Rác Thải Xả Ra Biển
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, dọc theo 350km bờ biển của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế "mọc" lên ngày càng nhiều. Cùng với việc người dân vứt rác thải ra biển một cách thoải mái, chất thải công nghiệp ở các vùng này cũng được xả ra biển. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Hạ tuần tháng 9, có mặt tại cảng Sa Kỳ, xã Tịnh Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, phóng viên thấy rác thải có ở khắp nơi. Dọc theo bờ tràn dài khoảng 100m nối hai xã Tịnh Hoà và Bình Châu, rác thải đã đan dày taluy, mấp mé nửa trên, nửa dưới mặt nước biển. Phía dưới cầu và chợ Bình Châu, rác chồng lên cả lớp dày. Tình trạng xả rác bừa bãi không chỉ có ở cảng Sa Kỳ, mà các cảng biển khác nằm ở các cửa biển tỉnh Quảng Ngãi cũng tương tự. Ở cảng Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), người dân sau khi vận chuyển cá và bán cá tại cảng rồi vứt rác trên thuyền xuống biển. Ngoài ra, khoảng 3 ngàn gia đình cư dân sống vùng ven biển xã Phổ Thạnh, ai cũng có thói quen vứt rác xuống biển.
Theo thống kê của ủy ban xã Phổ Thạnh, trong số gia đình cư dân sống vùng ven biển nói trên, chỉ khoảng 10% gia đình có nhà vệ sinh; riêng ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, theo ước tính của xã, mỗi ngày người dân xả trên 6 tấn rác sinh hoạt. Để hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi ra biển, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập các tổ, đội thu gom rác. Tuy nhiên, một viên chức tên là Phan Đình Lên, chủ tịch ủy ban xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn cho biết, xã muốn xây dựng khu tập trung rác thải, nhưng không có đất, bởi vì, đụng đâu cũng gặp đất quy hoạch của khu kinh tế Dung Quất.
Một đêm sau khi đi thúng trở về, trên tay cư dân Phạm Đường ở xã Bình Đông, chỉ có vài ký cá trên tay. Theo anh Đường, trước đây, với thuyền nhỏ và thúng chai, dân vạn chài ở các xã ven biển huyện Bình Sơn chỉ đi hơn một hải lý là đánh được cá. Khoảng vài năm nay, họ phải đi từ 3-4 hải lý mới có cá, nguyên nhân là do phần lớn các công ty công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất đổ hàng ngàn mét khối bùn mỗi ngày ra biển, gây ô nhiễm môi trường biển, nên cá đã không còn sống nổi ở gần bờ nữa.
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, ở ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, tỉnh nào cũng có các khu công nghiệp nằm dọc theo bờ sông, bờ biển. Điều đáng chú ý là, hiện nay, tại các khu công nghiệp của Tam Kỳ đã có hàng trăm dự án đi vào sản xuất nhưng nơi nào cũng chưa có nhà máy "xử lý nước thải". Thực ra, có một số đơn vị đã có hệ thống "xử lý nước thải", nhưng vận hành thì tốn kém, do đó, trong thực tế, hệ thống này chỉ nhằm đối phó với ngành chức năng, nên chỉ hoạt động khi có các đoàn thanh tra đến kiểm tra..
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, dọc theo 350km bờ biển của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế "mọc" lên ngày càng nhiều. Cùng với việc người dân vứt rác thải ra biển một cách thoải mái, chất thải công nghiệp ở các vùng này cũng được xả ra biển. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Hạ tuần tháng 9, có mặt tại cảng Sa Kỳ, xã Tịnh Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, phóng viên thấy rác thải có ở khắp nơi. Dọc theo bờ tràn dài khoảng 100m nối hai xã Tịnh Hoà và Bình Châu, rác thải đã đan dày taluy, mấp mé nửa trên, nửa dưới mặt nước biển. Phía dưới cầu và chợ Bình Châu, rác chồng lên cả lớp dày. Tình trạng xả rác bừa bãi không chỉ có ở cảng Sa Kỳ, mà các cảng biển khác nằm ở các cửa biển tỉnh Quảng Ngãi cũng tương tự. Ở cảng Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), người dân sau khi vận chuyển cá và bán cá tại cảng rồi vứt rác trên thuyền xuống biển. Ngoài ra, khoảng 3 ngàn gia đình cư dân sống vùng ven biển xã Phổ Thạnh, ai cũng có thói quen vứt rác xuống biển.
Theo thống kê của ủy ban xã Phổ Thạnh, trong số gia đình cư dân sống vùng ven biển nói trên, chỉ khoảng 10% gia đình có nhà vệ sinh; riêng ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, theo ước tính của xã, mỗi ngày người dân xả trên 6 tấn rác sinh hoạt. Để hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi ra biển, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập các tổ, đội thu gom rác. Tuy nhiên, một viên chức tên là Phan Đình Lên, chủ tịch ủy ban xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn cho biết, xã muốn xây dựng khu tập trung rác thải, nhưng không có đất, bởi vì, đụng đâu cũng gặp đất quy hoạch của khu kinh tế Dung Quất.
Một đêm sau khi đi thúng trở về, trên tay cư dân Phạm Đường ở xã Bình Đông, chỉ có vài ký cá trên tay. Theo anh Đường, trước đây, với thuyền nhỏ và thúng chai, dân vạn chài ở các xã ven biển huyện Bình Sơn chỉ đi hơn một hải lý là đánh được cá. Khoảng vài năm nay, họ phải đi từ 3-4 hải lý mới có cá, nguyên nhân là do phần lớn các công ty công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất đổ hàng ngàn mét khối bùn mỗi ngày ra biển, gây ô nhiễm môi trường biển, nên cá đã không còn sống nổi ở gần bờ nữa.
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, ở ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, tỉnh nào cũng có các khu công nghiệp nằm dọc theo bờ sông, bờ biển. Điều đáng chú ý là, hiện nay, tại các khu công nghiệp của Tam Kỳ đã có hàng trăm dự án đi vào sản xuất nhưng nơi nào cũng chưa có nhà máy "xử lý nước thải". Thực ra, có một số đơn vị đã có hệ thống "xử lý nước thải", nhưng vận hành thì tốn kém, do đó, trong thực tế, hệ thống này chỉ nhằm đối phó với ngành chức năng, nên chỉ hoạt động khi có các đoàn thanh tra đến kiểm tra..
Gửi ý kiến của bạn