62% Dân Mỹ Phá Sản Là Do Chi Phí Y Tế Quá Cao
Những nhà sưu khảo của Đại Học Harvard công bố công trình sưu khảo cho biết 62% những người khai phá sản của năm 2007 ở Mỹ là do vấn đề chi phí y tế
Trong đó 78% những người khai phá sản là những người có bảo hiểm y tế trước khi bịnh và 60.3% được bảo chỉ chi phí chữa trị bởi bảo hiểm y tế tư, chớ không phải bảo hiểm y tế công là Medicare và Medicaid.
Xét về lịch sử, năm 1981 chỉ có 8% những người khai phá sản là do vấn đề chi phí y tế. Năm 2001, số người khai phá sản vì lý do chi phí y tế lên 50% tổng số những người khai phá sản.
Và con số mới nhứt do các bác sĩ David Himmelstein và Steffie Woolhandler của Harvard Medical School, Elizabeth Warren của Harvard Law School, và Deborah Thorne, giáo sư xã hội học của Ohio University, cho biết đa số những người khai phá sản vì lý do chi phí y tế là những người thuộc tầng lớp trung lưu vững vàng, có bằng đại học, có việc làm ổn định trước khi bị bịnh và bị chi phí y tế vật ngã đành phải khai phá sản. Hai phần ba những người này là sở hữu chủ một căn nhà và ba phần năm tốt nghiệp đại học.
Những người khai phá sản vì lý do chi phí y tế được chia ra hai lọai. Lọai có bảo hiểm y tế tư phải móc túi đóng tiền chung chịu $17,749, và người không bảo hiểm phải trả $26,971.
Các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm y tế tư có nhiều lỗ hổng để cho công ty bảo hiểm y tế tư, có nhiểu luật sư lợi dụng, mà phần thiệt thòi, thiệt hại là người mua bảo hiểm. Người mua bảo hiểm khi bịnh họan đi bác sĩ bịnh viện, lấy thuốc v.v đóng nhiều thứ tiền như tiền chung chịu, tiền vượt mức bảo hiểm, làm cho người có bảo hiểm nếu đau nặng, lâu chỉ còn có nước khai phá sản vì số tiền mà người bịnh phải trả bằng tiền túi.
Kết quả của việc nghiên cứu hồ sơ khai phá sản của 2,314 người chọn một cách bất thần trong năm 2007. Để chính xác hơn, tòan sưu khảo còn gọi thêm 1,032 người khai phá sản bằng điện thọai. 90% những người khai phá sản vì lý do chi phí y tế nói là do tiền hóa đơn y tế quá cao họ trả không nổi phải xin khai phá sản.
Những nhà sưu khảo của Đại Học Harvard công bố công trình sưu khảo cho biết 62% những người khai phá sản của năm 2007 ở Mỹ là do vấn đề chi phí y tế
Trong đó 78% những người khai phá sản là những người có bảo hiểm y tế trước khi bịnh và 60.3% được bảo chỉ chi phí chữa trị bởi bảo hiểm y tế tư, chớ không phải bảo hiểm y tế công là Medicare và Medicaid.
Xét về lịch sử, năm 1981 chỉ có 8% những người khai phá sản là do vấn đề chi phí y tế. Năm 2001, số người khai phá sản vì lý do chi phí y tế lên 50% tổng số những người khai phá sản.
Và con số mới nhứt do các bác sĩ David Himmelstein và Steffie Woolhandler của Harvard Medical School, Elizabeth Warren của Harvard Law School, và Deborah Thorne, giáo sư xã hội học của Ohio University, cho biết đa số những người khai phá sản vì lý do chi phí y tế là những người thuộc tầng lớp trung lưu vững vàng, có bằng đại học, có việc làm ổn định trước khi bị bịnh và bị chi phí y tế vật ngã đành phải khai phá sản. Hai phần ba những người này là sở hữu chủ một căn nhà và ba phần năm tốt nghiệp đại học.
Những người khai phá sản vì lý do chi phí y tế được chia ra hai lọai. Lọai có bảo hiểm y tế tư phải móc túi đóng tiền chung chịu $17,749, và người không bảo hiểm phải trả $26,971.
Các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm y tế tư có nhiều lỗ hổng để cho công ty bảo hiểm y tế tư, có nhiểu luật sư lợi dụng, mà phần thiệt thòi, thiệt hại là người mua bảo hiểm. Người mua bảo hiểm khi bịnh họan đi bác sĩ bịnh viện, lấy thuốc v.v đóng nhiều thứ tiền như tiền chung chịu, tiền vượt mức bảo hiểm, làm cho người có bảo hiểm nếu đau nặng, lâu chỉ còn có nước khai phá sản vì số tiền mà người bịnh phải trả bằng tiền túi.
Kết quả của việc nghiên cứu hồ sơ khai phá sản của 2,314 người chọn một cách bất thần trong năm 2007. Để chính xác hơn, tòan sưu khảo còn gọi thêm 1,032 người khai phá sản bằng điện thọai. 90% những người khai phá sản vì lý do chi phí y tế nói là do tiền hóa đơn y tế quá cao họ trả không nổi phải xin khai phá sản.
Gửi ý kiến của bạn