Chuyện Xưa Chuyện Nay (12): Cuộc gặp gỡ giữa Roxanna Brown và Phạm Xuân Ẩn Tại Saigon Tháng 4 Năm 1990
Đòan Thanh Liêm tường thuật
Roxanna Brown là một phụ nữ Mỹ, chị đã từng làm việc về báo chí tại miền Nam Việt nam hồi trước năm 1975. Sau đó chị về đi học lại và rồi đi dậy về môn sử học và khảo cổ tại Thái lan. Chị có quốc tịch Thái lan và hay lui tới Việt nam với passport Thái lan để làm việc trao đổi về sử học với Phân Viện Khoa học Xã hội tại Saigon từ các năm 1988 – 89.
Anh Mike Morrow là một người bạn lâu năm đã giới thiệu Roxanna với anh chị em chúng tôi trong thời gian này. Do một tai nạn xe cộ ở Bangkok, Roxanna bị thương tật ở chân nên phải chống gậy mới có thể di chuyển được. Hồi đó, nhờ sự tổ chức của anh Võ Sĩ Khải chuyên viên về khảo cổ, tôi có dẫn Roxanna đến thăm khu di tích lịch sử của vương quốc Óc Eo Phù Nam ở miệt Đức Hòa Long An. Chị rất chú ý đến các hiện vật được khai quật tại đây, mà thuộc về một thời đại đã cách nay trên dưới 1500 năm lịch sử. Roxanna cho biết có nhiều sự tương đồng với các đồ gốm sứ ở Mã lai, Thái lan mà chị vẫn thường gặp trong các năm gần đây. Qua những chuyện nho nhỏ như vậy, mà Roxanna rất thân thiết gắn bó với công việc văn hóa xã hội của một số anh chị em chúng tôi.
*Mấy lần Roxanna có nhờ tôi dẫn chị đến gặp ông Phạm Xuân Ẩn là người vừa cộng tác với giới truyền thông báo chí ngọai quốc và vừa làm việc về tình báo cho Hanoi hồi trước năm 1975. Chị nói : Tôi chưa hề quen biết với ông Ẩn trước đây, nhưng do anh bạn là Nguyễn Ngọc Phách hiện ở Australia cứ nhắc chị là tìm cách gặp thăm ông Ẩn vốn là bạn đồng nghiệp thân thiết lâu năm với anh Phách, nên chị rất muốn được gặp ông Ẩn theo lời nhắn nhủ của anh Phách. Anh Phách chính là bào đệ của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh người có tên tuổi quen thuộc ở Saigon thuở trước. Thế là vào một buổi tối vào giữa tháng 4/1990, tôi đã dẫn Roxanna đến thăm ông Ẩn tại nhà riêng ở gần khu Yên Đổ - Lê Văn Duyệt Saigon.
Sau lời giới thiệu và chào hỏi giữa hai bên, Roxanna nói ngay : Hồi trước tôi làm cho thông tấn News Dispatch, nhưng chưa được có dịp gặp gỡ với ông. Nhưng anh Phách cứ hay căn dặn tôi là phải tìm cách gặp được ông để chuyển lời thăm hỏi về sức khỏe của anh ấy đến với ông. Nay nhờ có anh Liêm cũng là chỗ quen biết với ông dẫn đến đây, tôi thật hân hạnh được gặp ông và sẽ nói lại với anh Phách về buổi gặp gỡ này. Ông Ẩn trả lời đại khái là gần đây với chính sách mở cửa của nhà nước, thì tôi cũng đã có nhiều dịp tiếp các bạn bè quốc tế đến thăm ngay tại căn nhà này. Nói xong, ông Ân lấy trên giá sách mấy cuốn sách mà bạn bè của ông viết đề tặng cho ông thời gian gần đây. Cuộc nói chuyện càng trở nên tự nhiên thân mật, và tôi nhận thấy ông Ẩn vẫn rất khôn khéo trong cách trả lời với khách. Ông Ẩn nói với giọng triết lý, thóat tục nhiều hơn là đi vào chi tiết cụ thể liên quan đến tình trạng xã hội chính trị hiện thời ở Việt nam.
Cụ thể là khi Roxanna hỏi : Ông được phong danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, đó là một vinh dự lớn lao đấy chứ, xin ông cho biết cảm tưởng về sự kiện này.” Ông Ẩn trả lời rất tự nhiên với những lời lẽ đày vẻ triết lý thanh thóat, đại khái như sau: “Trong thời chiến, tôi chỉ làm nhiệm vụ của một người công dân yêu nước. Vậy thôi. Còn cái chuyện bây giờ nhà nước phong cho tôi cái danh hiệu như thế, đó là vì nhà nước muốn nhằm mục đích nêu cái tấm gương để động viên khích lệ cho giới thanh thiếu niên bây giờ hy sinh dấn thân phục vụ dân tộc mà thôi. Cô nghĩ xem, năm nay tôi đã quá 60 tuổi già yếu bệnh họan nhiều, đã về nghỉ hưu rồi, tôi đâu còn có tham vọng ham thích gì đến những chuyện về danh tiếng, về lợi lộc gì nữa trên cõi đời này"…”
Buổi gặp gỡ chuyện trò kéo dài chừng hơn một giờ, và chúng tôi chia tay vui vẻ lịch sự cả hai phía chủ và khách. Trên đường về, Roxanna tâm sự với tôi : “Tôi thật không thể ngờ được cái con người nhỏ nhoi ốm yếu như ông Ẩn mà lại có mưu mô, đảm lược trong suốt mấy chục năm làm được cái nghề tình báo cao cấp đến như thế, mà không bao giờ ông ấy để cho bị lộ mặt. Cả cái lối ông ấy trả lời các câu hỏi của tôi bữa nay cũng chứng tỏ ông ta thực sự có sự tự tin và biết giữ kẽ thủ thế đến mức tối đa. Tôi không thể nào mà lại có thể có được sự khôn khéo, mưu trí và can trường như người gián điệp này đâu!…Tôi sẽ tường thuật cho anh Phách biết rõ hơn về người bạn đồng nghiệp của anh ấy khi xưa.”
* Chuyên tiếp theo đáng nói hơn nữa, đó là chỉ chừng một tuần lễ sau đó, thì tôi bị bắt ở phi trường Đà nẵng khi máy bay vừa từ Saigon đáp xuống đây vào chiều ngày 23/4/1990. Và cả Mike Morrow cũng như Roxanna Brown cũng bị bắt giữ trong dịp này nữa. Roxanna được thả ra sau một tuần lễ.
Và khi điều tra, thì tôi lại bị Đại tá Quang Minh căn vặn, bắt tôi phải tường thuật về việc tôi dẫn Roxanna đến gặp gỡ với ông Phạm Xuân Ẩn tại nhà riêng của ông ấy. Ông Quang Minh còn hỏi lý do nào thúc đảy tôi làm việc này. Tôi đã phải trả lời bằng mấy trang giấy viết, đại khái rằng : Ông Ẩn nói chuyện với cô Roxanna một cách rất bình tĩnh ôn tồn, nhỏ nhẹ, và ông tòan nói với giọng triết lý chung chung, chứ không hề nói gì về chi tiết cụ thể với người trước đây ông chưa hề quen biết. Việc ông tiếp chỉ là do mối thân tình của ông với ông Phách là đồng nghiệp trong ngành báo chí với ông hồi trước năm 1975 mà thôi. Chủ yếu là chuyện thăm hỏi và trao đổi tin tức bình thường giữa hai người bạn năm xưa mà thôi. Còn riêng cá nhân tôi, thì tôi cũng có quen với ông Ẩn qua mấy người bạn như hai giáo sư Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, nhưng tôi chưa thể được coi như là bạn hữu thân thiết của ông Ẩn. Cô Roxanna có giúp tôi sửa một vài bức thư về business để gửi cho mấy thân chủ ngọai quốc của tôi, nên giữa chúng tôi có sự gắn bó thân tình với nhau. Nên tôi giúp đưa cô ấy đến gặp ông Ẩn, thì chỉ là chuyện bình thường bạn bè giúp đỡ nhau mà thôi.
Đến nay, thì cả hai người ông Phạm Xuân Ẩn và cô Roxanna Brown đều đã ra người thiên cổ mất rồi. Ông Ẩn thì mất năm 2006 ở tuổi 79 tại Saigon vì bệnh phổi. Còn Roxanna thì mất năm 2008 tại Mỹ ở tuổi 62, trong một hòan cảnh bi đát trớ trêu, mà báo chí Mỹ đã chỉ trích nặng nề đối với cơ quan tư pháp điều tra của nước Mỹ. Chi tiết này thật nhiêu khê dài dòng, vượt ra khỏi phạm vi của bài viết này, nên bạn đọc có thể tìm kiếm trên internet sẽ biết rõ hơn. Và cả chi tiết về cuộc đời họat động tình báo của ông Ẩn cũng đày rẫy trên internet nữa.
Nhân tiện, tôi cũng muốn ghi thêm một vài chi tiết về ông Phạm Xuân Ẩn như sau : Vào năm 1997, sau khi qua định cư ở Mỹ, thì tôi có viết một lọat bài về “Những khuông mặt Tình Báo Chiến Lược của Hanoi”, điển hình là các ông Phạm Ngọc Thảo. Phạm Xuân Ẩn và bà Đinh Thị Vân. Trong bài viết về ông Ẩn, tôi có đặc biệt nhắc lại việc ông tận tình cứu giúp Bác sĩ Trần kim Tuyến đi thóat được vào ngày 30/4/1975.
Đến năm 2001, khi có dịp đến thăm bà con ở thành phố Kansas City, thì tôi được một chị bạn người Cần thơ cho tôi biết rằng : “Tôi có đọc bài anh viết về ông Phạm Xuân Ẩn, thế mà ông Ẩn có một người em làm luật sư ở Cần thơ tên là Phạm Xuân Định, anh cũng là luật sư, chắc anh phải biết ông Định đấy chứ"”. Tôi gật gù trả lời chị bạn : “Anh Định cùng tuổi với tôi và là bạn học chung với tôi ở trường Luật Saigon hồi giữa thập niên 1950, chúng tôi đều cùng tốt nghiệp cử nhân luật khoa năm 1958. Trước 1975, một vài lần tôi cũng gặp lại anh Định tại văn phòng luật sư của anh ấy tại Cần thơ. Mà sau 1975, có lần gặp anh Định ở Saigon, thì anh ấy cũng cho tôi biết là đang làm “bào chữa viên” ở Cần thơ. Nhưng xem ra anh Định cũng chẳng tỏ vẻ gì là phấn khởi, lạc quan với cái khí thế của một người được trọng dụng trong chế độ mới của người cộng sản cả. Anh ấy cũng rong ruổi đạp cái xe cũ kỹ, cà tàng y như tôi vậy thôi. Bây giờ chị cho biết anh Định là em của anh Ẩn, thì đó là điều mà trước đây ở Việt nam, tôi chưa hề được biết đến, mặc dù tôi lại quen biết cả hai người này…”
Bài viết đến đây kể cũng đã dài dòng rồi, tôi xin được tạm ngừng nơi đây và sẽ tiếp tục cống hiến tới quý bạn đọc những câu chuyện “Người thật, Việc thật” khác nữa trong mục “Chuyện xưa chuyện nay” vậy nhé./
California, Tháng Chín 2011
Đòan Thanh Liêm
Đòan Thanh Liêm tường thuật
Roxanna Brown là một phụ nữ Mỹ, chị đã từng làm việc về báo chí tại miền Nam Việt nam hồi trước năm 1975. Sau đó chị về đi học lại và rồi đi dậy về môn sử học và khảo cổ tại Thái lan. Chị có quốc tịch Thái lan và hay lui tới Việt nam với passport Thái lan để làm việc trao đổi về sử học với Phân Viện Khoa học Xã hội tại Saigon từ các năm 1988 – 89.
Anh Mike Morrow là một người bạn lâu năm đã giới thiệu Roxanna với anh chị em chúng tôi trong thời gian này. Do một tai nạn xe cộ ở Bangkok, Roxanna bị thương tật ở chân nên phải chống gậy mới có thể di chuyển được. Hồi đó, nhờ sự tổ chức của anh Võ Sĩ Khải chuyên viên về khảo cổ, tôi có dẫn Roxanna đến thăm khu di tích lịch sử của vương quốc Óc Eo Phù Nam ở miệt Đức Hòa Long An. Chị rất chú ý đến các hiện vật được khai quật tại đây, mà thuộc về một thời đại đã cách nay trên dưới 1500 năm lịch sử. Roxanna cho biết có nhiều sự tương đồng với các đồ gốm sứ ở Mã lai, Thái lan mà chị vẫn thường gặp trong các năm gần đây. Qua những chuyện nho nhỏ như vậy, mà Roxanna rất thân thiết gắn bó với công việc văn hóa xã hội của một số anh chị em chúng tôi.
*Mấy lần Roxanna có nhờ tôi dẫn chị đến gặp ông Phạm Xuân Ẩn là người vừa cộng tác với giới truyền thông báo chí ngọai quốc và vừa làm việc về tình báo cho Hanoi hồi trước năm 1975. Chị nói : Tôi chưa hề quen biết với ông Ẩn trước đây, nhưng do anh bạn là Nguyễn Ngọc Phách hiện ở Australia cứ nhắc chị là tìm cách gặp thăm ông Ẩn vốn là bạn đồng nghiệp thân thiết lâu năm với anh Phách, nên chị rất muốn được gặp ông Ẩn theo lời nhắn nhủ của anh Phách. Anh Phách chính là bào đệ của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh người có tên tuổi quen thuộc ở Saigon thuở trước. Thế là vào một buổi tối vào giữa tháng 4/1990, tôi đã dẫn Roxanna đến thăm ông Ẩn tại nhà riêng ở gần khu Yên Đổ - Lê Văn Duyệt Saigon.
Sau lời giới thiệu và chào hỏi giữa hai bên, Roxanna nói ngay : Hồi trước tôi làm cho thông tấn News Dispatch, nhưng chưa được có dịp gặp gỡ với ông. Nhưng anh Phách cứ hay căn dặn tôi là phải tìm cách gặp được ông để chuyển lời thăm hỏi về sức khỏe của anh ấy đến với ông. Nay nhờ có anh Liêm cũng là chỗ quen biết với ông dẫn đến đây, tôi thật hân hạnh được gặp ông và sẽ nói lại với anh Phách về buổi gặp gỡ này. Ông Ẩn trả lời đại khái là gần đây với chính sách mở cửa của nhà nước, thì tôi cũng đã có nhiều dịp tiếp các bạn bè quốc tế đến thăm ngay tại căn nhà này. Nói xong, ông Ân lấy trên giá sách mấy cuốn sách mà bạn bè của ông viết đề tặng cho ông thời gian gần đây. Cuộc nói chuyện càng trở nên tự nhiên thân mật, và tôi nhận thấy ông Ẩn vẫn rất khôn khéo trong cách trả lời với khách. Ông Ẩn nói với giọng triết lý, thóat tục nhiều hơn là đi vào chi tiết cụ thể liên quan đến tình trạng xã hội chính trị hiện thời ở Việt nam.
Cụ thể là khi Roxanna hỏi : Ông được phong danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, đó là một vinh dự lớn lao đấy chứ, xin ông cho biết cảm tưởng về sự kiện này.” Ông Ẩn trả lời rất tự nhiên với những lời lẽ đày vẻ triết lý thanh thóat, đại khái như sau: “Trong thời chiến, tôi chỉ làm nhiệm vụ của một người công dân yêu nước. Vậy thôi. Còn cái chuyện bây giờ nhà nước phong cho tôi cái danh hiệu như thế, đó là vì nhà nước muốn nhằm mục đích nêu cái tấm gương để động viên khích lệ cho giới thanh thiếu niên bây giờ hy sinh dấn thân phục vụ dân tộc mà thôi. Cô nghĩ xem, năm nay tôi đã quá 60 tuổi già yếu bệnh họan nhiều, đã về nghỉ hưu rồi, tôi đâu còn có tham vọng ham thích gì đến những chuyện về danh tiếng, về lợi lộc gì nữa trên cõi đời này"…”
Buổi gặp gỡ chuyện trò kéo dài chừng hơn một giờ, và chúng tôi chia tay vui vẻ lịch sự cả hai phía chủ và khách. Trên đường về, Roxanna tâm sự với tôi : “Tôi thật không thể ngờ được cái con người nhỏ nhoi ốm yếu như ông Ẩn mà lại có mưu mô, đảm lược trong suốt mấy chục năm làm được cái nghề tình báo cao cấp đến như thế, mà không bao giờ ông ấy để cho bị lộ mặt. Cả cái lối ông ấy trả lời các câu hỏi của tôi bữa nay cũng chứng tỏ ông ta thực sự có sự tự tin và biết giữ kẽ thủ thế đến mức tối đa. Tôi không thể nào mà lại có thể có được sự khôn khéo, mưu trí và can trường như người gián điệp này đâu!…Tôi sẽ tường thuật cho anh Phách biết rõ hơn về người bạn đồng nghiệp của anh ấy khi xưa.”
* Chuyên tiếp theo đáng nói hơn nữa, đó là chỉ chừng một tuần lễ sau đó, thì tôi bị bắt ở phi trường Đà nẵng khi máy bay vừa từ Saigon đáp xuống đây vào chiều ngày 23/4/1990. Và cả Mike Morrow cũng như Roxanna Brown cũng bị bắt giữ trong dịp này nữa. Roxanna được thả ra sau một tuần lễ.
Và khi điều tra, thì tôi lại bị Đại tá Quang Minh căn vặn, bắt tôi phải tường thuật về việc tôi dẫn Roxanna đến gặp gỡ với ông Phạm Xuân Ẩn tại nhà riêng của ông ấy. Ông Quang Minh còn hỏi lý do nào thúc đảy tôi làm việc này. Tôi đã phải trả lời bằng mấy trang giấy viết, đại khái rằng : Ông Ẩn nói chuyện với cô Roxanna một cách rất bình tĩnh ôn tồn, nhỏ nhẹ, và ông tòan nói với giọng triết lý chung chung, chứ không hề nói gì về chi tiết cụ thể với người trước đây ông chưa hề quen biết. Việc ông tiếp chỉ là do mối thân tình của ông với ông Phách là đồng nghiệp trong ngành báo chí với ông hồi trước năm 1975 mà thôi. Chủ yếu là chuyện thăm hỏi và trao đổi tin tức bình thường giữa hai người bạn năm xưa mà thôi. Còn riêng cá nhân tôi, thì tôi cũng có quen với ông Ẩn qua mấy người bạn như hai giáo sư Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, nhưng tôi chưa thể được coi như là bạn hữu thân thiết của ông Ẩn. Cô Roxanna có giúp tôi sửa một vài bức thư về business để gửi cho mấy thân chủ ngọai quốc của tôi, nên giữa chúng tôi có sự gắn bó thân tình với nhau. Nên tôi giúp đưa cô ấy đến gặp ông Ẩn, thì chỉ là chuyện bình thường bạn bè giúp đỡ nhau mà thôi.
Đến nay, thì cả hai người ông Phạm Xuân Ẩn và cô Roxanna Brown đều đã ra người thiên cổ mất rồi. Ông Ẩn thì mất năm 2006 ở tuổi 79 tại Saigon vì bệnh phổi. Còn Roxanna thì mất năm 2008 tại Mỹ ở tuổi 62, trong một hòan cảnh bi đát trớ trêu, mà báo chí Mỹ đã chỉ trích nặng nề đối với cơ quan tư pháp điều tra của nước Mỹ. Chi tiết này thật nhiêu khê dài dòng, vượt ra khỏi phạm vi của bài viết này, nên bạn đọc có thể tìm kiếm trên internet sẽ biết rõ hơn. Và cả chi tiết về cuộc đời họat động tình báo của ông Ẩn cũng đày rẫy trên internet nữa.
Nhân tiện, tôi cũng muốn ghi thêm một vài chi tiết về ông Phạm Xuân Ẩn như sau : Vào năm 1997, sau khi qua định cư ở Mỹ, thì tôi có viết một lọat bài về “Những khuông mặt Tình Báo Chiến Lược của Hanoi”, điển hình là các ông Phạm Ngọc Thảo. Phạm Xuân Ẩn và bà Đinh Thị Vân. Trong bài viết về ông Ẩn, tôi có đặc biệt nhắc lại việc ông tận tình cứu giúp Bác sĩ Trần kim Tuyến đi thóat được vào ngày 30/4/1975.
Đến năm 2001, khi có dịp đến thăm bà con ở thành phố Kansas City, thì tôi được một chị bạn người Cần thơ cho tôi biết rằng : “Tôi có đọc bài anh viết về ông Phạm Xuân Ẩn, thế mà ông Ẩn có một người em làm luật sư ở Cần thơ tên là Phạm Xuân Định, anh cũng là luật sư, chắc anh phải biết ông Định đấy chứ"”. Tôi gật gù trả lời chị bạn : “Anh Định cùng tuổi với tôi và là bạn học chung với tôi ở trường Luật Saigon hồi giữa thập niên 1950, chúng tôi đều cùng tốt nghiệp cử nhân luật khoa năm 1958. Trước 1975, một vài lần tôi cũng gặp lại anh Định tại văn phòng luật sư của anh ấy tại Cần thơ. Mà sau 1975, có lần gặp anh Định ở Saigon, thì anh ấy cũng cho tôi biết là đang làm “bào chữa viên” ở Cần thơ. Nhưng xem ra anh Định cũng chẳng tỏ vẻ gì là phấn khởi, lạc quan với cái khí thế của một người được trọng dụng trong chế độ mới của người cộng sản cả. Anh ấy cũng rong ruổi đạp cái xe cũ kỹ, cà tàng y như tôi vậy thôi. Bây giờ chị cho biết anh Định là em của anh Ẩn, thì đó là điều mà trước đây ở Việt nam, tôi chưa hề được biết đến, mặc dù tôi lại quen biết cả hai người này…”
Bài viết đến đây kể cũng đã dài dòng rồi, tôi xin được tạm ngừng nơi đây và sẽ tiếp tục cống hiến tới quý bạn đọc những câu chuyện “Người thật, Việc thật” khác nữa trong mục “Chuyện xưa chuyện nay” vậy nhé./
California, Tháng Chín 2011
Đòan Thanh Liêm
Ý kiến bạn đọc
08/09/201121:39:14
Hoài-Đức
Khách
Ông Đoàn Thanh Liêm vẫn còn "giao du thân mật" với Phạm Ngọc Ẩn sau 1975 là một câu hỏi lớn. Dễ gì những vị như Lê Xuyên, Hoàng Hải Thuỷ được cái "diễm phúc" này.