Hôm nay,  

Nước Chưa Mất Nhưng Đã Mất Nhiều Thứ

19/08/201100:00:00(Xem: 5524)
Nước Chưa Mất Nhưng Đã Mất Nhiều Thứ

Phạm Trần
66 năm sau Cách mạng Tháng Tám (19-08-1945) và Tuyên ngôn độc lập (02-09-1945) tại Vườn hoa Ba Đình - Hà Nội , đảng Cộng sản Việt Nam đã phản bội lời cam kết quan trọng nhất của Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập… Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
Thực tế sau 21 năm cầm quyền ở miền Bắc (1954-1975) và 36 năm chiếm được miền Nam để cai trị cả nước, những đệ tử của họ Hồ đã quay lưng chà đạp lên quyền có tự do của người dân và ngày càng để đất nước lệ thuộc vào Trung quốc.
Bằng chứng này đã được chứng minh trong Bài viết ngày 1/12/2010 trên Báo điện tử Bauxite Việt Nam của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc (1974-1989) : “Việt Nam không hề khiêu khích và xâm phạm vào đất Trung Quốc. Thế mà năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết hại dân và tàn phá bốn tỉnh của Việt Nam; đánh chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên – Hà Giang của chúng ta; năm 1988, đánh đắm tàu hải quân, giết hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan và chiếm một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận.
Sau khi nêu ra phương châm 16 chữ và 4 tốt với lãnh đạo ta (”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”), họ đã nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương (Tây Nguyên) , vị trí chiến lược xung yếu của ta, khai thác Bốc-xít, di hậu họa cho hàng triệu đồng bào ta.
Các công ty của họ thuê rừng 50 năm để trồng cây bạch đàn, trước tiên là chặt cây phá rừng, tạo thêm nguyên nhân gây lũ lụt cho ta. Bạch đàn là cây ăn rất hại đất, hết hạn thuê, họ rút đi để lại cho ta hàng dãy hecta đất trống đồi trọc, vì không cây gì mọc được. Đây là một mưu kế rất thâm hiểm hại ta. Nguy hiểm hơn nữa là các công ty của họ thuê các khoảnh rừng trong đó ôm cả những đồi cao 600-700m tại các huyện Tràng Định, Bảo Lộc của Lạng Sơn và Tiên Yên của Quảng Ninh, có nơi chỉ cách biên giới Trung Quốc 700m. Họ phá rừng để trồng bạch đàn, phá rừng làm đường vào khu rừng họ thuê, họ làm đường xoáy trôn ốc lên đỉnh các đồi cao nói trên. 50 năm không ai kiểm soát được, họ có xây dựng công sự gì trên đỉnh các cao điểm ấy cũng không ai biết, liệu có để sau này sử dụng như cao điểm 1509 ở Vị Xuyên trước đây không" (Chú thích: Cao điểm này còn có tên là núi Lão Sơn, một vị trí chiến lược nằm sát biên giới Tầu đã bị Quân Tầu đánh chiếm của Việt Nam năm 1984)
Ngoài việc năm 1974, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, họ tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” rất phi pháp bao chiếm gần hết biển Đông của Việt Nam, khoanh vùng cấm ngư dân ta vào đánh cá trong hải phận của mình, bắn chết, bắt ngư dân ta, tịch thu tài sản, ngư cụ, giam giữ, phạt tiền, dùng “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân ta.”
Nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập của một số Báo trong nước cũng báo động nguy cơ lệ thuộc Tầu trong Bài viết ngày 16-08 (2011): “ Hiện nay độc lập dân tộc đang đứng trước sự đe dọa của ngoại bang còn nguy hiểm hơn những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Bởi vì giặc ngoại xâm ngày nay được nối giáo bởi giặc nội xâm, lại ngụy trang bằng mặt nạ đồng chí. Vận mệnh của Đảng bao giờ cũng phải gắn liền với vận mệnh dân tộc, nhưng đang bị ảo giác xui khiến, cố bấu víu vào đồng minh ý thức hệ!”
Ông Công còn hỏi đảng : “Rồi vì sao 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, hàng chục vạn lao động cơ bắp của Trung Quốc theo chân các công trình do họ trúng thầu rải từ Bắc vào Nam mà không có biện pháp ngăn chặn" Chỉ riêng khu khí điện đạm ở Cà Mau đã có 1056 lao động Trung Quốc, phần lớn không có tay nghề!”
Tình trạng nhiều ngàn công nhân Tầu làm việc ở Việt Nam không có phép và tay nghề chuyện môn cướp mất việc của người Việt đã có từ nhiều năm qua, nhưng Nhà nước Việt Nam hòan tòan bất lực.
Các viên chức Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đổ lỗi cho chính quyền địa phương không cương quyết kiểm soát theo đúng luật lệ và trách nhà thầu Trung quốc đã lợi dụng kẽ hở việc Việt Nam cho phép người Tầu vào Việt Nam 3 tháng không cần có phép để đưa người sang làm việc rồi ở luôn.
Ngày 11-08 (2011) Báo VnExpress.net viết về tình trạng này : “Trao đổi với VnExpress.net về tình trạng hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trình xây dựng nhà máy đạm trong Cụm khí điện đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh, Cà Mau), ông Nguyễn Tiến Hải - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - nói rằng đây không phải là lần đầu tiên phát hiện tình trạng này. Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội đã nhiều lần kiểm tra và lần nào cũng có lao động Trung Quốc làm việc không phép, số lượng lần sau cao hơn lần trước. Vì vậy, có lần tỉnh Cà Mau đã đề nghị với Bộ Công an tiến hành trục xuất trên chục lao động Trung Quốc không phép tại công trình này.”
Nhưng “đề nghị” là một chuyện còn có trục xuất được hay không lại là chuyện khác.
Các Báo Việt Nam cho biết theo Luật, công nhân Tầu phải chứng minh bằng giấy chứng nhận có khà năng chuyên môn, nhưng hầu hết các trường hợp làm lậu là lao động chân tay, làm những việc không đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn. Các Chủ đầu tư phía Việt Nam là những Công ty của Chính quyền địa phương đã làm ngơ, hoặc bất lực trước số công nhân Tầu làm chui.
Báo Thanh Niên viết : “ Chiều ngày 8.8, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Văn Tiến Thanh, Phó trưởng ban quản lý dự án cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau thừa nhận, hiện công trình NMĐ Cà Mau có 1.056 lao động Trung Quốc không phép, trong đó có 607 lao động đã quá thời hạn cấp phép. Lý giải tình trạng này, ông Thành cho rằng do không tuyển được lao động người VN nên họ sử dụng lao động người Trung Quốc. Thậm chí sử dụng cả lao động không tay nghề đưa từ Trung Quốc sang.
Theo như lời ông Thanh, việc không tuyển lao động VN là do hiệu suất làm việc của lao động VN thấp so với lao động Trung Quốc. Nhà thầu lấy mặt bằng của Trung Quốc trả lương nên người VN không thích vào làm. Hiện lao động thủ công được trả khoảng 100.000 đồng/9 giờ/ngày. Quan trọng hơn là lao động VN không đáp ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng mà dự án yêu cầu.
Trong khi đó, ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau cho rằng, lao động người Trung Quốc ở công trình NMĐ Cà Mau, phần đông là lao động phổ thông. Và những việc họ làm, lao động địa phương thừa sức làm. Nhưng không hiểu tại sao lại không tuyển lao động tại chỗ"
Báo Thanh Niên còn cho biết : “ Khi PV thắc mắc tại sao lại có tình trạng lao động nước ngoài không phép với số lượng khá đông và kéo dài trong thời gian như thế, ông Văn Tiến Thanh lý giải: “Hàng ngàn lao động nước ngoài hoạt động không phép ở VN là chuyện bình thường. Bởi có nhiều ông Tây sang đây làm việc, chắc chắn có ông có tay nghề, có ông không. Việc này đâu có gì đâu, mà dư luận phải la ầm lên"”.
Nhưng vấn đề công nhân Tầu tràn ngập Việt Nam từ Nam ra Bắc, không những lấy mất việc của người Việt mà còn gây ra nhiều vụ xung đột với người dân địa phương như đã xẩy ra ở Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Lâm Đồng v.v…
Nhiều Nhà Trí thức và cựu đảng viên lãnh đạo CSVN đã cảnh giác về hiểm họa an ninh lãnh thổ, nhưng Nhà nước vẫn làm ngơ hay đã bị phía Tầu bịt miệng là những thắc mắc đang lan rộng ở Việt Nam.
Theo con số chính thức thì hiện có khỏang 74 ngàn người nước ngòai đang làm việc ở Việt Nam thuộc nhiếu Quốc tịch, nhưng Chính phủ hòan tòan mù mịt về số công nhân chân tay người Tầu đang làm việc cho các Công ty Trung Quốc.
Nhưng nếu nhìn vào số 90 phần trăm gói thầu nằm trong ta các Công ty Trung Quốc thì số công nhân Tầu làm việc bất hợp pháp ở Việt Nam không phải là con số nhỏ.
Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước đã nói với người dân tại Sài Gòn ngày 11-08 (2011) rằng: “Việc lao động từ nước này sang nước khác làm việc là nhu cầu bình thường, vấn đề ở chỗ lực lượng lao động này phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại. “Việc để lao động Trung Quốc sang làm việc không phép tại các công trường xây dựng ở nước ta trước hết có trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương, đã lỏng lẻo trong kiểm tra, kiểm soát”
Lạ chưa " Đã biết là do lỗi của địa phương mà Trung ương vẫn để xẩy ra thì các cơ quan Trung ương là “bù nhìn” à " Hay là tình trạng “trên bảo dưới không nghe” hoặc địa phương không coi Trung ương ra gì đã được chứng minh trong trường hợp này "
Ngoài chuyện lao dộng bất hợp pháp, hiện tượng “Phố Tầu”, “Bảng hiệu viết chữ Tầu”, “Trang trí theo Tầu”, đường di trong khu kỹ nghệ, nhà máy của Công ty Tầu viết bằng chữ Tầu, treo cờ Tầu mọc lên chỗ này chỗ kia, nhất là những nơi có công nhân Tầu làm việc như ở Ninh Bình, Đắk Nông, Tân Rai cũng là mối quan tâm của người dân Việt Nam.

Thậm chí ở Bình Dương, quê hương cuỉa nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết còn có cả khu Phố dành riêng cho người Tầu có tên là Đông Đô Đại Phố cũng đang được xây.
Hồi tháng 5 (2011) Báo Người Lao Ðộng trong nước cho biết : “ Một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.
“Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô”, theo Báo Lao Động, “ là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” - khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.
Mặc dù chưa xác định chừng nào thì công trình xây dựng hoàn thành nhưng nguồn tin này nói trước rằng Ðông Ðô Ðại Phố sẽ là “khu thương mại phồn thịnh và sung túc nhất của thành phố Bình Dương và là cầu nối thương mại giữa tỉnh Bình Dương và thế giới”.
Tin báo trong nước còn cho hay ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên.
SẢN PHẨM BAUXITE BÁN CHO AI "
Ngòai những chương trình kinh tế, xây dựng,sản xuất điện, xi măng, phân bón v.v… Nhà nước Việt Nam còn để cho Tầu xây dựng hai Nhà máy sản xuất chất Alumine, lấy ra từ quặng Bauxite ở Lâm Đồng và Đắk Nông ở Tây Nguyên. Alumine là chất quặng sẽ biến thành nhôm, một sản phẩn dùng cho nhiều loại kỹ nghệ chế biến điện tử quan trọng, kể cả máy bay và xe auto mà Trung Quốc đang rất cần để phát triển kinh tế.
Hàng ngàn Trí thức và các chuyên viên hầm mỏ, luyện kim trong và ngòai nước cùng với nhiều nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kể cả tướng Võ Nguyên Giáp và Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước đã khuyến cáo đình chỉ dự án Bauxite để bảo vệ tài nguyên và an ninh Quốc phòng, nhưng Bộ Chính trị thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng đã nhất quyết cứ làm.
Bây giờ gần đến giai đọan có sản phẩm đem bán, dự trù đầu năm 2012 thì nẩy sinh ra tình trạng nhiều đường chuyên chở nối liền hai Nhà máy ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) về càng Gò Dầu tỉnh Đồng Nai, trong klhi chở xây cảng Kê Gà ở Bình Thuận bị xuống cấp, nhiều cây cầu không chịu nổi sức nặng 40 tấn của xe chuyên chở vì sức năng hiện nay chỉ chịu nổi 25 tấn.
Đinh La Thăng, Bộ trường Giao Thông-Vận Tải đã nhất quyết không cho phép Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam sử dụng xe chở 40 tấn, nếu chưa chịu nâng cấp đường và cầu.
Thăng nói với Báo chí ngày 14-08 (2011) tại Đồng Nai : “ Tôi được biết, QL20 đã xuống cấp nặng nhưng chưa được đại tu nâng cấp lần nào. Trên tuyến đường này còn có cầu Phương Lâm và cầu La Ngà chỉ có trọng tải 25 tấn, xe tải trọng nặng không thể đi qua. Ngoài QL20, còn có ĐT 769 cũng đã xuống cấp, QL51 đang thi công dở dang, đều là những hạn chế nhất định cần phải xem xét, khắc phục ngay. Bộ đã giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra cụ thể để có kế hoạch sửa chữa, nhanh chóng nâng cấp những tuyến đường kể trên, nhất là cầu trên QL20, ĐT769 và QL51. Tôi được báo cáo, khi đi vào vận hành, mỗi ngày chỉ có khoảng trên 100 xe vận chuyển bauxite đi qua Đồng Nai. Số lượng này xem ra không nhiều, nhưng đúng là xe quá dài, cồng kềnh nên nếu đường chưa đảm bảo an toàn thì cần phải có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Chúng ta phát triển kinh tế là vì lợi ích chung, nhưng còn phải tính đến an sinh xã hội, phải đảm bảo cuộc sống của người dân được bình yên.”
Đáng quan tâm là khi phải sửa đường-cầu thì vốn làm ra sản phẩm Bauxite phải tăng lên nên nhiều chuyên viên đã cảnh giác Nhà nước sẽ “lỗ vốn” nặng, nhưng Công ty Than và Khóang sản Việt Nam vẫn cãi sẽ có lời.
Vậy sản phẩm Alumine sẽ bán cho ai, ngòai Trung Quốc là nước đã xây 2 Nhà máy cho Việt Nam "
Trước lo ngại đem tài nguyên của Tổ tiến trao vào tay Tầu, Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước trấn an : “Xin báo cáo rõ với bà con cử tri là Bộ Chính trị đã kết luận, không có chủ trương cho Trung Quốc khai thác bôxit ở Tây Nguyên. Sự có mặt của người Trung Quốc tại hai công trường xây dựng Nhà máy bôxit - nhôm Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng và Nhà máy alumin Nhân Cơ, tỉnh Đắk Nông là bởi công ty của Trung Quốc trúng thầu xây dựng nhà máy ở đây. Khi công trình hoàn thành, công nhân Trung Quốc sẽ rút đi. Việc khai thác bôxit được giao cho Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN thực hiện” (Nói tại Sài Gòn ngày 14-08 (2011)
Theo các nguồn tin từ Việt Nam thì cho đến nay, Nhà nước chưa cho biết sản phẩm Bauxite làm ra sẽ đem bán cho ai, nhưng Nhà văn Nguyên Ngọc đã được đài BBC trích dẫn hôm 17-8 (2011) nói rằng: “ Trong bài toán kinh tế này, theo ông Nguyên Ngọc, Trung Quốc là quốc gia duy nhất sẽ mua bauxite.”
Ông Nguyên Ngọc nói :“Người ta biết trong buôn bán nếu mà chỉ có độc quyền một người mua thì người bán sẽ bị bắt chẹt, mà ở đây hậu quả chưa thể lường được.”
BIỂN ĐÔNG
Ngoài lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc còn đe doạ chiếm các đảo còn lại của Việt Nam ở Biển Đông, sau khi đã chiếm Hòang Sa năm 1974.
Nhà báo Tống Văn Công cũng cảnh giác : “Trong khi chưa đủ thời cơ dùng biện pháp quân sự xâm chiếm nước ta, Trung Quốc tận dụng sức mạnh mềm để biến nước ta thành chư hầu, thuộc địa kiểu mới.”
Vậy Việt Nam đã chuẩn bị chống đỡ ra sao "
Lời phát biểu của Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước tại Sài Gòn ngày 10-08 (2011) đã phản ảnh lập trường của Chính phủ: "Chúng ta vừa đấu tranh giữ vững chủ quyền, nhưng đồng thời phải giữ vững môi trường hòa bình để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đất hóa đất nước. Hàng ngày báo chí thường phản ánh về các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền trên biển. Mỗi nước có cách phản ứng khác nhau, kế hoạch khác nhau, nhưng nước nào cũng đặt lợi ích quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia mình lên hàng đầu cả".
"Tôi mong bà con cử tri phải hết sức bình tĩnh, chuyện càng khó thì càng phải bình tĩnh để giải quyết. Chúng ta có thể ở vị trí khác nhau, nhưng đều chung một suy nghĩ, cơ đồ sự nghiệp quốc gia là thiêng liêng, cần phải bảo vệ nhất." (ViệtnamNet)
Nhưng trong thực tế, đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông càng ngày càng dồn dập khiến nhiều chuyên viên lo ngại chiến tranh có thể bùng nổ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai gần.
THAM NHŨNG-CƯỚP QUYỀN DÂN
Ngòai những nguy cơ mất nước vào tay Tầu qua các dự án kinh tế và đe dọa ở Biển Đông, Việt Nam còn phải đối phó với “mặt trận bao vây kinh tế của Trung Quốc” tr6en đất liền.
Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam bị nhập siêu hàng hoá từ Trung Quốc trên 10 tỷ Mỹ kim trong khi hàng lậu từ Tầu tràn ngập thị trường Việt Nam đang làm điêu đứng hàng hoá trong nước.
Trên biển, Hải quân Tầu không ngừng ngặn chận, tấn công các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam, và đang đe dọa thực hiện cuộc tìm kiếm dầu khí trong khu vực Trường Sa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đối nội, sau 66 năm Cách mạng tháng Tám, cán bộ, công chức đảng CSVN tham nhũng hơn bao giờ hết. Họ cũng đã phản bội lại di chúc của Hồ Chí Minh (công bố ngày 10-5-1969) căn dặn rằng : “ Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”
Đảng cũng đã không thực hiện lời căn dặn của họ Hồ nói “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và van hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”
Ngòai ra đảng CSVN cũng đã vi phạm các điều ghi trong Hiến pháp 1992, khi không thật lòng làm theo Điều 2 nói rằng: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.”
Ðiều 3 : “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Quan trọng hơn, đảng này còn cướp mất quyền tự quyết của dân khi tự cho mình quyền cai trị độc tôn, độc đảng như đạ tự ý ghi trong Ðiều 4 : “Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Như vậy, sau 66 năm có Cuộc Cách mạng tháng Tám mà đảng tự cho mình đã lãnh đạo thành công, đại đa số nhân dân vẫn phải sống trong tình trạng đói nghèo và đất nước tiếp tụt hậu trước đe dọa mất còn với Trung Quốc.
Vì vậy điều mơ ước “Không gì qúy hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh vẫn còn là giấc mộng hão huyền như khi ông ta còn sống. -/-
Phạm Trần
(19-8-2011)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.