi, lỡ bị các tay bợm nhậu tóm cổ thì sẽ đổi tên thành “Ba Lít” ngay lập tức. Ký ức của An về mèo chỉ có những tiếng gào về đêm của những con mèo hoang đi lục thùng rác trong xóm rồi đánh nhau túi bụi , những tiếng gào như trong phim kinh dị, nghe là rợn tóc gáy, sởn da gà.
Gia đình An rời Việt Nam qua Mỹ. Hình ảnh của mèo ở Mỹ, An gặp đều đều trong phim, trong những chương trình quảng cáo trên TV, trên những hộp thức ăn cho mèo ở Pet Section trong các supermarkets: những con mèo Mỹ sạch sẽ, mập mạp, lông mướt rượt nằm trên thành cửa sổ tràn ánh nắng, nằm trên ghế salon, nằm trong vòng tay các bà, các cô, khác xa một trời một vực với những con mèo hoang gầy trơ xương lục thùng rác An thấy ở Việt Nam…
Qua Mỹ một thời gian, An vẫn chưa có dịp nào tiếp cận với một com mèo Mỹ hết. Rồi An quen Jim.
Lúc mới quen nhau, An đến nhà Jim chơi. Quen Jim, An biết là Jim có con mèo qua hình chụp, Jim ngồi trước cửa nhà ôm con mèo lông vàng. Hôm đến nhà Jim, An lựa bộ đồ đẹp, đắt tiền, không phải bỏ máy giặt bình thường mà phải đem dry clean. Vào nhà, ngồi chưa nóng chỗ, An thấy có một con mèo đen đi kênh xì-bo vào phòng khách, đứng nhìn An với cái dáng rất là “ngầu”. That’s a black cat, An buột miệng, và nghe Jim đính chính: “No, that’s a black and white cat. His name is Tyler.”
Vậy là An phát hiện Jim có đến 2 con mèo: Hoàng Miêu Lão Gia Tigger, lông vàng, và Hắc Miêu Đại Hiệp Tyler, lông đen, ngực trắng, 4 chân đen có móng trắng như mang vớ. Ngày hôm đó An về nhà, phát hiện thêm ra là bộ đồ xịn mình mặc dính đầy lông mèo!
An quen Jim , thấy tính tình Jim dễ thương, nên không cắt đứt quan hệ với Jim vì Jim có 2 con mèo.
Mày có biết là chàng của mày có thể bỏ mày, chứ không bỏ mấy con mèo của chàng hay không, bạn bè An nói với An như vậy khi nghe An than thở về những cái ghế ơ nhà Jim có lông mèo dính tùm lum vào những bộ đồ của An, phủi không ra hết làm An khó chịu quá xá cỡ. Biết chứ sao không biết, An trả lời, bởi vậy tao đâu có ra yêu cầu với Jim là anh chọn đi , mèo hay là em. Ra yêu cầu như vậy thì hai đứa ca bản tình đôi ta chỉ có thế thôi, đường ai nấy đi mất thôi, An biết vậy. Khi Jim ngỏ lời cầu hôn An và An nhận lời, An biết là mình đã ký giao kèo phục dịch không chỉ 1 ông chồng, mà còn phục dịch Hoàng Miêu Lão Gia Tigger và Hắc Miêu Đại Hiệp Tyler, hai con mèo yêu quý của Jim. I hope that I know what I’m getting into, An nghĩ thầm trong đầu khi chuẩn bị dọn qua nhà Jim.
Buổi tối nằm ngủ cạnh Jim, An có cảm giác như có ai đó đi lướt qua đầu mình. Không phải một lần, mà nhiều lần. Mỗi lần như vậy là An tỉnh giấc, rồi mở mắt ra trong màn đêm tối thui, không thấy gì hết, rồi cố dỗ giấc ngủ trở lại. Cứ ngủ chập chờn như vậy, An mệt đờ cả người, cuối cùng phải đánh bạo hỏi Jim là nhà Jim có… ma hay không. Nhà anh làm gì có ma, Jim cười nói với An, chắc Tigger hay Tyler đánh thức em đó thôi. Hóa ra là lúc Jim còn single, buổi tối đi ngủ đem 2 con mèo vào bedroom luôn, Jim ngủ một bên, mèo nằm một bên. Bây giờ An chiếm đóng một phần cái giường, Tigger và Tyler lên kế hoạch cố đuổi An đi để giành lại quyễn được ngủ kế bên Jim. Độc chiêu, độc chiêu! Phải mất một thời gian An mới vận dụng thành công mọi thành công lực của mình đê… tiếp tục ngủ trong khi có những bước chân mèo âm thầm trong bóng đêm đi qua đi lại trên giường.
Nỗi sợ của An khi ngủ là... bị mèo cào. Jim mất bao công sức thuyết phục An là 2 con mèo của mình rất là friendly. Em coi nè, hồi Tyler và Tigger còn nhỏ, cỡ 6 tháng tuổi, anh đem tụi nó đến bác sĩ thú y để rút mấy cái móng ở chân trước rồi, em sờ chân trước của Tyler và Tigger đi, nhẵn trơn hà, đâu có móng nhọn hoắc nữa đâu, Jim kiên trì nói với An. Ừ, thì chân trước không có móng nhọn, nhưng 2 chân sau móng nhọn hoắc, mèo nó có đá hậu không kìa, An tự nghĩ trong đầu, nỗi sợ bị mèo cào mặt cả mấy tháng mới nguôi ngoai.
Khi cưới An, Jim cam đoan thề thốt là Jim sẽ đảm nhận chuyện dọn dẹp restroom của mấy con mèo. An phải công nhận là ở Mỹ nuôi mèo khá là dễ dàng, thuận tiện. Kitty litter bán đầy ở mấy grocery stores, mua về rải vào trong cái hộp để ở dưới basement thành 1 lớp như cát , mèo tà tà đi phóng uế vào đó, chất lỏng pha với kitty litter thì vón cục lại , khô đi, chất rắn thì mèo cào kitty litter phủ lên, không có mùi hôi gì cả. Hồi ở Việt Nam, An nghe câu nói “Dấu như mèo dấu c..”bây giờ qua Mỹ thì thấy thật, mấy con mèo của Jim đi restroom dấu chất thải của mình khá thiện nghệ. Anh không có dạy mấy con mèo của mình phủ kitty litter lên chất thải của tụi nó đâu, tự tụi nó biêt làm như vậy từ hồi nhỏ xiu xiu rồi, Jim nói khi nghe An hỏi chuyện mấy con mèo hồi nhỏ có phải toilet training hay không.
Jim giữ lời hứa dọn dẹp restroom của 2 con mèo được vài tuần, rồi bắt đầu …xao lãng, nhiều hôm buổi sáng thức dậy muộn hối hả chuẩn bị đi làm không dọn restroom của mèo, hứa với An là chiều tối đi làm về sẽ dọn. An ở nhà, cứ có cảm giác có những đôi mắt mèo mang hình viên đạn nhìn mình. Ngôn ngữ bất đồng, cuối cùng An phát hiện ra là 2 con mèo của Jim thích dùng restroom được dọn dẹp sạch sẽ, hễ messy quá là hình như có ai đó không chịu đi restroom, hold lại, hold lại, rồi khó chịu, rồi miao miao lên để than phiền. Người còn thích dùng restroom sạch, huống gì là mèo, An nghĩ vậy, thành ra về sau An mỗi sáng thức dậy sớm là bắt đầu chuyện đãi cát tìm…kitty waste. Jim bán cái được chuyện dọn dẹp restroom mèo cho An, buổi sáng tà tà ngủ nướng thêm được một chút, môt chút nữa.
Phần An , những ngày đi làm ca sáng bây giờ An phải thức sớm hơn, sớm hơn nữa. Ngoài chuyện đãi cát tìm… vàng dẻo, An còn phải dọn breakfast cho 2 con mèo. Mỗi ngày An thay nước trong cái tô, bỏ thêm dried food vào cái tô thứ nhì, rồi mở một hộp thức ăn mèo bỏ vào 2 cái diã nhỏ, một dĩa cho Tyler, một diã cho Tigger.
Tyler, chú mèo đen trắng có cái mũi hồng, hễ thấy dọn đồ ăn ra là tiến tới, ăn thật nhanh đồ ăn trong cái diã của minh, không thanh toán hết đồ ăn, rồi quay qua ăn thức ăn của Tigger, chú mèo vàng. Nhiều lần An thấy Tyler đẩy Tigger qua một bên để ăn đồ ăn trong diã Tigger, ăn mấy miếng đến khi no thì bỏ đi, để Tigger ăn leftover trong cả 2 cái dĩa. Lắm lúc An phải kéo Tyler ra khỏi cái diã đồ ăn của Tigger, kêu Tigger đến ăn nhưng chú mèo vàng vẫn nhẫn nại ngồi xa xa không đến, để rồi sau khi Tyler ăn chán bỏ đi thì mới nhỏ nhẹ đến ăn phần còn lại. Tigger không có chấp Tyler đâu em, Jim giải thích khi nghe An phàn nàn về cái tính xấu của mèo đen trắng Tyler ăn hết phần của mèo vàng Tigger.
Tigger quê ở Ohio. Ngày xửa ngày xưa khi Jim ra trường và kiếm đuợc job ở Virginia, cô em Jim mang cô con gái 2 tuổi ra pet store tìm mua cho cậu Jim con mèo con để làm bạn và trong mấy con mèo con ở tiệm, cô bé cháu Jim đã chấm chú mèo con lông vàng. Jim đặt tên cho con mèo con là Tigger. Nhân vật Tigger nổi tiếng trong truyện Winnih the Pooh là một chú cọp vằn hay nhảy dội lên dội xuống, bouncing qua lại, còn Tigger của Jim là một chú mèo hiền như cục đất, An phát hiện ra, bị mèo đen trắng Tyler bắt nạt đều đều.
Tyler, chú mèo đen trắng có cái mũi hồng, là kẻ lắm phiền toái. Cứ hễ An hay Jim mở cửa nhà là có Tyler phóng ra khỏi cửa như tên bắn, chạy qua sân cỏ nhà hàng xóm chơi, rượt mấy con sóc trong xóm chạy có cờ, đi vờn qua vờn lại chọc quê mấy chú chó mấy người hàng xóm dắt đi dạo gần đó làm mấy chú cẩu sừng lên, muốn gây chiến với con mèo láu cá. Bao giờ Jim hay An cũng phải mất thời gian để bắt Tyler lại đem vào nhà.
Một ngày đẹp trời nọ, An đi Costco. Mua sắm đủ thứ đồ ở Costco, An khệ nệ khiêng vác vào nhà. Tối An lái xe ra trạm metro đón Jim, hai đứa về nhà ăn tối, xem TV. Đến lúc chuẩn bị đi ngủ, Jim hỏi An “ Tyler đâu rồi, sao hồi anh về nhà đến giờ không thấy Tyler hả em "” An nhìn mấy cái dĩa đồ ăn mèo, dĩa của Tigger còn chút xíu, diã của Tyler còn nguyên. An bắt đầu thấy sợ, chết rồi, chắc hồi đi Costco về mở cửa An không để ý, Tyler phóng ra đường mất rồi!!! An và Jim đi khắp mọi nơi trong nhà kêu réo tên chú mèo Tyler, mở mấy tủ quần áo, lục dưới gầm bàn gầm ghế, Tyler vẫn bặt vô âm tín.
Vậy là em để Tyler chạy ra đường rồi, Jim kết luận một câu xanh dờn. Trời cuối tháng mười khá lạnh, Jim và An xách đèn pin đi khắp xóm kêu réo tên Tyler. “Tyler, Tyler, where are you "”, An vừa gọi vưà soi đèn pin vào mấy bụi cây và gầm xe hơi, tim đập thình thịch sợ con mèo cưng của chồng một đi không trở lại. Tyler gone, our marriage might be gone too, An thầm nghĩ…..
Kiếm khắp hang cùng ngỏ hẻm vẫn không thấy bóng dáng chú mèo Tyler, Jim và An đành phải quay vào nhà. Để anh đánh máy bản thông báo tìm mèo đi lạc, xong rồi em ra tiệm office depot gần nhà photocopy ra nhiều bản để mình treo ở mấy gốc cây, hộp thơ trong xóm và phát cho hàng xóm, Jim phân công khi ngồi vào bàn computer. An lục album, tìm hình Tyler. Nhìn cái hình chụp chú mèo đen có ngực và bụng màu lông trắng, khuôn mặt có 1 cái sọc trắng chạy ngay chinh giữa với cái mũi hồng tươi, An vừa tức vừa buồn nẫu cả ruột. Tyler ơi là Tyler, bây giờ mày ở đâu, An nghĩ trong đầu, tự hỏi không biết Jim với An nhắc Tyler hoài như vậy chú mèo có hắt xì hơi hay không nữa.
LOST CAT, Jim đánh máy, mất con mèo màu đen trắng 4 tuổi tên Tyler, male cat, nặng 12 lbs, lúc mấy giờ, ngày.. Ai tìm được con mèo xin liên lac nhà sô’.. đường….., điện thoai… Xin hậu tạ 200 dollars. An thấy Jim ngần ngừ khi đánh máy đến đây, sau đó Jim đổi lại, hứa hậu tạ 500 dollars cho ai tìm được con mèo cưng của mình !
Mười một giờ đêm, An lái xe ra tiệm office depot gần nhà. Người đàn ông trung niên làm ở đó sau khi nghe An yêu cầu photocopy 100 bản thông báo mất con mèo khuyên An nên laminate, bọc nhựa vài bản để dán lên cây và thùng thư cho nó bền hơn. Trời ạ , để giữ cho mấy bản thông báo mất mèo được bền lâu thì coi như chú mèo Tyler đi giang hồ không có ngày trở lại rồi, An thở dài ngao ngán. Mèo nó khôn lắm, thế nào con mèo nhà cô cũng quay trở lại hà, ông nhân viên office depot an ủi An sau khi photocopy và laminate mấy bản thông báo mất mèo. An lái xe về nhà, nghĩ đến chốc nữa phải đem mấy bản thông báo mất mèo nhét vào cửa nhà hàng xóm và dán lên cây và thùng thư trong xóm, coi như sẽ có 1 đêm thức trắng. Ngủ gì được khi chồng mình mất con mèo, lỗi của mình hoàn tòan, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng, nghĩ đến là nhói cả tim.
Đồng hồ đeo tay của An chỉ quá nửa đêm khi An lái xe về tới nhà. Bước ra khỏi xe, An chần chừ không muốn vào nhà, định đem mấy bản thông báo mất mèo đi đến nhét dưới cửa mấy nhà hàng xóm nhưng nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng quyết định đi vào nhà. Tyler, where are you, An thầm nghĩ…
An mở cửa ra, nhà đèn đuốc sáng choang. Jim hớn hở chạy ra, cười vui rạng rỡ. Guess what, Jim nói, và An hỏi lại, không dám tin là sự thật, what…… TYLER’S HOME !!!!!!!!!!!!! Jim nói. An nhìn vào family room, chú mèo lông đen trắng có cái mũi hồng nhìn ra, cái nhìn ngây thơ vô số tội. An quăng mớ thông báo mất mèo, chạy ào đến ôm chầm lấy Tyler, nước mắt An không biết sao chảy ra ào ào, vừa tức vừa thương lẫn lộn.
Anh ỏ nhà, nghe có tiếng mèo kêu nho nhỏ, Jim kể cho An. Tưởng là Tigger, nhưng không phải. Anh phát hiện ra là tiếng kêu xuất phát ở ngoài nhà, anh mở cửa ra thì thấy Tyler ngồi ngay đó vậy là anh mang Tyler vào nhà. Vậy là Hắc Miêu Đại Hiệp Tyler đi tiếu ngạo giang hồ nguyên ngày, la cà đầu trên xóm dưới, rốt cuộc đói bụng quay trở lại với Jim và An. That’s a happy ending, An nghĩ. Không dám tưởng tuợng ra chuyện gì sẽ xảy ra nếu chú mèo cưng của Jim mất tích luôn !
Từ đó trở đi, An hễ mở cửa nhà là phải nhìn trước nhìn sau xem Tyler ở đâu. Đi đâu xa, vacation, out of town, Jim và An đi kiếm cho ra được Tyler va Tigger, head count đầy đủ, rồi mới an tâm khóa cửa nhà. May là chỉ có Tyler thích phóng ra đường, chứ nếu cả 2 chú mèo cùng thích phóng ra cửa, cùng 1 lúc chạy bay ra mỗi chú 1 hướng, chắc là An đau tim mà chết sớm.
. . .

Thời gian rồi qua…. Dần dà rồi An quen với cuộc sống làm vợ Jim, lo toan cho Jim và cho cả 2 chú mèo của Jim. An quen với những túm lông mèo rơi trên thảm, trên ghế, bám vào quần áo, quen với những túm hairball lâu lâu xuất hiện trên sàn nhà. Mèo liếm lông cho sạch, hairball là kết quả của lông mèo nuốt vào bao tử rồi mèo lại oẹ ra, An bây giờ không màng dọn dẹp harball của mèo, dọn dẹp restroom của mèo. Jim ngày xưa chỉ mua canned catfood ở chợ Safeway cho mèo, đến khi An chăm lo cho Tyler và Tigger thì An đổi thức ăn cho mèo, mua đủ chỗ, riết rồi Tyler và Tigger chuộng ăn đồ ăn đắt tiền, Safeway brand mua cho ăn thì ngửi ngửi rồi bỏ đi hay miao miao than thở complain. Em chiều Tyler và Tigger quá tụi nó hư, Jim nói. An nghe Jim nói vậy thì chỉ biết cười trừ, bởi lẽ bây giờ An ăn chả lụa thì có Tigger xin ăn ké, ăn khô bò khô nai thì có Tyler xí phần.
Buổi tối khi An và Jim xem TV thì Tyler và Tigger cũng leo len sofa , cả Tyler và Tigger tranh ngồi vào lòng Jim. Thường Tyler là nguời chiến thắng nằm trong lòng Jim, còn Tigger chiếm giải an ủi được nằm kế bên Jim, giữa Jim và An. Mất một thời gian khá dài An và Tigger mới sống chung hoà bình với nhau, bởi thời gian đầu khi An về sống với Jim chính Tigger là thủ phạm đi trên đầu giường phá rối giấc ngủ của An và sau đó nằm take a nap trên giường khi An và Jim đi làm, để lại vô số lông mèo làm An giặt tấm khăn trải giường và bao gối liên tục.
Em có cảm giác Tyler và Tigger là mèo của anh, your cats, tụi nó đi theo anh, nằm kế bên anh khi anh coi TV hay ngồi ở computer, còn em thi Tyler và Tigger xem như người nanny trong nhà, cho ăn, dọn dẹp, An than với Jim khi có những lúc cả 2 chú mèo quấn quýt bên Jim khi Jim đi làm về.
Anh nuôi Tyler và Tigger hồi tụi nó còn bé tí xiú, Jim nói, chắc vì lẽ đó mà tụi nó đi theo anh. Để anh xem chừng nào bạn anh có mèo con, anh kiếm cho em 1 con, Jim hứa hẹn với An. Aaaaaaaa, 2 con mèo lo đã mệt, thêm 1 con mèo nữa chắc là ngất ngư con tàu đi thôi, An thầm nghĩ. Than thở với Jim bây giờ An há miệng mắc quai.
Đầu tiên khi về sống ở Virginia, Jim kể cho An, Jim chỉ có 1 chú mèo là Tigger. Jim lúc đó hay có những lúc đi công tác xa nhà lâu ngày, vậy là Tigger được Jim chở về Ohio để sống với ba má Jim và 2 con mèo của ông bà trên đó. Tigger được ba má Jim chiều hết sức và được đi máy bay, được đi xe hơi, Virginia-Ohio-Virginia đều đều. Về sau, Jim đổi job, không phải đi công tác xa nhà nhiều nữa, thấy Tigger lủi thủi ở nhà 1 mình cả ngày Jim quyết định đi tìm 1 chú mèo khác để làm bạn với Tigger.
Bạn cùng sở với Jim có anh chàng James sống ở 1 nông trại bên Maryland. Một ngày nọ, James đi rảo quanh nông trại thì thấy có một cái hộp giấy khá to ai đó quăng từ đường cái vào. Mở ra, trong hộp là 1 bầy mèo con, 8 con cả thảỵ James đem 8 con mèo con về nhà kho của nông trại, kêu bạn bè và người quen đến xem có ai có lòng tốt đem mèo con về nhà nuôi. Jim đến nông trại, đem theo cái lồng nhốt mèo có treo vài món đồ chơi bên trong. Jim kể với An là khi Jim đến nhà kho và thấy mấy con mèo con, Jim mở cửa của cái lồng nhốt mèo, có 1 chú mèo con lông đen trắng,4 chân trắng như mang vớ và cái mũi hồng,tò mò chui vào lồng chơi với mấy món đồ chơi và Jim chấm chú mèo con tò mò này, sụp cửa lồng, đem chú về nhà. Đó là Tyler.
Bây giờ thì nông trại của James, bạn Jim, có mèo con. Jim chở An từ Virginia qua Maryland để xem mấy con mèo con. Những con mèo sống ở nông trại của James là outdoor cats, sống ngoài trời là chủ yếu, thời tiết xấu thì vào trú ngụ trong cái nhà kho chứa đủ thứ máy móc của nông trạị. James tìm bắt mấy con mèo con cho Jim và An xem. Jim chấm 1 con mèo con lông đen và vàng, nói với An con mèo con này là mix giữa Tyler và Tigger, so cute. An nhìn con mèo con, khuôn mặt phân nửa màu đen, phân nửa màu vàng, thân mình màu vàng loang lỗ màu đen như có ai cầm cái nghiên mực đen đổ lên bộ lông vàng, liên tưởng đến nhân vật Two-Faced trong phim Batman mà không dám nói, sợ Jim giận. An nhìn mấy con mèo con kia, không thấy thích. Mà thích làm gì kia chứ, An nghĩ, khi Jim đã chọn 1 con mèo con rồi, it will be HIS cat, An cảm thấy hơi buồn.
Khi Jim và An chuẩn bị ra về với con mèo con lông vàng và đen thì James đi tới, nói với An là có con mèo con này vừa chui từ chỗ nấp ở bụi cây ra, An thấy thế nào. An nhận con mèo con lông xám từ tay James, màu xám ư, An không thích màu xám…..Sét đánh như thế nào thì An không biết, nhưng cái cảm giác thích ngay từ cái nhìn đầu tiên, love at first sight, An nhìn con mèo con màu xám, nhìn vào khuôn mặt có cái vệt trắng nhỏ ngay trán, hai con mắt ngây thơ, cái mũi nhỏ xíu màu tím đậm, và An bật thốt “THIS IS THE ONE !!!” Vậy là An thích con mèo con lông xám, Jim thich con mèo con lông vàng và đen. They actually are sisters, James nói với An và Jim.
Jim và An đem cả 2 con mèo con về nhà. Nhị Kiều, dân số của mèo trong nhà An và Jim tăng gấp đôi. An ngồi trên xe, bàng hòang nhận ra rằng bây giờ khi An lo cho Smokey (tên An đặt cho cô bé mèo con lông xám), An sẽ phải lo cho Rosie (tên Jim đặt cho cô mèo con lông vàng và đen) và 2 chú mèo Tyler và Tigger. One for all, all for one… .An không thể than thở là chăm sóc mấy con mèo của Jim mất thời gian quá, phiền phức quá, vì bây giờ An… cũng có mèo !
Hai chú mèo Tyler và Tigger đối xử khá lịch sự đối với 2 cô mèo con.
Rosie và Smokey nhỏ xiú xiu, nằm gọn trong lòng bàn tay An, tháng đầu
mỗi tối An đem hai cô mèo con xuống office của Jim dưới basement, nhốt lại ở đó. Tự 2 cô mèo con này cũng biết dùng cái hộp có kitty litter, đâu ra đó. An mua kitty chow, loại dry food cho kittens, cho Rosie và Smokey. Mèo đen Tyler thích ăn loại này, lên ký, bụng bự hẳn ra, làm Jim la chói lói.
Có 2 con mèo con, cuộc sống của An và Jim bận rộn hơn, vui hơn.
Bận rộn hơn vì phải đem Rosie và Smokey đi khám tổng quát, chích ngừa, sau đó thì Rosie bị đau mắt, phải đi bác sĩ, mỗi ngày 2 lần bị An và Jim đè ra nhỏ thuốc vào mắt, rồi Smokey bị ho, đi bác sĩ, ngày 2 lần phải cho uống Amoxicillin (dose nhẹ cho mèo).
Đến lúc Rosie và Smokey được cỡ 6 tháng tuổi, Jim và An đem 2 cô bé đi bác sĩ để giải phẫu kế hoạch hóa gia đình (hai chú mèo Tyler và Tigger đã trải qua loại giải phẫu này) và …rút móng vuốt của 2 chân trước. Bác sĩ giữ Rosie và Smokey qua đêm, ngày hôm sau Jim và An đến đón ra mang về nhà. Smokey vẫn hồn nhiên không biết chuyện gì xảy ra cho mình, còn Rosie thì có vẻ giận An và Jim, tránh mặt An và Jim cả mấy tuần.

Lúc Rosie và Smokey còn nhỏ, 2 cô mèo con này đi thám thính mọi hang cùng ngõ hẻm trong nhà. Không biết sao 2 cô bé phát hiện được cái khe hở trong tủ gỗ để soong nồi, chui vào chui ra trong đó, làm An cứ sợ có cô bé nào bị kẹt trong đó quá xá. Cái coffee table trong living room của An và Jim có mấy chấn song bằng gỗ ở phía dưới, Rosie và Smokey chơi đuổi bắt len lỏi qua lại mấy chấn song này. Đi trong nhà, An lúc đó cứ sợ dẫm phải Rosie hay Smokey vì 2 cô bé mèo con này nhỏ quá , chưa có phản xạ nhanh như 2 chú mèo Tyler và Tigger. Em cứ enjoy cái thời gian Rosie và Smokey còn nhỏ đi, Jim khuyên An, mèo con lớn nhanh lắm. Nhanh lắm ư, An lại mong Rosie và Smokey lớn nhanh nhanh lên hơn kìa, mong và đến khi điều đó thành sự thật thì lại nhớ đến 2 cô mèo con tí xíu dạo nào, tiếc là sao mình không chụp nhiều hình của 2 bé mèo con.

Và cuộc sống của An và Jim cứ thong thả trôi đi với Tigger, Tyler, Rosie và Smokey….. Jim lắm lúc đùa, nói là chắc nhiều người thân, bạn bè của An không thể tưởng tượng được là An có thể chuyển từ người thich nuôi chó ( từ nhỏ tới lớn ở Việt Nam bao giờ nhà An cũng có ít nhất một con chó ) mà lại trở thành người thích nuôi mèo. Thật vậy, An đi Petco gặp lúc có Cat Adoption Day là ngắm hết chú mèo này đến cô mèo kia, nhưng biết stop không đem thêm con mèo nào về nhà vì có đến 4 con mèo là quá đủ.
Bây giờ ai hỏi An tại sao An thích nuôi mèo, An sẽ nói là những người không thích mèo (4 chân) là những người chưa bao giờ có dịp làm quen với mèo (4 chân). Tigger, Tyler, Rosie và Smokey, những con mèo tự lập, biết tắm rửa lau chùi lông sạch bóng, cùng chia xẻ cái sofa với An và Jim khi An và Jim đọc sách, đọc báo, coi TV, cùng ăn shrimp mua ở Costco, cùng ăn chả lụa, khô bò mua ở chợ Eden, quanh quẩn bên An và Jim khi An hay Jim làm việc trên computer, những con mèo này đã làm thay đổi quan niệm của An về mèo, thay đổi rất nhiều.
Ngày An nghỉ, đi chợ về mở cửa ra là có Tyler đứng sát cửa, có Rosie trên lầu nhìn xuống, có Tigger và Smokey từ các phòng khác chạy ra đón. Ngày An đi làm, trước khi ra khỏi nhà nhìn lại thì bao giờ cũng thấy có 1, 2 đôi mắt mèo trong veo nhìn theo. Buổi sáng Smokey hay Tyler hay Tigger miao miao đánh thức An và Jim dậy nếu tụi An ngủ dậy trễ, buổi tối có Rosie nhảy lên giường chơi với mấy sợi dây earplug gắn với IPod Jim dùng hay cạ cạ mặt vào tay An khi An cầm Kindle đọc sách vì Rosie muốn được An vuốt lưng.
. . .

Thời gian trôi qua, Hoàng Miêu Lão Gia Tigger bây giờ đã tròn 18 tuổi. Đem Tigger đi khám sức khoẻ thuờng niên ỏ phòng mạch bác sĩ, An nhìn thấy cái sơ đồ so sánh tuổi của chó và mèo, 1 tuổi mèo bằng 6-7 tuổi người, mấy năm về trước Tigger tính ra tuổi người đã..quá 100 ! Tigger không còn đủ sức khỏe để leo mấy chục bậc cầu thang lên lầu nữa, lúc đầu còn leo lên cái sofa để ngủ, về sau ngủ ngay trên sàn nhà. Jim và An lấy cái hộp giấy, mua tấm chăn ấm lót vào thành cái giường cho Tigger. Cái giường ấm áp, tiện nghi của Tigger lại được Tyler chiếu cố, vậy là phải làm thêm cái giuờng mini thứ nhì. Muà đông, kế bên cái giường của Tigger Jim và An để thêm cái máy sưởi nhỏ. Tyler, Rosie và Smokey vẫn còn leo lên leo xuống cầu thang dễ dàng, chạy rượt đuổi nhau trong nhà, chơi wrestling đều đều, còn Tigger bây giờ ngủ rất nhiều, rất nhiều…..
Lần cuối cùng Jim và An đem Tigger đi bác sĩ, bà bác sĩ thú y nói là Tigger bị dental infection, muốn nhổ răng Tigger, Jim giận, đem Tigger về nhà, An lấy Amoxicillin của người mở capsule rắc bột bên trong vào nưóc cho Tigger uống. rồi thấy Tigger ăn uống được, có vẻ binh phục lại. Từ đó đến nay đã mấy năm rồi Jim và An không đem Tigger đi khám bác sĩ thường niên nữa. Những con mèo ba má Jim nuôi, những con mèo Jim nuôi hồi nhỏ qua đời trong giấc ngủ lúc tuổi già, và Jim nói với An là Jim nghĩ Tigger cũng sẽ như vậỵ Mười tám tuổi mèo, Tigger còn ăn được rất khá, ăn thức ăn mèo không thua các vị mèo kia, và vẫn thích ăn thịt gà khi An mua roasted chicken ỏ Costco, thích ăn steak An để dành 1 chút cho Tigger khi Jim và An ra steakhouse ăn, thích ăn chả lụa khi An mua ỏ chợ Eden về…
Khi Tigger thành một bậc cao niên, chuyện đi restroom có vẻ khó khăn hơn. Jim quyết định làm thêm 1 cái restroom đặc biệt cho Tigger ở ngay tầng trệt, và rồi các bé mèo kia cũng tranh thủ dùng luôn nếu cần kíp. An dọn dẹp restroom của mèo mỗi ngày, nhận xét thấy có ai đó đi restroom không còn gọn gàng trong cái hộp nữa, mà để văng tung tóe chất lỏng ra bên ngoài, nhà cửa bắt đầu có mùi thơm của urinary incontinence. Em nghĩ là Tigger có prostate problem, An nói với Jim. Anh đâu biết làm gì bây giờ, Jim trả lời, cho Tigger mặc diaper nó không chịu được đâu. Tigger già rồi, làm sao được, Jim nói và An đồng ý. Thấy cái dáng Tigger đi thật chậm trong nhà, leo vào leo ra cái restroom mèo khó khăn nhưng vẫn ráng dùng restroom mèo, không đi bậy bạ trong nhà, An thấy xót xa, không biết Tigger còn ở với Jim và An bao lâu. Đọc báo thấy có anh chàng kia có con mèo 22 tuổi rưỡi, An thầm nhủ sẽ ráng lo cho Tigger, không chỉ là mèo của Jim, mà bây giờ cũng là mèo của An, sống lâu đến mức đó. An mua đủ thứ đồ ăn mèo khá đắt tiền với bao cái tên thức ăn cầu kỳ cho Tigger ăn, và thấy vui trong lòng khi thấy Tigger ăn có vẻ ngon miệng, lông mướt rượt. Tyler, Rosie và Smokey cũng được ăn ké theo, các bé miêu của An và Jim vui, khỏe, Jim và An cũng vui theo.
Tigger không lên lầu đánh thức Jim và An buổi sáng, không xuống basement chơi với Jim khi Jim làm việc ở computer trong office dưới đó. Nhiều khi Jim ẵm Tigger lên lầu hay xuống basement chơi. Buổi sáng nắng chiếu vào nhà An trong phòng khách, buổi chiều nắng chiếu vào bếp, những nơi trên sàn nhà có nắng ấm chiếu vào là chỗ Tigger thích nằm. Buổi tối Jim và An đi làm về, coi TV, có Tigger nằm trên sofa nhiều tối gác đầu lên chân An hay ôm chân An ngủ say sưa làm An không dám động đậy sợ Tigger tỉnh giấc. Mười tám tuổi mèo, Tigger vẫn có khuôn mặt rất là trẻ, An công nhận, khuôn mặt và ánh mắt so innocent, chứ không phải loại troublemaker nhìn thoáng qua là biết như mèo đen Tyler.
Cho đến 1 ngày kia…
Tigger biếng ăn mấy ngày, An mở đủ thứ loại thức ăn mèo Tigger cũng chỉ đi đến liếm láp chút xíu rồi bỏ đi vào nằm trong góc phòng, mắt lim dim. Chắc đến lúc tụi mình phải force feed Tigger rồi đó em, Jim nói, hồi đó con mèo Marina của má anh lớn tuổi không ăn thức ăn mèo, ba má anh mua Ensure về dùng cái ống nhỏ bơm vào miệng Marina, vậy mà con mèo sống thêm được cả mấy năm nữa đó. Jim và An chạy ra chợ Safeway gần nhà mua Ensure, vanilla flavor, cho Tigger vì Tigger thích ăn vanilla ice cream.
Mua về, An bồng Tigger, Jim lấy cái ống chích nhỏ tháo bỏ kim hút Ensure nhỏ vào miệng Tigger, được vài giọt thì Tigger ngậm miệng không chịu uống tiếp. Cực trầy vi tróc vảy Jim và An mới cho Tigger ăn được chừng 2-3 cc Ensure, chưa đến 1 teaspoonful. Chắc từ từ Tigger mới quen ăn Ensure, Jim nói với An. Ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa, mỗi ngày là 1 cuộc chiến đấu vất vả để cho Tigger uống Ensure, và uống vẫn không bao nhiêu. An dọn món khoái khẩu của Tigger, Chicken of the Sea ( tuna mua ở Costco), cho các bé mèo, thấy Tigger ăn cũng có chút xíu.
Rồi Jim và An phát hiện Tigger bị tiêu chảy. Buổi sáng đi làm chưa thấy , buổi tối đi làm về thì …. What a mess, An thầm nghĩ khi lấy papertowel thấm nước ấm lau chùi cho Tigger, nỗi bực bội khi thấy thảm trong nhà lấm tấm những đốm nâu do Tigger gây ra dần tan biến đi, thay vào đó là niềm lo âu. Tigger biếng ăn, biếng uống, lại bị diarrhea, mất sức rồi làm sao….Để anh cho Tigger uống chút dầu cá, fish oil, phương thuốc thần diệu má anh chỉ , Jim nói, hồi đó tới giờ mấy con pet của ba má anh đau ốm gì má anh cho uống 1 muỗng dầu cá là hồi phục ngay thôi. Fish oil cũng không công hiệu, An lấy Imodium của người cho Tigger uống 1 chút cũng không cầm được cái vụ diarrhea. Mai mình đem Tigger đi bác sĩ , Jim quyết định.
Tigger bệnh như vầy, chắc là anh không đi vacation với em được rồi, Jim bàn với An khi chuẩn bị đi ngủ. An lặng cả người, chuẩn bị cho 1 tuần vacation này phải xin phép trước cả năm, kỳ này đặc biệt mời ba má An đi vacation chung, đi cruise, vé mua roi, excursion tickets đi đây đi đó mua rồi, Jim không đi vacation vì con mèo cưng của mình bị đau cũng có cái lý của nó, nhưng còn An thì sao " An bỏ vacation ỏ nhà với Jim và Tigger, ai đi vacation chung với ba má An đây, hai ông bà chưa đi cruise bao giờ, không lẽ bây giờ gọi điện thoại nói ba má hôm đó cứ mang passport và hành lý ra bến tàu mà đi cruise, tụi con bận lo cho con mèo bị đau, đi vacation không đành " Em thông cảm cho anh, Jim phân trần, anh không thể đem Tigger ra phòng mạch bác sĩ trước khi đi cruise và nói với bác sĩ là …put Tigger to sleep, anh không đành lòng làm như vậy… An cũng không đành lòng làm như vậy, nhưng sao mà Tigger lựa chi cái lúc mà đau như vầy, oái ăm quá đi, khó suy nghĩ quá đi. Còn 3 tuần nữa là đến vacation của Jim và An rồi, An chìm vào giấc ngủ nặng như chì với bao nỗi tức bực, buồn rầu, lo âu, băn khoăn, phẫn nộ, đủ thứ tâm trạng rối bời làm An ngủ không ngon gì hết.
Ngày thứ bảy, Jim và An chở Tigger đi bác sĩ. Tigger không bao giờ thích đi xe hơi, nằm trong cái lồng ở băng nghế sau cứ kêu meo meo hoài, tiếng kêu yếu ớt nghe muốn rớt nưóc mắt. An giận Jim quá xá,sáng sớm thứ bảy An muốn đem Tigger ra bác sĩ ngay, mà Jim cứ chần chừ, kéo dài thời gian, đến lúc đem Tigger đi bác sĩ là đã tới chiều. Tigger gầy xộp đi, An thầm mong bác sĩ có cách nào rehydrate Tigger, giúp Tigger phục hồi lại lượng nước đã mất trong cơ thể sau bao lần đi tướt.
Đến phòng mạch bác sĩ, đưa Tigger cho cô bé nhân viên dem vào bên trong cho bác sĩ khám bệnh, An và Jim ngồi chờ ở phía ngoài. Phòng mạch bác sĩ khá đông khách: chó, mèo, chim, pet và nguời ra vào nườm nượp. TV gắn trên tường đang nói về chuyện Congresswoman Gabriella Gifford bị bắn vào đầu trong khi tiếp chuyện với dân chúng trong khu vực của bà, giọng nói sôi nổi của nguời phóng viên truyền hình thu hút An vào. Trong 1 chốc lát An quên bẵng đi là An đang ở phòng mạch bác sĩ…
The doctor wants to see you. An giật bắn người khi nghe câu nói này.
Vào gặp bà bác sĩ thú y, nhìn mặt bà, An cảm nhận ngay điềm không lành. Bà chỉ cho An và Jim cái hình chụp X-ray trên tường. There is a big mass in Tigger’s belly, fluid in the lungs, …..An nghe lùng bùng trong lỗ tai,…. make Tiger comfortable…….. Sao, make Tigger comfortable" Jim hỏi lại, cả Jim cũng không tin vào lỗ tai mình. Nếu ông bà muốn, tôi có thể giúp Tigger ra đi êm ái, chấm dứt nỗi đau của Tigger, Tigger chỉ còn sống được vài ngày nữa thôi, bà bác sĩ nói.
Bà bác sĩ để Jim và An ở trong phòng với Tigger, nói chút nữa sẽ quay lại. Jim nhìn An, mắt ngấn nước, em giận anh lắm phải không, anh chần chừ hoài không mang Tigger đi bác sĩ hồi sáng sớm này vì anh sợ chuyện này xảy ra, mấy năm rồi anh nghĩ Tigger đã cao tuổi, chắc vì vậy mà hay complain, kêu miao miao hoài mấy tháng sau này, anh không nghĩ đó là Tigger than với tụi mình là Tigger đau…An khóc, ừ, mấy tháng sau này Tigger hay kêu miao miao, An cứ nghĩ là Tigger nhiều chuyện, chê đồ ăn An mua, lắm lúc bực mình An mở 2 hộp thức ăn khác nhau dọn ra để hy vọng là Tigger ăn 1 món, khỏi kêu than làm An nhức đầu, chứ ai mà ngờ. An cứ nghĩ là mấy bé miêu kia xúi Tigger complain để An dọn thêm đồ ăn, extra serving, đâu biết được Tigger bị cancer, đau rồi than…
Jim không chuẩn bị tinh thần để cho bà bác sĩ chích thuốc cho Tigger ra đi, An cũng vậy. Jim và An đem Tigger về nhà, bà bác sĩ cho mấy cái syringes chứa thuốc giảm đau, 1 cc every 8 hours, An đếm thấy có 9 cái ống thuốc cả thảy. Tigger nằm trong lồng kêu meo meo trên đường Jim lái xe về nhà, tiếng kêu yếu hẳn đi.
Tối thứ bảy, Tigger nhấm được chút xiú nước, ống thuốc giảm đau đầu tiên làm cho Tigger ngủ say. An vào internet tìm, phát hiện ra là thuốc Tigger uống thuộc loại morphine dành cho pets. Strong painkiller!!!
Sáng chủ nhật An phải đi làm. Trong chỗ làm, lúc nào rảnh An lại nhớ đến Jim ở nhà với Tigger, nhớ Tigger đang hấp hối, An hối hận khôn cùng những lúc sau này An giận Tigger đi restroom messy, những lúc Tigger ăn xong rồi ói ra, những lúc Tigger kêu miao miao nhìn An và Jim mà An cứ nghĩ là Tigger xin ăn thêm đồ ăn từ diã của An và đặc biệt của Jim , bắt Jim đút Tigger ăn từ tay Jim chứ không chịu ăn nếu An bỏ cũng món đồ ăn đó vào diã. An thấy mình xấu tính, quở Tigger sao lựa chi gần ngày Jim và An đi vacation lại đau, muốn phá đám chuyến vacation của vợ chồng An, phá đám vacation An và Jim đi với ba má An… An nhìn đồng hồ mong đến lúc tan ca để phóng xe về nhà. Poor Tigger…
Sáu giờ chiều chủ nhật An mới xong việc về nhà. Jim ngồi ở sofa, có Tigger nằm kế bên, quấn trong chăn. Tigger mắt nhắm nghiền, thở nặng nhọc. Anh gọi phòng mạch bác sĩ rồi, ngày mai bà bác sĩ sẽ đến nhà mình lúc 11 giờ sáng để giúp Tigger ra đi, Jim nói với An. Sau đó thì tụi mình sẽ mang Tigger qua bên Maryland để hỏa thiêu, bên đó có nhà đòn chuyên lo cho thú vật rất chu đáo, Jim nói với An. Jim lấy cho An xem tài liệu Jim sưu tầm trên internet nói về funeral home này, An đọc thấy họ chuyên về individual pet cremation, cơ sở lo hỏa táng đủ loại pets, từ thằn lằn, cá, chuột, chim chóc, đến chó , mèo, và cả thú lớn như lừa , ngựa…. Chuyện hậu sự cho Tigger, Jim đã âm thầm chuẩn bị từ lâu rồi, An phát hiện ra,
Tối chủ nhật Tigger bắt đầu kêu meo meo, tiếng kêu của Tigger bị đau nghe khác hẳn so với tiếng meo meo khi Tigger xin nhâm nhi đồ ăn của Jim và An, khi Tigger trả lời Jim khi Jim cất giọng hỏi “ Tigger, where are yoủ”, bây giờ nghe Tigger kêu đau mà An thắt cả lòng..….One syring every 8 hours, mấy ống morphine bây giờ không làm dịu cơn đau của Tigger lâu dài được. Khuya chủ nhật rạng ngày thứ hai , Tigger nằm quấn trong cái chăn giữa Jim và An, cứ cách vài tiếng Jim lại bồng Tigger lên cho An xịt morphine vào miệng Tigger, Tigger lịm đi, rồi mấy tiếng sau lại thức giấc meo meo vì đau.
Sáng thứ hai Jim và An cùng ở nhà với Tigger. Tigger thở thoi thóp, mắt nhắm nghiền, khuôn mặt ngày thường chubby bây giờ hóp lại như là còn da bọc xương. Kim đồng hồ cứ từ từ, từ từ nhích tới, An có cảm gíac là thần chết đang đứng đâu đó trong góc phòng đợi mang Tigger đi.
Chừng chín giờ sáng, bông nhiên Jim và An nghe Tigger kêu, tiếng kêu không bình thường. Rồi bỗng nhiên người Tigger giật giật, nước bọt từ miệng Tigger trào ra, mắt Tigger trợn trắng…. TIGGER IS HAVING A SEIZURE! Những cơn co giật kéo dài chừng 1-2 phút, sau đó Tigger lịm đi, lịm đi, không còn kêu meo meo nữa. Jim bật khóc, lỗi tại anh, đáng lẽ anh hẹn bà bác sĩ ngày hôm qua đến để giúp Tigger ra đi êm ái thì Tigger đâu đến nỗi phải chịu đau đớn như thế này, anh không ngờ chỉ vì muốn có thêm nhiều thời gian với Tigger mà Tigger phút cuối đời phải bị hành hạ như vầy….An không biết nói gì hết, nước mắt An chảy ròng ròng. Giá như Tigger qua đời trong giấc ngủ, nỗi đau của Jim và An có lẽ sẽ bớt chăng , An không biết, nhưng bây giờ thì cuộc sống của Tigger, chú mèo lông vàng yêu dấu của Jim và An, còn tệ hơn là chỉ mành treo chuông……
Mười giờ sáng, phòng mạch bác sĩ gọi đến, thông báo là bà bác sĩ đang chuẩn bị lên đường đến nhà An và Jim.
Gần mười một giờ sáng thì bà bác sĩ thú y và một cô phụ tá đến. Tigger còn thở, nhưng rất yếu. Bà bác sĩ ôm Tigger, mở cái chăn quấn Tigger ra, cô phụ tá bắt đầu dò tìm mạch máu nơi chân Tigger để đâm ống dẫn có gắn kim vào. Tigger mấy ngày rồi không ăn uống gì, lại bi diarrhea, bị sụt ký khá nhiều, cuối cùng bà bác sĩ phải dò tìm chỗ gắn kim vào. Thuốc truyền vào sẽ làm tim Tigger ngừng đập, bà nói với Jim và An, nhưng mắt của Tigger sẽ không nhắm, bà nói trước. Bà bác sĩ ôm Tigger, dùng ống nghe lắng nghe nhịp tim của Tigger trong khi cô phụ tá truyền thuốc vào. Chỉ trong chớp mắt, bà ngước nhìn lên nói với An và Jim là Tigger đã ra đi.
Jim nhận lại Tigger từ tay bà bác sĩ, mắt Tigger đúng như bà nói còn mở he hé. An đưa tay vuốt mắt Tigger. Godbye Tigger, goodbye...
We are very sorry about your loss, bà bác sĩ chia buồn cùng Jim và An. Bà nói nếu Jim và An muốn, bà và cô phụ tá sẽ mang Tigger về phòng mạch của bà và sẽ lo việc hỏa táng cho Tigger, vài hôm sau An và Jim sẽ nhận được tro của Tigger. Jim nói cám ơn, chúng tôi tự lo phần hậu sự cho Tigger.
Sau khi tiễn bà bác sĩ và cô phụ tá ra cửa, Jim và An trở vào nhà. Jim quấn Tigger trong cái chăn ấm Tigger thích dùng, bỏ Tigger vào trong cái thùng giấy, đóng nắp lại. Trong nhà không khí im lặng như tờ, các bé mèo kia đi trốn hết cả, An không kiếm được bé mèo nào để say goodbye to Tigger. Jim và An lái xe qua Maryland, cái thùng có Tigger bên trong nằm ở ghế sau. Đây là lần đầu tiên Tigger đi xe hơi mà không complain, Jim nói với An.
Cuối cùng rồi Jim và An cũng đến được Heavenly Days, cơ sở chuyên về pet cremation. Văn phòng là 1 căn nhà có nhiều phòng nhỏ làm office, phần tiền sảnh rất rộng có treo rất nhiều tranh về thú vật, chủ yếu là chó và mèo, trên tường. Bà Linda, chủ của Heavenly Days, bước ra chào Jim và An, ân cần mời Jim và An ngồi. Bà khá lớn tuổi, tóc bạc trắng, người đẫy đà, lưng hơi còng vì tuổi gìà, nhưng có khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt sàng và giọng nói truyền cảm. Tôi xin thành thật chia buồn cùng ông bà, bà nói, tôi cũng có một con mèo vừa qua đời tuần trước, bà tâm sự với Jim và An, chỉ vào tấm hình treo gần cửa dẫn vào văn phòng của bà. Sau một lúc nói chuyện với Jim và An, hỏi thăm các bé miêu của Jim và An khi nghe Jim nói 2 vợ chồng có 4 con mèo, chia xẻ tình thương yêu của bà với những người bạn nhỏ 4 chân của mình, they are so special, bà nhận cái hộp có Tigger, mang vào bên trong, rồi hướng dẫn An và Jim ra mấy cái kệ ở góc phòng để lựa đồ chứa tro của Tigger. Jim và An lựa khá lâu, cuối cùng đồng ý chọn cái hộp gỗ màu nâu chạm viền xung quanh. Ông bà có muốn lưu giữ dấu chân Tigger và lông của Tigger hay không, bà Linda hỏi Jim và An, và Jim trả lời có.
Cơ sở pet cremation này có vô số hàng trưng bày để khách chọn: khung hình 1 bên là nơi để hình pet, 1 bên là nơi có miếng thạch cao in dấu chân pet (paw print), những phiến đá để làm bia đánh dấu chỗ yên nghỉ cuối cùng , những cái hộp gỗ chạm, khắc công phu và những bức tưọng (rỗng ở bên trong) để chứa tro , những khung hình có lồng những bài thơ, những đoạn văn ngắn nói lên tình thương yêu của người nuôi pet và nỗi đau, nỗi nhớ nhung khi những con thú thân yêu ra đi về thế giới bên kia…. Jim và An ra về, để Tigger ở lại. Ngày thứ năm, bà Linda nói, là ngày hỏa táng Tigger. Jim và An có thể đến để chứng kiến cuộc hỏa táng, bà mời, và Jim nói cảm ơn, chúng tôi sẽ trỏ lại vào cuối tuần để đón Tigger về.
Ngày thứ bảy, Jim và An lái xe qua Maryland. Đến Heavenly Days.
Đón Tigger. Bà Linda trao cho Jim và An cái khung hình có lồng một miếng thạch cao tròn in dấu chân Tigger và ` nhúm lông của Tigger. Cái hộp gỗ đựng tro của Tigger đưọc bà cột lại bằng sợi dây lụa trắng, thắt thành cái nơ trên nắp hộp và cột thêm một bó hoa hồng vải màu trắng. Trên đường về lại Virginia, Jim lái xe, An ngồi kế bên ôm cái hộp chứa tro của Tigger. Nắng ấm chiếu qua kính xe, rơi trên nắp hộp. An nhớ đến Tigger lựa chỗ nắng chiếu vào nhà mà nằm , nhớ đôi mắt Tigger , cái tiếng meo meo xin ăn ké đồ ăn trong dĩa của An và Jim, nhớ cảm giác hai chân trước Tigger ôm lấy chân An khi An và Jim ngồi ở sofa coi TV, nhớ… Rồi An khóc.
We are bringing you home, Tigger, Jim nói.


Về đến nhà, Jim đặt cái hộp gỗ chứa tro của Tigger lên thành lò sưởi, cạnh cái hộp chứa tro của bố Jim. Cái khung hình có paw print và nhúm lông của Tigger nằm trong cái túi giấy để trên sàn nhà, dựa vào cái kệ sách. Ba bé miêu Tyler, Rosie và Smokey chạy ra đón An và Jim. Tyler , chú mèo đen bao năm ăn hiếp Tigger, đến gần cái túi, ngửi ngửi…An ôm Tyler vào lòng, thì thào: ”Tigger went away, Tyler. He‘s no longer with us.” Miao, chú mèo đen trả lời An.

Karen N. Nguyen

Ý kiến bạn đọc
15/05/201921:38:45
Khách
tuỳ tấm lòng tình nghĩa của người chủ đối với thú cưng của mình , đâu phãi ai ở Mỹ cũng giàu rồi sanh lễ nghĩa ...... biết bao nhiêu kẻ giàu , đại gia ở VN ,đếm trên đầu ngón tay thôi được bao nhiêu người bỏ tiền bạc công sức ra lo cho người nghèo ở VN , hở ra là ai ở Mỹ giàu có là phãi gởi tiền lo cho người nghèo ở VN hay sao .... mọi người trên thế giới vì lòng Nhân và Từ Bi thì họ sẽ gởi tiền giúp đở hần nào , chứ kg phãi họ phãi có trách nhiệm với người nghèo ở VN
người nghèo thì cả thế giới , nước nào cũng có
06/01/201920:54:43
Khách
toi da khoc khi doc toi luc ra di cua Tigger. Lam toi nho lai Bernnie cua toi.
07/10/201121:19:06
Khách
O day thu vat cung co quyen cua chúng. Danh dap chung la vo tu nhu choi. Nghi toi cai dam nha bao bô sa ve vn nhau thit cho mà thay mac oi. Song o day lau ma bản chat cung con moi ro qua. DUng là con heo di dau o dau cung la con heo.
03/10/201108:24:35
Khách
thậ đúng là phú quý sinh "lễ nghiã". Ở Mỹ giàu quá thành ra chăm sót cho chó với mèo còn hơn con người ở Vn nữa. Thật là tủi cho thân phận con người ở VN!
30/09/201113:54:15
Khách
Bài viết về thú cưng dễ thương và xúc động qua! Hic! hic!...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,074,745
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.