Hôm nay,  

Ghiền dâm hay Loạn dâm - Một thứ bịnh tâm thần"

16/07/201100:00:00(Xem: 9583)

Ghiền dâm hay Loạn dâm - Một thứ bịnh tâm thần"

Nguyễn thị Cỏ May

Vụ Dominique Strauss-Kahn (DSK) ra Tòa án Nữu-ước hôm tháng 05/2011 vì bị tố cáo tấn công tình dục và toan cưỡng dâm người nữ bồi phòng của khách sạn Sofitel đã khơi dậy phản ứng mạnh của các Tổ chức Phụ nữ ở Pháp và ở vài nơi khác . Các bà nạn nhân những vụ xách nhiễu tình dục, cưỡng dâm… nhân vụ DSK nay đã mạnh dạng lên tiếng . Sự tố cáo của các bà đã bắt đầu được Chánh quyền và dư luận lắng nghe nghiêm chỉnh . Cũng vì sự thay đổi ở xã hội Pháp mà hôm 05/07 vừa qua, Cô Tristane Banon, nhà văn và ký giả, đã nộp đơn tại Tòa án Paris thưa Ông Dominique Strauss-Kahn năm 2003 đã toan cưỡng dâm Cô .

Khi Ông DSK bị đưa ra Tòa và bị tống giam, Dân biểu Bernard Debré, bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu, nghe tin lấy làm bất mản, tuyên bố «Đó là trường hợp bịnh tâm thần, đáng lẽ ra đã phải được chữa trị… lại vẫn cứ mang bộ mặt đạo đức giả…»

Nhưng thật sự trường hợp DSK có phải là bịnh tâm thần không " Hiện tượng « Ghiền dâm hay Loạn dâm » có phải là bịnh tâm thần không"

Vụ DSK cho tới nay vẫn còn gần như độc chiếm diển đàn dư luận pháp và là đề tài của nhiều chuyện châm biếm, diểu cợt trong dân chúng .

Tuy chưa được giới chức y học chánh thức xác nhận, người ta vẫn cho rằng Ghiền dâm hay Loạn dâm đó là một chứng bịnh thật sự vì ở Pháp ngày nay có 6 % dân chúng mắc phải chứng bịnh ấy .

Vài nét về tính Ghiền dâm hay Loạn dâm

Theo ông Marc Rioufol, nhân chứng và tác giả quyển « Tox . Comment je suis mort et ressuscité » ( Tôi đã chết và tái sanh như thế nào), nhà Robert Laffont ở Paris xuất bản, thì sự ghiền làm tình được bác sĩ Patrick Carnes công bố vào thập niên 70 . Ông nhận xét thấy bịnh nhơn về ghiền rượu của ông lại đồng thời cũng là những người ghiền dâm. Từ đó ở Huê kỳ có nhiều Trung tâm mở ra để chuyên chữa trị thứ bịnh tình này . Sự thiếu tự tin, trầm cảm, cô đơn, thất bại, tính dể giận dữ, sợ sự âu yếm và sợ lấy trách nhiệm, …tất cả thường dẩn tới sự ghiền làm tình. Vì chỉ có làm tình mới làm dịu được những thứ căng thẳng ấy .

Thứ bịnh này có thể nhận thấy dưới nhiều trạng thái như : đầu óc hoàn toàn bị hình ảnh làm tình ám ảnh và phải tìm được người để làm tình; người bịnh tìm được người để làm tình ; làm tình theo 2 yếu tố trên không chế; thất vọng và bất lực không tự kìm chế mình được . Sau khi thỏa mãn, bịnh nhơn cảm thấy trong hành động vừa qua họ như được điều khiển một cách tự động và họ không còn là chính họ nữa .

Theo tác giả Marc Rioufol, trên tuần báo ParisMatch số đầu tháng 7 do ký giả Jessica Azoulay ghi lại, bịnh ghiền dâm là nhu cầu thể chất đòi hỏi thỏa mản sự thúc bách tình dục mà người bịnh không kiểm soát được . Giống như người ghiền xì-ke phải có đủ liều lượng thì cơn ghiền mới hạ . Nhưng bịnh ghiền vẫn không bao giờ chịu thỏa mãn.

Để minh họa một mẫu người ghiền dâm, Cỏ May mời bạn đọc nghe một người 40 tuổi thuật lại 15 năm anh sống với bịnh ghiền dâm của anh . Vừa lớn lên anh bắt đầu có bạn gái và làm tình với các bạn gái . Anh thú nhận là anh điên lên vì những ham muốn làm tình liên miên thúc dục anh. Anh có cùng lúc nhiều bạn gái nên anh phải thu xếp để anh có thể dùng hết thì giờ của anh lần lượt làm tình . Lúc nào anh cũng phải nói dối mọi chuyện với mọi người . Chính anh cũng không thể hiểu được anh . Đang là sinh viên, chẳng những anh không được lên lớp, mà anh chẳng bao giờ vào lớp. Suốt ngày, suốt đêm, anh sống với bạn gái. Vắng bạn gái, anh tìm gái điếm.

Sự đòi hỏi làm tình ở người bịnh ghiền dâm không do sự thích thú mà do nhu cầu thúc dục . Một thứ nhu cầu làm mất ý chí về lẽ phải . Trong đầu người ghiền dâm lúc nào cũng nghĩ đến tình dục nên bị thêm bịnh mất ngủ, mang tâm trạng lo âu . Chỉ có làm tình xong thì mới xoa dịu được những bức rứt đó . Nhưng sau đó, người bịnh không tránh khỏi tâm trạng như mình bị phản bội và đau khổ .

Người ghiền dâm không tránh khỏi hậu quả mất mọi liên hệ xã hội và gia đình . Không biết đời sống tình ái thật sự và hạnh phúc thật sự .

Lúc ban đầu, anh nghĩ đời sống của anh đang sống là bình thường . Ít lâu sau đó, anh nhìn lại chung quanh anh, anh thấy bạn của anh có đời sống hạnh phúc, vợ chồng đầm ấm . Còn anh, anh vẫn một mình .

Anh bắt đầu cảm thấy đau khổ . Nghề nghiệp đang làm không phải là nghề mà anh từng mơ ước .

Tuy vậy, anh vẫn để thì giờ đi tán gái, tới lui những chổ có gái để chộp một con mồi .

Một hôm, anh bắt gặp một người con gái không phải như những người kia . Anh theo đuổi . Anh thấy thương nàng nhưng anh vẫn chưa bỏ dứt khoát được tính ghiền dâm của anh . Một hôm, tình cờ nàng khám phá bịnh tình của anh làm cho anh thấy xấu hổ. Nhưng chính lúc này, anh thấy được giải phóng . Anh không nói dối nữa và ý thức rõ anh là ai . Người con gái suy nghĩ khá lâu và sau cùng chịu ở lại với anh, với điều kiện anh phải đủ khả năng tự chủ .

Khi con người của anh thay đổi, khi anh không còn sống phụ thuộc vào sự ham muốn thỏa mãn dâm dục, anh thấy hiện lên trước mắt anh những đau khổ, những kỷ niệm cũ. Anh cố gắng xóa đi những thứ ấy và đẩy lùi vào quá khứ. Anh thật sự sợ hãi cái chiến trường tình dục ấy . Nhưng dầu sao, đó cũng là con người anh . Di sản của anh một thời.

Bịnh Ghiền dâm hay Loạn dâm có thể chữa trị "

Chữa bịnh ghiền hay loạn dâm rất phức tạp vì người thầy thuốc không thể đòi hỏi bịnh nhơn dứt mọi sanh hoạt tình dục. Chuyện khó có ai làm được . Người ta chỉ có thể khuyên bịnh nhơn hạn chế xem phim hay truyện khiêu dâm để hạn chế sự đòi hỏi thường xuyên do bị kích thích .

Chữa dứt hẳn bịnh là điều có thể làm được . Nhưng phải cần thì giờ và ý chí mạnh của bịnh nhơn . Có nhiều phương pháp: chữa bằng tâm lý, bằng phân tâm và nhứt là nâng đỡ tinh thần bịnh nhơn bằng những buổi nói chuyện có thảo luận, sự trao đổi giửa những người cùng hoàn cảnh.

Ghiền dâm là một thứ bịnh nhưng Hội Thần kinh Tâm trí Huê kỳ đang cân nhắc có nên đưa vào danh sách bịnh tâm thần hay không . Như bịnh Hypersexual desorder .

Theo Giáo sư Martin Kafka ở Đại Học Y khoa Harvard, bịnh Hypersexual ở nam giới từ 15 tuổi khi thanh niên ấy làm tình, đạt được 7 lần cực khoái (orgasme) trở lên trong một tuần lể . Còn trung bình là phải đạt được 3 lần / tuần .

Giao hợp trung bình ngày 1 lần với vợ hay bạn tình là người có đời sống bình thường .

Bịnh ghiền dâm ở Huê kỳ chưa được chánh thức ghi vào danh sách bịnh tâm thần tuy cớ nhiều nơi chữa trị vì bị ghép vào danh sách “bịnh rối loạn tình dục chưa được xác định”.

Không riêng gì nam giới bị chứng ghiền dâm mà cả nữ giới cũng bị. Nam giới bị bịnh gọi là “ Satyriasis ” còn nữ giới gọi là “Nymphomanie ” .

Tiếng Nymphomanie do từ nữ thần trong thần thoại la-hi “Nymphe”. Đó là những người con gái khỏa thân . Tiếng la-tinh “Manie” có nghĩa là “điên” .

Bịnh Ghiền dâm ở phụ nữ, Nymphomanie, là trạng thái người có nhu cầu làm tình mà không phụ thuộc vào tình yêu nên hậu quả rất bất lợi về mặt quan hệ xã hội . Nhu cầu tình dục trong trường hợp này không có giới hạn . Có nhiều người đàn bà có nhu cầu làm tình ngày 5 tới 10 lần mà không bao giờ thấy thỏa mãn. Đó là những người đam mê thái quá mà lúc nào cũng thấy thiếu thốn .

Có người cho rằng bịnh trạng này ở phụ nữ có thật sự là nhu cầu tình dục thái quá hay đó chỉ là hiện tượng tâm lý muốn được mọi người quan tâm tới . Tức muốn nói đó là tâm lý phụ nữ quyến rũ, hấp dẩn người khác phái mà thôi"

Thật ra rất khó xác nhận đặc tính của hai trường hợp này . Bởi có nhiều phụ nữ tỏ ra mình có khả năng quyến rủ và say mê với khả năng của mình, khác với những người ham muốn làm tình bằng hành động thật sự . Còn những phụ nữ bị tình dục thúc bách mãnh liệt, họ chỉ biết phải được thoả mãn mà thôi nên thường không quan tâm tới đạo lý xã hội .

Theo bác sĩ tâm thần thì đây cũng giống như những bịnh ghiền rượu, ghiền xì-ke .

Rất may chỉ mới có ít phụ nữ bị chứng bịnh ghiền dâm . Nhưng thật ra, đó cũng chỉ là những người có nhu cầu tình dục mạnh hơn nhiều phụ nữ khác mà thôi.

Còn trường hợp này"

Theo một nguồn tin từ Garden Grove, một phụ nữ gốc Việt, Bà Catherine Kiều Becker, 48 tuổi, ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, bị tống giam, vì sau khi đầu độc chồng, trói chồng vào giường, chờ ông tỉnh dậy, bà dùng dao cắt đứt của quí của ông, đem bỏ vào máy xay thức ăn thừa để ở bồn rửa chén, bật điện lên cho máy chạy, xay cho nát ra. Bà tuyên bố với cảnh sát rằng “ông ta đáng bị hình phạt đó ”.

Dỉ nhiên Bà Kiều bị giam về tội gây thương tích trầm trọng, bắt người trái phép, dùng dược chất với chủ ý phạm tội hình sự, đầu độc và hành hạ người phối ngẫu .

Mục tiêu thật sự của thủ phạm không nhằm vào “thằng lớn” mà chỉ nhằm thẳng “thằng nhỏ”.

Mà phải chăng “thằng nhỏ” mới thật đáng tội hơn “thằng lớn”" Hành động của Bà Kiều là bài học đáng cho những người Ghiền dâm tâm niệm mà liệu lấy thân .

Những anh chàng chuyên rượt đàn bà như DSK cần phải gặp người phụ nữ như Bà Kiều để nhờ chữa trị chứng Ghiền dâm hay Loạn dâm một lần cho dứt bịnh.

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
27/07/201120:40:20
Khách
Trường hợp của bà Kiều - cho dù thế nào đi nữa, ta cũng không thể vì bị chọc tức, khiêu khích hay tồi tệ hơn nữa là bị lăng mạ/xúc phạm đến sỉ diện của mình.. mà tự cho mình coá quyền làm hại trên cơ thể người khác. Trừ trường hợp bị tấn công (physical assault) thì ta coá thể tự vệ (self defend) tuỳ theo khả năng hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. Nếu sự việc theo như giả thuyết của bạn "nhan" thì bà Kiều khi ra toà, bà sẽ đương nhiên được những món đền bù rất ấn tượng vì luật pháp US, nhất là Cali, bên vực phụ nữ coá khi ..hơi nặng tay. Ly dị thì bà thắng là phần chắc (giả thuyết). Việc gì phải đem thân dính vào tù tội vì kẻ không đáng (giả thuyết). Tôi cũng hiểu nếu người bị hành hạ (abused) thì khi bức quẫn coá thể hành động bấi kiềm chế tương tự..nhưng hy vọng những người thân xung quanh họ phát hiện và giúp đỡ kịp thời (couseling, report abusive, segregation,..)
16/07/201123:06:26
Khách
Hãy dựa vào câu nói: "ông ta đáng bị hình phạt đó", đó là một sự can đảm chấp nhận việc làm của mình. Hãy đặt một giả thuyết: có thể ông chồng này cố tình khiêu khích bằng cách đem người tình về nhà làm tình một cách sôi nổi, cuồng bạo và công khai, cố tình cho bà Kiều thấy và rất nhiều lần, va chạm tự ái của người đàn bà một cách cực độ nên đưa đến hậu quả đó(?)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.