Hôm nay,  

Hội Ngộ Clemente 2011: Sinh Hoạt Giáo Dục Hữu Ích, Do giới trẻ Việt tại Chicago khởi xướng và tổ chức thành công tốt đẹp

25/08/201100:00:00(Xem: 5992)
Hội Ngộ Clemente 2011: Sinh Hoạt Giáo Dục Hữu Ích, Do giới trẻ Việt tại Chicago khởi xướng và tổ chức thành công tốt đẹp

Trần Hồng Phúc
chicago_tuoi_tre__7_-large-contentChicago (20-08-2011) - Trên 160 cựu học viên trường Clemente và gia đình cùng thân hữu đã đến tham dự đêm sinh hoạt trẻ mang chủ đề, “Hội Ngộ Clemente 2011: Một quãng đường nhìn lại” đã được tổ chức rất sinh động và ý nghĩa vào thứ Bảy, ngày 20 tháng 8 năm 2011 tại nhà hàng Phú Lệ Hoa Chicago. Đây cũng là dịp để để các bạn trẻ VN ôn lại những kỷ niệm đẹp của thời học sinh và chia sẻ với nhau niềm phước hạnh của gia đình và sự thành đạt trong đời sống nhân dịp kỷ niệm 119 năm hoạt động của trường Clemente Community Academy (1892-2011) và 35 năm thành lập Chương Trình Giáo Dục Việt Nam tại Chicago (1976-2011).
Mở đầu chương trình, Kiến Trúc Sư Cao Bích Ngọc, Trưởng BTC Hội Ngộ 2011 đã kính lời chào mừng quý khách, quý phụ huynh, các cựu học viên và thân hữu đã đến tham dự một trong những sinh hoạt trẻ hiếm quý của người Việt tại Chicago. Cô đã nhiệt tình cám ơn quý vị chủ tịch và đại diện Hội Người Việt, Hội Cao Niên, Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Hội Huế-Quảng Trị, Hội Nghĩa Sinh và các nguyệt san và bán nguyệt san Chicago Việt Báo, Diễn Đàn, Hôm Nay, Người Việt Illinois cùng quý đại diện Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành đã đến khích lệ tinh thần hoạt động của giới trẻ.
Mục Sư Văn Vĩnh, thành viên ban chấp sự Giáo Hội Tin Lành Methodist (the United Methodist Church) và cũng là một cựu học viên Clemente, đã lên diễn đàn dâng lời tạ ơn Thượng Đế và nguyện xin Tạo Hóa chúc lành cho buổi hội ngộ tuổi trẻ Việt hôm nay. Vị Mục Sư trẻ tuổi, trung kiên và nhiệt thành nầy đã kính lời cám ơn và vinh danh một nhà giáo Việt đã làm gương sáng cho trăm ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh VN bằng đời sống chăm chuyên trong việc học, lao tác trong việc làm và hy sinh trong việc thiện, nhằm phục vụ lợi ích chung với 36 năm dạy học tại Chicago.
Tiếp theo lời nguyện khiêm nhu và hào hùng của Mục Sư Vĩnh là bài thuyết trình chủ đề, “Computational Thinking: A New Perspective on Computer Science Education for the 21st Century” của Tiến Sĩ Nguyễn Anh Dũng. Thầy hiện đang dạy học tại một trường đứng nhất nhì bang Illinois -- trường Northside College Prep, và đã được tuần báo U.S. News & World Report xếp trường nầy vào hạng “Top 25” tại Hoa Kỳ. Trong phần thuyết trình, diễn giả đã cho biết tầm mức quan trọng và tương lai đầy hứa hẹn của ngành Khoa Học Điện Toán tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới trong Thế Kỷ 21 và rất nhiều thế kỷ tiếp theo. Thầy kết luận bài thuyết trình bằng lời nhắc nhở mọi người rằng: Dù khoa học điện toán có tầm mức phát triển vô biên, nhưng nó cũng chỉ là phương tiện để mỗi chúng ta đạt được những mục đích khác nhau trong cuộc sống. Được biết, thầy Dũng là học trò của Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu tại Trường Đại Học Sư Phạm Chicago cách nay trên 20 năm.
chicago_tuoi_tre__3_-large-contentĐược hai Emcees Trang Đài và Trần Quang trân trọng giới thiệu, Thầy Nguyễn Trung Hiếu đã lên diễn đàn tường trình về thành quả giáo dục trong 35 năm qua (1976-2011) của chương trình VEPC (the Vietnamese Education Program of Chicago at Clemente) và chia sẻ tâm tình của một nhà giáo -- được thầy ví mình như một người trồng bông: “Thầy” thì lựa chọn và trao gieo hạt giống tốt tươi; “Trò” thì phải ra công bồi dưỡng và chăm nom vùng đất vườn nhà màu mỡ, sung phú; và “thầy trò” cùng nguyện xin “Trời”cho mưa thuận, gió hòa để vườn hoa trí tuệ và tâm linh của mỗi người được triển nở, thăng tiến. Thầy trân quý mỗi học trò của thầy như một bông hoa – hoa Mai, Lan, Cúc, Trúc; hoa Huệ, Sen, Hồng, Đào… Thầy vui khi thấy hình ảnh học trò trăm hoa đua nở như được thấy trong vườn hoa thượng uyển tại các cung điện của vua chúa ngày xưa. Đối với thầy, mỗi loại hoa đều có những giá trị đặc biệt của loại hoa đó và các loại hoa đều có gia trị ngang nhau -- nên chi thầy không bao giờ so sánh hoa nầy với hoa kia. Thầy tôn trọng sự lựa chọn của học trò thầy như đã được đón nhận sự soi dẫn bằng ánh hải đăng chân-thiện-mỹ.

Để cảm ơn sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã vinh danh quý phụ huynh và đại diện cộng đồng như ông Thủy Lâm Synh (Chủ nhiệm Chicago Việt Báo), ông Vũ Công Thuần (Chủ tịch Cộng đoàn Công Giáo Chicago), ông Trần Tấn Nhất (Tổng Thư Ký Hội Cao Niên). Để khích lệ học trò cũ, Thầy đã trao bằng tưởng thưởng Giáo dục Ưu tú năm 2011 cho một số học trò cũ của thầy như Kiến Trúc Sư Cao Bích Ngọc, Điều Dưỡng Viên Y Khoa Nguyễn Ngọc Lan, Bác Sĩ Hoàng Đức Hiền và Kỹ Sư Điện Toán Trần Bửu Khánh. Thầy cũng chào thăm những tham dự viên từ xa về như Hồ Thị Hồng (New Orleans, LA), Giáp Thúy Ái (Houston, TX), Nguyễn Thanh Liêm (Miami, FL), Nguyễn Thụy Quân (Dallas, TX), v. v…
Sau phần chia sẻ của thầy, Bác Sĩ Hoàng Đức Hiền, Phó BTC đã kính lời cám ơn quý khách đã đến tham dự chương trình Hội Ngộ 2011 và cầu chúc mọi người một buổi dạ tiệc và dạ vũ vui vẻ. Trước buổi dạ tiệc, BTC đã mời Linh mục Hà Văn Vịnh, Quản Nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Mân Côi lên cầu nguyện và khai mạc dạ tiệc hội ngộ. Sau đó, Trưởng Ban Văn Nghệ Nguyễn Ngọc Lan đã trang trọng giới thiệu và cám ơn quý anh trong Ban nhạc Đồ Rê Mí như Anh Phương, Đắc Trân, Lộc Võ, Tuấn Nguyên và các bạn cùng các ca sĩ địa phương quen thuộc như Đức Hiền, Hoàng Nguyên, Khải Lê, Kyle Lê, Lê Phương, Nghi Phạm, Ngọc Lan, Nguyên Tuyên, Thúy Ái, Tuấn Hoàng, Tuyết Nga, Mỹ Hạnh, v. v…
chicago_tuoi_tre__2_-large-contentChương trình dạ vũ liên hoan đã kết thúc một buổi họp mặt hội ngộ vui tươi, hào hứng, ý nghĩa và thành công do một số bạn trẻ Việt tại Chicago khởi xướng và đảm nhận tổ chức. Mọi người hân hoan tham dự và thân thương tạm biệt nhau ra về với ước nguyện chờ đón ngày tái ngộ vào mùa Hè 2012 như ý nhạc một bài ca của Hướng Đạo Sinh:
Gặp nhau đây rồi chia tay,
Ngày vàng như đã vượt qua trong phút giây.
………………
Gặp nhau đây rồi chia tay,
Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy!
- Trần Hồng Phúc
Nhiều hình ảnh trong buổi hội ngộ cho thấy:
Rev. Văn Vĩnh dâng lời tạ ơn Thượng Đế, cám ơn mọi người và vinh danh một nhà giáo Việt là thầy Nguyễn Trung Hiếu, người đã làm gương sáng cho trăm ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh bằng đời sống chăm chuyên trong việc học, lao tác trong việc làm, và hy sinh trong việc thiện với 36 năm dạy học tại Chicago.
“Thầy giáo ví mình như một người trồng bông: “Thầy” thì lựa chọn và trao gieo hạt giống tốt tươi; “Trò” thì phải ra công bồi dưỡng và chăm nom vùng đất vườn nhà màu mỡ, sung phú; và thầy trò cùng nguyện xin “Trời”cho mưa thuận, gió hòa để vườn hoa trí tuệ và tâm linh của mỗi người được triển nở, thăng tiến…” (Lời tâm tình của thầy Nguyễn Trung Hiếu trong dịp hội ngộ 2011). 
Linh Mục Hà Văn Vinh và Tiến Sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã trao bằng tưởng thưởng Giáo Dục Ưu Tú năm 2011 cho Kiến Trúc Sư Cao Bích Ngọc, Điều Dưỡng Viên Y Khoa Nguyễn Ngọc Lan, Bác Sĩ Hoàng Đức Hiền và Kỹ Sư Điện Toán Trần Bửu Khánh.
Ban nhạc trẻ Đồ Rê Mí gồm có Anh Phương, Đắc Trân, Lộc Võ, Tuấn Nguyên cùng các ca sĩ địa phương như Đức Hiền, Hoàng Nguyên, Khải Lê, Kyle Lê, Lê Phương, Nghi Phạm, Ngọc Lan, Nguyên Tuyên, Thúy Ái, Tuấn Hoàng, Tuyết Nga, Mỹ Hạnh, v. v… đã tình nguyện tham gia sinh hoạt Hội Ngộ 2011 với các nhạc phẩm ý nghĩa cùng với tiếng đàn và những giọng ca xuất sắc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.