Theo bản tin, Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phạm Văn Trà đã kết thýuc chuyến đi Ukraine, trở về với lời hứa trợ giúp kỹ thuật quân sự cho quân đội VN, theo bản tin ITAR-Tass hôm 12.5. Nhưng đó không đơn giản là một thương lượng vũ khí, hợp đồng đó cho thấy VN không sẵn lòng lệ thuộc vào một nước bảo trợ như Nga.
Bản tin từ Thái Lan lại ghi là hợp đồng đó tập trung vào việc đóng tàu và hiện đại hóa hải quân CSVN. Thêm nữa, các học viện quân sự Ukraine sẽ huấn luyện cho khoảng 30 tới 40 sĩ quan CSVN. Các chuyên gia Ukraine hiện đã làm việc, xây một cơ xưởng thử nghiệm cho hải quân CSVN. Hai phía cũng đồng ý chương trình trao đổi các sĩ quan trung cấp.
Thương lượng đó không chỉ là vũ trang và huấn luyện. CSVN đang được chiêu dụ bởi Mỹ, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - tất cả các nước này đều muốn cho lối vào hải quân tại các cảng VN. VN có bờ biển dài ở Nam Hải, đường thủy vận chuyển giữa Châu Á và Châu Âu. Vào các cảng này là một lợi thế lớn cho bất kỳ cường quốc nào muốn ảnh hưởng khu vực này. Do vậy, ai cũng ngó xem Hà Nội nghiêng về đâu. Ký một hợp đồng với Ukraine sẽ cho VN nhiều linh động hơn. Ukraine không cụ thể liên minh với Trung Quốc, Nga hay Mỹ - nên CSVN để cơ hội này mở ngõ.
Nhưng hợp đồng với Ukraine cho thấy CSVN muốn lảng xa Nga. Ukraine sản xuất cùng loại vũ khí như Nga - nhưng ít ràng buộc đi kèm. Nga dùng xuất cảng quân sự để kiếm tiền và ảnh hưởng, hoặc là cho hưởng giá thấp hay là bằng cách ghìm hàng xuất cảng khi không có nguồn nào khác. Ukraine không có tham vọng ở Bể Đông nào, mà chỉ muốn có thị trường xuất cảng mới. Nên, CSVN có thể lấy cùng loại vũ khí và kinh nghiệm mà không mang nợ chính trị.
Xuất cảng vũ khí là một trong vài nguồn ngoại tệ cho Ukraine, nước có nền kinh tế teo lại hơn 50% trong 10 năm qua.
Tuy nhiên còn các động cơ khác. Ukraine quá yếu để chơi với Phương Tây và chống Nga. Nhưng lại không muốn dính vào với Nga nữa. Do vậy, phi liên kết là điều Ukraine cần thiết. Tuy nhiên, thách thức Nga vẫn là điều Ukraine sẵn sàng làm khi có cơ hội. Thí dụ, Ukraine đang huấn luyện các sĩ quan tình báo Trung Quốc trong chính ngữ vựng Nga. Chiếm chỗ của Nga cung cấp vũ khí cho VN chính là một cách thách thức chính sách đối ngoại của Moscow.
CSVN cũng gửi một tín hiệu cho Trung Quốc đầu năm nay khi nói sẽ tập trận chung với hải quân Ấn. Sau Hoa Kỳ, Ấn là thách thức lớn nhất của Trung Quốc trong việc kiểm soát Bể Đông. Thân thiết với Ấn thì tuyệt hảo cho VN: thay cho Nga, Trung Quốc và Mỹ, mà Ấn vẫn không ở một vị thế lớn về kinh tế hay quân sự để ảnh hưởng Hà Nội.
Một thỏa hiệp sử dụng cảng với Nga hoặc Hoa Lục vẫn còn có thể. Nhưng cũng như Ukraine, VN không muốn trở về quan hệ kiểu bao cấp xưa với Moscow và Bắc Kinh. Cả Hà Nội và Kiev đều quá yếu để hoàn toàn định đoạt số phận của họ, và do vậy cả hai đều phải đi trên đường ranh trung lập mong manh.