Hôm nay,  

Lửa Tam Muội Và Công Án Bát Nhã

05/09/201100:00:00(Xem: 5491)
Lửa Tam Muội Và Công Án Bát Nhã

bia-sach-bat-nha-400-large-contentSách "Bát Nhã Là Một Công Án Thiền".

Huệ Trân

Trong kinh Pháp Hoa, khi tụng đến phẩm thứ hai mươi ba, ít có hành giả nào ngăn được xúc động và ngưỡng phục trước sự cúng dường của ngài Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ, lên Thầy của mình là Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức.
Phẩm thứ hai mươi ba trong kinh Pháp Hoa là phẩm mang tên Dược Vương Bồ Tát Bản Sự.
Vâng, đó chính là phẩm nói về Bồ Tát Dược Vương. Ngài có tên là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ vì Ngài luôn hiển lộ sự hoan hỷ, chẳng phải chỉ ở nét mặt, mà còn từ mọi cử chỉ, lời nói, khiến ai thấy ngài cũng được vui lây niềm an lạc. Ngài có duyên lành lớn, được Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức nhận làm đệ tử và nghiêm minh truyền dạy Phật pháp.
Không phụ lòng sư phụ, ngài tinh chuyên miên mật học hỏi, hành trì và đạt được Tam Muội Hiện Nhất Thiết Sắc Thân, nghĩa là, ngài có thể tùy duyên hóa độ, nương nơi đối tượng cần độ, đáng độ, mà hóa hiện sắc thân tương ứng.
Khi chứng được tam muội này, tức thời ngài liễu ngộ rằng, ngay xác thân ngài đang mang cũng chỉ là hóa thân của chính ngài, ở một tiền kiếp nào đó. Điều này cũng nói lên điểm căn bản trong giáo pháp, là dẫu vòng sinh tử vẫn xoay đều, nhục thân sanh rồi diệt vẫn không làm ô nhiễm tới chân thân, là cái bất sanh bất diệt thường hằng, là Phật tánh vô thỉ vô chung của mọi loài.
Thực chứng điều này, ngài hốt nhiên được giải thoát hoàn toàn khỏi vướng mắc và sợ hãi. Ngài đã hoan hỷ, an nhiên tẩm các loại hương thơm lên mình rồi dõng mãnh châm lửa tự thiêu, cúng dường Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức để tạ ơn sư phụ.
Là con Phật, tất chúng ta cùng hiểu rằng Dược Vương Bồ Tát tự thiêu không phải là cúng dường tấm thân tứ đại mà là cúng dường sự giác ngộ siêu việt, vượt lên trên hết thảy mọi ràng buộc của đời-thường. Chính vì sự chứng đắc vẹn toàn này mà ngọn lửa trên nhục thân ngài cũng không phải là lửa thế gian. Đó là lửa tam muội, là Tâm Nhiệt, có thể chiếu sáng mười phương, mang trí tuệ tới nơi ngu si, mang hiền hòa tới nơi ác độc.
Theo kinh dạy, khi ngọn lửa vừa tắt trên nhục thân Dược Vương Bồ Tát, ngài lập tức tái sanh, làm Thái Tử ngay nơi quốc gia đó để có cơ duyên gặp lại Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, trước khi Đức Phật nhập diệt.
Lửa tam muội tuy có phần hữu hình nhưng mang sức mạnh vô hình. Sức mạnh này vượt lên trên mọi đắn đo, hý luận để hướng tới huệ tâm tối thượng là cứu độ sự khổ đau. Chẳng thế, trong quá khứ, Đức Phật cũng đã từng nhập pháp tam muội này, phát lửa từ thân Phật mà hàng phục loài rồng độc hại.
Xuyên suốt hằng hà sa kiếp, trải dài mọi thời quá khứ, hiện tại, vị lai, có thời nào mà chúng sanh không thảng hoặc được thấy ánh lửa tam muội bùng lên, vì thời nào mà chẳng có khổ đau, uất hận!
Chỉ nhìn thời nay thôi, và gần đây nhất thôi, ngọn lửa ấy đã rực rỡ trên thân một vị sư Tây Tạng, mới 29 tuổi. Sư Tsewang Norbu ngụ trong một ngôi chùa thuộc khu Tự Trị Tây Tạng, tỉnh Sichuan. Vào một ngày thứ hai, trung tuần tháng tám/2011 vị sư trẻ đã âm thầm chọn cho mình một ngôn ngữ bi tráng để nói lên điều muốn nói. Ngôn ngữ đó là dùng lửa tam muội để truyền đạt âm thanh cho một dân tộc liên tục bị Trung Quốc săn đuổi và đàn áp. Với lửa hồng phừng phừng quanh thân, sư Tsewang Norbu đã trải rộng tấm lòng với đạo pháp và dân tộc bằng những lời cuối cùng: “Đức Đạt Lai Lạt Ma muôn năm! Người Tây Tạng muốn tự do! Trung Quốc hãy ngưng đàn áp tôn giáo!”
Ngay khi được tin sự việc, chính quyền Trung Quốc đã huy động trên một ngàn công an và binh lính tới bao vây ngôi chùa nhỏ nơi nhà sư vừa tự thiêu. Điện nước lập tức bị cắt và mọi nguồn tiếp tế lương thực bị ngăn chặn!
Hơn một ngàn kẻ có quyền uy và vũ khí đến bao vây một nơi chỉ có chuông mõ và những người tu hành đã đủ nói lên điều gì"""
Sức mạnh của quyền uy và vũ khí luôn run sợ trước sức mạnh tâm linh. Điều này hiển nhiên, vì khi đã có sức mạnh tâm linh thì không gì, và không ai cướp đi được. Sự dọa nạt chỉ là ấu trĩ, nhưng nó vẫn xảy ra, bởi sự vô minh gắn liền với kiếp sống!
Sự kiện bi tráng vừa xảy ra với Phật giáo Tây Tạng, ngẫu nhiên lại trùng thời điểm tu viện Bát Nhã tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, bị đàn áp khốc liệt, cách đây hai năm. Cũng dọa nạt, cũng cắt điện nước, chặn mọi sự tiếp tế lương thực. Rồi, mọi hình thức khủng bố đó tăng dần tới đánh đập tăng ni, đốt am, đốt kinh sách, ném phân, và cuối cùng là cầm dao gậy, quyết liệt rượt đuổi toàn bộ gần bốn trăm tăng ni sinh ra khỏi tu viện dưới cơn mưa tầm tã trong đêm tối, ngày 27 tháng 9 năm 2009!
Chỉ đôi điều hơi khác, là các nhà sư Tây Tạng bị Trung Quốc ngoại xâm đánh đuổi, còn các nhà sư Việt Nam, ở tại đất nước Việt Nam thì bị chính quyền, cũng người Việt Nam, đánh đuổi.
Vì bị ngoại xâm cưỡng chiếm và cai trị nên dân Tây Tạng – nói chung – và các nhà sư Tây Tạng – nói riêng – phải lên tiếng đòi hỏi tự do, tự trị.
Còn các nhà sư tại tu viện Bát Nhã là người Việt Nam, đang ở nước Việt Nam, nơi có một chính quyền Việt Nam luôn đề cao khấu hiệu “Tự Do, Độc Lập, Hạnh Phúc”, nên chỉ xin được tu!
Tiếc thay, đôi điều khác đó đã chẳng làm khác đi hệ lụy mà các nhà sư Tây Tạng và Việt Nam phải chịu, vì sự nham hiểm đều có chung một ngôn ngữ, một phương thức hành xử!
Để lưu dấu hai năm về sự kiện Bát Nhã, một sự kiện mà từ đấy đã tự hiển lộ những gì cực đẹp cũng như cực xấu, nhà báo Lê Nguyên, chủ biên trang nhà Phù Sa vừa hoàn tất một cuốn sách nặng ký, với chín trăm trang dầy đặc bài vở và hình ảnh trung thực về biến cố Bát Nhã. Cuốn sách mang tên “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền”.
Đây là một công trình sưu tập tài liệu đầy đủ nhất trong suốt quá trình của sự việc, nhưng với tựa sách: “Bát Nhã Là Một Công Án Thiền”, dường như người thực hiện có ẩn ý gì chăng"
Khi Thiền-sư Bạch Ẩn đưa một bàn tay lên và bảo các thiền sinh đang chăm chú nhìn ngài: “Hãy lắng nghe tiếng vỗ từ một bàn tay!” thì tất cả thiền sinh hiện diện đều ngẩn ngơ, vì trong tâm phân biệt đã lập tức khởi niệm “Chỉ có một bàn tay, làm sao tạo ra âm thanh tiếng vỗ" Vậy, âm thanh nào là tiếng vỗ của một bàn tay"”
Chính từ dấu hỏi này mà câu nói của thiền sư trở thành công án, vì công án, nếu hiểu theo nghĩa đơn giản, chỉ do vị thầy muốn dẫn đạo đệ tử đặt trọng tâm quán sát vào điều gì thì thầy đặt ra đề án về điều đó để khai ngộ thiền-lý cho trò. Khi thiền sinh quán chiếu về công án mà thầy đặt ra – danh từ nhà thiền gọi là tham công án – thì thiền sinh chẳng phải chỉ trong một tư thế tọa thiền tĩnh lặng, gom thân, tâm, ý, về một mối mà còn phải sống, chết, ăn, ngủ, với công án đó bằng trọn từng đốt xương, từng lỗ chân lông trên thân tứ đại, may ra mới tới lúc thấy được “ánh sáng cuối đường hầm!”
Nhưng với sự kiện Bát Nhã thì có lẽ không cần khó nhọc thế mới hiểu được. Từng trang, trong tập sách chín trăm trang, mỗi trang dường như đều là một câu hỏi và đồng thời có ngay câu trả lời.
Câu hỏi ở đây là câu hỏi của lương tâm, của nhân cách, của tình người; còn câu trả lời là của tham sân si, uế trược.
Vậy, dùng từ “công án” cho sự kiện Bát Nhã, phải chăng chỉ là dụng ý tương phản của người thực hiện, muốn gửi tới những ai còn xót xa quan tâm đến Bát Nhã. Thông điệp thầm lặng đó, phải chăng là “Bạn ơi, hãy mỉm cười đi! Đừng băn khoăn, đừng bứt xúc, đừng bất nhẫn nữa, vì mọi sự đều tự nó ở ngoài ánh sáng cả rồi mà!”
Theo tinh thần kinh Kim Cang mà Đức Thế Tôn chỉ dạy cho ngài Tu Bồ Đề thì ở công án này, có lẽ người thực hiện muốn diễn tả điều dị thường, là: “Nói Bát Nhã không là một công án, mới thực Bát Nhã là công án!”

Ngẫm xa, theo thiền-ý thì có vẻ mênh mông, nhưng ngẫm gần, qua sự việc thì vô cùng đơn giản. Xin cám ơn nhà báo Lê Nguyên đã hoàn tất cái công án dài nhất trong lịch sử công án! Vì công án này không chỉ ở tựa cuốn sách, mà ở từng trang, ở từng sự kiện. Không những thế, công án này còn đưa ra một cái nhìn mới mẻ về phút giây trọng đại của thiền sinh khi chợt ngộ sau thời gian khổ nhọc tham công án. Thông thường, đó là phút giây “Thấy cái đi tìm lại là cái thật gần”.
Nhưng ở đây, cái mà những ai còn quan tâm tới Bát Nhã, muốn đi tìm, thì sẽ chẳng phải chỉ thấy những cái thật gần, là tinh thần Bát Nhã vẫn còn nguyên vẹn ở Lâm Đồng, ở tình người Hiểu và Thương khắp ba miền Trung Nam Bắc, ở những bữa cơm chánh niệm trong bao gia đình, mà còn thấy những cái thật xa.
Đúng vậy, Bát Nhã đã, và đang đi xa lắm! Bát Nhã đã có mặt khắp hoàn cầu, trong trái tim thế giới. Sự có mặt không phải chỉ nơi Tích Môn, mà còn ở Bản Môn. Bạn có thầm hỏi, tại sao tinh thần Bát Nhã lại ở tới Bản Môn không"
Thưa, vì hình ảnh toàn thể gần bốn trăm tăng ni sinh vẫn lặng thinh thiền tọa trước súng đạn, gươm đao của bạo quyền, vì bị rượt đuổi, xô đẩy dã man vẫn bình tĩnh nương nhau đi trong mưa, vì bị bỏ đói bỏ khát vẫn niệm Quan Thế Âm xin chuyển hóa vô minh cho những kẻ tạo nghiệp … vì biết bao, biết bao thể hiện sự vô úy, từ bi, nhẫn nhục, đã là lời chứng thực, xác quyết nhất, về giá trị tối thượng của một giáo pháp có tên gọi là ĐẠO PHẬT. 
Huệ Trân
(Tào-Khê tịnh thất, tháng 9/2011)
*
GHI CHÚ:
Bát Nhã Là Một Công Án Thiền
Lời người kết tập: Sách do Lê Nguyên kết tập, Phù Sa ấn hành, bìa cứng, in tại Đức quốc lần đầu 1000 quyển. Sách dầy 900 trang gồm 166 bài viết và tài liệu, cùng rất nhiều hình ảnh thời sự. Đây là tập sử liệu chính thức (officiel) giải trình đầy đủ sự kiện Pháp Nạn Tu Viện Bát Nhã ở thôn Đamb'ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam từ tháng Bảy năm 2008 đến tháng Chạp năm 2009.
Được gọi là sử liệu, vì nó được kết tập một cách khách quan bằng những trang tài liệu chính thức của các bên liên hệ ; Bằng những trang báo, trang tin khách quan của các hãng thông tấn, báo, đài quốc tế ; Bằng những bài viết và bút tích của mọi thành phần khách quan, cũng như các bên liên hệ ; Bằng sự rung động của con tim và lý lẽ của những con người bằng xương bằng thịt... Là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam và thế giới. Sách phơi bày tất cả những bộ mặt thật của Chính quyền, Đảng quyền, và Giáo quyền. Song song, BÁT NHÃ LÀ MỘT CÔNG ÁN THIỀN còn là một minh chứng bằng xương bằng thịt của hơn 400 con người cho những giá trị cao thượng về Hiểu biết, Thương yêu, Không sợ hãi ; về Bốn tâm Vô lượng ; về Tuệ giác Vô thượng Bồ đề của các bậc Chân sư, v.v... mà ta cứ ngỡ rằng chúng chỉ có trong kinh sách mà thôi.
Phù Sa Info, Người kết tập, cùng các Cộng tác viên rất hạnh phúc hiến tặng công đức này tới tất cả mọi người. Dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu trong thế giới này, nếu bạn muốn có một hay nhiều quyển sách này xin gửi cho chúng tôi ấn phí là 20€ + phí bưu điện là đủ. Đặc biệt, các tác giả, các cơ quan truyền thông[1] có bài trong sách này chỉ cần gửi phí bưu điện mà thôi. Chú ý: Những điều kiện này chỉ được áp dụng cho ấn bản Âu châu. Mời các bạn liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ E-mail duy nhứt là: Ed.phusa@gmail.com
* * *
Ngoài ấn bản Âu châu, chúng tôi cũng vừa hoàn tất ấn bản Hoa Kỳ có cùng nội dung, hình ảnh với ấn bản Âu châu, chỉ khác về cách trình bày bìa, và đóng thành hai quyển. Sách đang được phổ biến trực tiếp tại tu viện Lộc Uyển - (Deerpark Monastery) - 2499 Melru Lane, Escondido - CA 92026 - USA - Điện thoại: + (1) 760 291 1003 hay + (1) 760 291 1028 - Fax: + (1) 760 291 1172 - E-mail: deerpark@dpmail.net.
Lê Nguyên
-----------------
[1] Tác giả có bài trong sách này : Thiền sư Nhất Hạnh – Thích Chân Pháp Khâm - Thích Chân Trung Hải – Thích Nữ Chân Thoại Nghiêm - Thích Nữ Chân Phúc Nghiêm - Nhà báo Linh Toàn - Giáo viên Đào Thị Ngọc Trâm - một Phật tử địa phương - Phật tử TP. HCM. - Nhà thơ Hoàng Hưng, cùng 434 nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước - Ký giả Không Tên - Chung (Xuân-Lộc) - Phóng viên Uyên Thảo - Tập thể Tăng Ni và Phật tử TP Đà Lạt - Nhà văn Huệ Trân - Sư chú Pháp Xa - Thanh niên, Sinh viên, Học sinh Phật tử Sài Gòn - Cát Tường (xóm Bếp Lửa Hồng) - Phật tử Tâm Diệu Chung - Nguyên Chơn - Sa Môn Thích Đồng Nhẫn - Nhà văn Phan Quân - Phóng viên Hà Giang - Ts. Nguyễn Hồng Dũng - TDTCSM - Ký giả Ben Stocking (AP) - Một tu sinh BN tị nạn tại chùa Phước Huệ - Nguyễn Phước Song Thân - Chân Điều Nghiêm & Chân Áo Nghiêm - Tập sự nữ Tâm Thường - Thượng tọa Thích Thanh Thắng - Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Bình luận gia Ngô Nhân Dụng - Tỳ kheo Thích Thanh Quang cùng tập thể tăng ni trẻ tỉnh Lâm Đồng - Phóng viên Thanh Trúc - Cựu thiếu tướng Trần Khắc Lợi - Chu Văn - Một sư cô xóm Mây Đầu Núi - Sư chú Chân Pháp - Sư em của Tăng thân - Minh Thi, tập sự nữ xóm Mây Đầu Núi - Tăng thân Bát Nhã - Thường Quán, đại diện tập thể tu sĩ các đạo tràng cả nước - Nhóm Phật tử trẻ - Nguyễn Đắc Xuân, đảng viên kỳ cựu đảng CSVN, kiêm nhà văn, nhà báo - Phật tử Diệu Tâm - Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành (Giám Tỉnh) và tập thể Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế VN - Nguyễn Mai Sơn - Lê Hiếu Đằng, Đảng viên, nguyên phó chủ tịch UBMTTQVN tp. HCM - Phóng viên Bạch Liên - Quách Sơn Mạc - Trần Vũ Bách Niên - ĐN, sư chị xóm Mới LM - Hoài Chân - Gia Bảo, giáo dân Công giáo - Hạnh Chơn, Phật tử TPHCM - Sư con - Trần Quốc Việt - Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn - Huyền Lam - Nguyên Hỷ Đỗ Tường Vân - Nhà văn Vĩnh Hảo - Cheri Maples, Đại úy CA Hoa Kỳ - Thích Phong Định - Giáo sư Nguyễn Huệ Chi - T. M. T. tập sự nữ xóm Mây Đầu Núi - Tâm Giao Nguyên - Nhóm “baby monks” - Nhà thơ Vô Thường - Quảng Tựu Đoan Thanh - Sư chị Xóm Mới - Phóng viên Vân Thủy - Trần Đình Nguyên - Liên Anh - Luật gia Phạm Như Hưng & Mai Thanh Hiếu - Phật tử Diệu Thành - Hoa Vô Ưu TH - Trịnh Tú Nhân - Phóng viên Gia Minh - Sư chú Bát Nhã tị nạn ở Phước Huệ - Phật tử Lâm Đồng - Tâm Quảng Kim - Phóng viên Trà Mi - Pb - Nguyễn Hoàng Quang - Đoan Nguyện - Luật gia Nguyễn Trung Nguyên - Phật tử Nguyên Hưng - Chân Nguyên - Diệu Nguyện, Phật tử Bảo Lộc - Tâm Nhiên - Hoàng Bảo Lâm & Lâm Nguyên Quảng - Chân Toàn - Phổ Tâm - Bắc Phong - Lý Viết Chân - Thích Quảng Kim - Thích Tâm Lạc - Thích Tâm Hỷ - Thích Nữ Tâm Nhật - Thích Chân Pháp Sỹ - Tâm - và Lê Nguyên.
Các quan chức Chính quyền và Giáo quyền: Đỗ Phú Thạch, Trưởng Ban CA xã Đamb’ri – TT. Thích Đức Nghi, Viện chủ tu viện Bát Nhã - Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban TGCP - Trương Kim Viên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Bảo Lộc - Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó CT kiêm TTK GHPGVN - Hòa thượng Thích Toàn Đức, cùng toàn thể thành viên Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng - ông Bob Filner, Dân biểu quốc hội HK - Phạm Quang Tường, Chủ tịch UBND Bảo Lộc - Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó TTK kiêm CVP 2 GHPGVN - Hoà thượng Thích Pháp Chiếu, Trưởng BTS PG tỉnh Lâm Đồng - Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao VN - Chime R Chhoekyapa, Thư ký Văn Phòng Đức Ngài Đạt Lại Lạt Ma - Heidi Hautala, Chủ tịch Phân Ban Nhân Quyền của Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Âu Châu - Thượng tọa Thích Minh Nghĩa, Viện chủ tu viện Toàn Giác Đồng Nai - Thượng tọa Thích Viên Thanh, Viện chủ Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt - Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng Ban TT Điều hành BTGCP - Thượng tọa Thích Thái Thuận, Chánh đại diện PG Bảo Lộc - Human Rights Watch - Amnesty International.
Các cơ quan truyền thông: Giác Ngộ - RFI Việt ngữ - La-Croix - Người Việt - Calitoday - AP - Sen Việt - RFA việt ngữ - Radio Veritas Asia - talawas - BBC Việt ngữ - The Wall Street Journal - AFP - VOA Việt ngữ - Deutsche Presse-Agentur - Nữ Vương Công Lý.

Ý kiến bạn đọc
06/09/201105:54:38
Khách
Bai nay co doan noi sai loi Kinh Phap Hoa Pham 23. "Thực chứng điều này, ngài hốt nhiên được giải thoát hoàn toàn khỏi vướng mắc và sợ hãi. Ngài đã hoan hỷ, an nhiên tẩm các loại hương thơm lên mình rồi dõng mãnh châm lửa tự thiêu." Tôi tìm trong kinh Pháp Hoa phẩm 23 Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự không thấy chỗ nào nói "châm lửa tự thiêu"! Trong Phẩm này ghi rõ "Cúng dường như thế đó rồi, từ tam-muội dậy mà tự nghĩ rằng: “Ta dầu dùng thần lực cúng dường nơi Phật, chẳng bằng dùng thân cúng dường”. Liền uống các chất thơm; chiên-đàn, huân-lục, đâu-lâu-bà, tất-lực-ca, trầm-thủy-giao-hương; lại uống dầu thơm các thứ bông chiên-bặc v.v.. mãn một nghìn hai trăm năm, rồi lấy dầu thơm xoa thân ở trước đức Nhựt-Nguyệt-Tịnh-Minh-Đức Phật dùng y báu cõi trời mà tự quấn thân, rưới các thứ dầu thơm, dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân." Ở đây nói rõ dùng "sức nguyện thần thông mà tự đốt thân" là lửa tam muội từ bên trong, không phải châm lửa từ bên ngoài! Xin đừng diễn dịch kinh sai lạc xúi người tự thiêu! Mô Phật!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.