Phóng Viên Nguyễn Nam Phong Phỏng Vấn Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy
Mỹ Linh
(Nguồn: http://mylinhng.wordpress.com)
Trong Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com ngày 25/6/2011, phóng viên Nguyễn Nam Phong đã thực hiện cuộc phỏng vấn với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Diễn Đàn hôm nay đã lên đến gần 1000 tham dự viên, do việc trùng ngày xuống đường biểu tình 26/6/2011 tại Sài Gòn và Hà Nội. Tiện đây cũng xin nhắc lại, ngày chị TKTT bị công an bắt, cũng là ngày chị phát biểu trên Diễn Đàn này và kể lại câu chuyện dàn cảnh của công an về chuyện gây lộn rồi ấu đả nhau, để chị TKTT bị bắt và đem ra tòa, bị kết án 3 năm rưỡi tù. Ngày hôm nay, chị TKTT đã hoàn toàn được tự do với 2 cháu Thủy Tiên và An Khuê. Chúng ta hãy lắng nghe những lời nói đầu tiên của chị TKTT, một phụ nữ không bao giờ biết khuất phục trước bạo quyền cộng sản Việt Nam. Chúng ta hãy lắng nghe để nhận chân ra cái chế độ CS hiện tại, đã đối xử vô cùng dã man với chị TKTT và cũng với người dân Việt Nam, với lời dí dỏm đầu tiên: "Đảng buông váy tôi ra, tôi sẽ trùm váy lên mặt Đảng".
Sơ lược về vụ việc xảy ra với chị TKTT, có thể trên thế giới này, chưa từng xảy ra 14 lần tạt những phân người, chuột chết, đồ hôi thúi vào nhà chị TKTT, chỉ vì chị tiếp tục phát hành thêm 2 tập sách "Hồ Chí Minh, Trăm Tên Nghìn Mặt" và "Nghĩ Cùng Thế Sự" ra hải ngoại. Chị Thủy càng lên tiếng tố cáo việc tạt phân, các tên công an gỉa dạng xã hội đen càng thi hành tội ác. Vẫn không ngăn được tiếng nói của chị, các tên công an dàn cảnh xã hội đen chận xe, đón đường, gây sự, rồi làm xảy ra vụ ẩu đả. Chính chị TKTT cũng bị bể đầu, phun máu theo hình chụp. Ấy thế mà chị lại bị kết án 3 năm rưỡi tù giam bởi một phiên tòa với bản án được định sẵn từ cấp trên. Vào tù, chị lại bị đánh đập tàn nhẫn bởi những đòn thù của chế độ qua Lương Thị Kim Cúc, băng đảng Hội Đầu Gấu Hải Phòng. Rất may, có chị Phạm Thanh Nghiên cũng là một bạn tù, người Hải Phòng, đã can ngăn, vì bọn đầu gấu cũng rất kính nể chị Nghiên. Chị Thủy cho biết chị Nghiên rất can trường khi ở trong tù, người phụ nữ chỉ cao 1.47 mét, 39 ký lô thôi, nhưng lại có một trái tim vĩ đại, bất khuất trước bạo quyền. Đối với trường hợp của chị Nghiên, bọn chúng tìm mọi cách thuyết phục chị Nghiên nhận tội để răn đe và trả tự do cho, nhưng suốt thời gian 16 tháng 11 ngày, chị Nghiên cương quyết không nhận tội. Dù đã qúa hạn tạm giam tối đa 4 lần, mỗi lần 4 tháng, theo Điều 120, 121 của Bộ Luật Hình Sự Tố Tụng, thế mà chúng vẫn hèn hạ đưa chị ra tòa án kết tội 4 năm tù 3 năm quản chế, thay vì phải trả tự do theo luật định. Theo chị Thủy kể, mỗi tù nhân chỉ có 2000 tiền Hồ một ngày cho việc thuốc men, khi bị bịnh. Chị Nghiên hay bị bệnh nhức đầu, ho, và đau dạ dày, nên tiền thuốc không thể nào đủ được. Trước mặt cán bộ y tế, chị Nghiên đã giận dữ ném ghế vào tường. Lúc đó cán bộ y tế không rõ chị là một tù nhân chính tri. Nhưng sau khi biết được, người cán bộ y tế đó đã niềm nỡ với chị, và tiêm thuốc, giúp đỡ cho chị, nhiều hơn chế độ sức khỏe cho phép. Bọn cai tù còn cô lập chị Nghiên, ai mà giao thiệp với chị Nghiên sẽ bị cho vào sổ bìa đen. Con người nhỏ bé này, bận quần áo của đứa trẻ 10 tuổi thôi, nhưng qủa thật có ý chí sắc thép, kiên cường bất khuất.
Chị Thủy cho biết, đừng bao giờ mong đợi gì ở bọn cai tù. May mắn, chị đã đọc được cuốn sách Papillon (Cánh Bướm) của Henri Charrière, chính tác gỉa đã kể về chuyện vượt ngục của mình tại Đảo Tử Thần (Devil's Island) rất nỗi tiếng ở Pháp. Trong đó chị Thủy đã học được câu: "Bọn cai ngục như những người máy rô bô, chúng chỉ biết tuân lệnh cấp trên thôi, bất kể đúng sai." Nhà tù nước CHXHCNVN cũng y trang như thế. Trại giam nơi chị ở, có một cỗng cao, lớn bằng sắt, nặng chình chịch, trong chia làm nhiều buồng giam, mỗi buồng chỉ có khoảng 50 mét vuông, mà phải chứa đựng 70 đến 80 người. Kinh hoàng thiệt, khi ngủ, chân người này đạp đầu người kia, đủ thứ mùi, mùi từ miệng trên, miệng dưới, tìm hút oxy của nhau. Lỡ mà có đi cầu thì mất chỗ như chơi. Riêng vụ xếp hàng đi cầu cũng đã mệt. Đi cầu mà lâu qúa cũng bị hối. Ở ngoài mà hối qúa, ở trong tù nhân đã dí dỏm la lớn lên:
- Bác chưa xơi, làm sao ra được.
Ai hiểu câu nói đó cũng cười lăn cười ngã, xơi có nghĩa là "ăn" đấy. Chị Thủy dí dỏm cho biết chị hoàn toàn ủng hộ câu "Bác Hồ muôn năm", nhưng còn thiếu câu sau "bị toàn dân nguyền rủa." Chị Thủy cũng cho biết bọn tham quan đã xơi hết khoảng 70% tiền ODA, mà chị dịch ra là Ông Ăn Đây, giỏi lắm tiền trợ giúp ODA chỉ đến tay dân khoảng 30% là cao.
Có một câu hỏi của phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH, "Chế độ Dũng trả tự do cho chị có phải vì lý do nhân đạo "" Chị Thủy trả lời ngay, không đến 1% sự thật. Chị khẳng định, nếu nó nhân đạo, nó đã thả hết tù chính trị rồi. Chị cho biết, chế độ này xây nhà tù nhiều hơn trường học, tổng cộng hiện tại có trên 900 nhà tù khắp nước. Chị đau đớn khi so sánh với quốc gia Na Uy, 100.000 dân Na Uy, chỉ có 6 người tù và chế độ Dũng đã xây nhà tù để nhốt những người dân lương thiện. Chị cho biết, chẳng qua chế độ Dũng trả tự do chị Thủy vì áp lực của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong nhiều tháng trời tranh cãi. Chế độ Dũng khăng khăng Hoa Kỳ không được xâm phạm vào nội bộ của nước CHXHCNVN, nhưng rốt cuộc Dũng phải nhượng bộ vì có thể nhờ vã Hoa Kỳ trong việc Giặc Tàu đang xâm lăng Việt Nam.
Về chế độ ăn uống trong nhà tù, chị Thủy kể tiếp. Ở nhà tù Lam Sơn này, mỗi ngày bọn cai tù chỉ cho một ca nước cho việc tắm, rửa. Gạo thì không thiếu, nhưng phải ăn rau bẩn, thịt lợn thì toàn mỡ, gọi là siêu mỡ, và chị đã thắc mắc, làm sao mà chúng nuôi lợn toàn loại siêu mỡ như thế này, hay thiệt. Một tháng được cung cấp 5 cân (ký) cá mè, loại cá bằng 3 ngón tay, nhưng rất tanh, làm như là chúng có ao nuôi cá giống ở gần trại tù. Theo luật pháp quy định, tù nhân không phải đi làm lao động vào thứ bảy và chủ nhật, nhưng vẫn có những tên cai tù bất chấp luật pháp, dày ải tù nhân, để lập công dâng Đảng, muốn lên chức phải có dã tâm.
Khi được biết trả tự do và được lên máy bay sang Hoa Kỳ, chị còn không tin đó là sự thật. Khi máy bay đến Nhật, chị còn sợ nó phải quay trở về Việt Nam. Chuyện gì cũng có thể xẩy ra ở xứ CHXHCNVN này mà. Chị tự xem như người về từ cõi chết. Đến lúc máy bay đáp xuống San Francisco, lúc đó chị Thủy mới an tâm, mình đã hoàn toàn được tự do. Chị cho biết chị rất xúc động và cảm ơn nước Mỹ này. Chị qúa ngạc nhiên khi so sánh giữa thành phố San Francisco và Hà nội, một bên đường xá sạch sẽ, thoáng khí, con người Việt Nam hải ngoại rất lịch sự, cởi mở, và không chửi tục..., còn Hà Nội thì ngược lại. Chị rất tiếc cho anh Tân, chồng chị, nếu biết nước Mỹ thế này, anh Tân không đi thì uổng lắm. Nhưng khổ nỗi, anh Tân phải ở lại để lo cho mẹ gìa bịnh hoạn, và sau này, chị sẽ tìm cách bảo lãnh anh Tân và mẹ qua bên Mỹ. Ở đây, nếu nói chế độ Dũng muốn giữ anh Tân ở lại để làm con tin, là điều oan ức cho Dũng, sẵn đây, xin đính chánh lại việc suy luận giữ anh Tân ở lại làm con tin, là không đúng sự thật. Có câu chuyện thằng bé nói láo, nó cứ nói láo nhà nó bị cháy nhiều lần mà không có cháy. Đến lúc nhà thằng bé bị cháy thiệt, nó kêu gọi hàng xóm đến cứu, chẳng ai còn nghe theo nó nữa, và lúc đó nhà nó bị cháy rụi. Trường hợp chế độ Dũng cũng thế, đã nhiều lần Dũng lấy người trong gia đình ra hăm dọa như trường hợp Nguyễn Tiến Trung, Đỗ Nam Hải..., nên có người nghĩ oan cho Dũng cũng đúng thôi.
Đang cuộc phỏng vấn chị Thủy, đã xảy ra vụ xét nhà mục sư Phạm Ngọc Thạch. Công an hàng chục đứa đã vào khám nhà. Chị Nguyễn Thanh Nụ, vợ MS Thạch cho biết một sấp giấy trắng loại A4 cũng bị lấy đem đi, và nhiều máy móc vật dụng khác. Hỏi ra thì biết MS Thạch đi dán tờ rơi với nội dung Hoàng Sa Trường Sa Của Việt Nam, đã bị công an bắt dẫn đi và bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn. Chị Nụ đã chạy theo đến Trụ Sở Công An Phường 26, Quận Bình Thạnh. Nơi đây đã có sẵn một chiếc xe cứu thương, có lẽ để chuẩn trị khẩn cấp cho vết thương của MS Thạch, là bị gẫy quai hàm. Khi MS Thạch bị giam ở phía sau, chị có cất tiếng hỏi, nghe chồng mình trả lời:
- Tụi nó đánh anh đau lắm em ơi, chúng còn phun nước miếng vào mặt anh.
Kế đó có nhân chứng Kim Duy đã tường thuật lại sự việc xảy ra, khi MS Thạch bị bắt ở Cầu Đỏ, MS đã anh hùng hô to:
- Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam.
Và chị Nụ bồng con mới trên 10 tháng tuổi, có mặt tại hiện trường cũng cất tiếng bi hùng:
- Anh ơi, có em và con đây.
Bạn trẻ Kim Duy khẳng định, đây là một hình ảnh bi hùng đã làm chính cá nhân của anh bị xúc động một cách mãnh liệt. Một người yêu nước Việt Nam, chống giặc Tàu xâm lược, lại bị bọn công an đánh đập dã man. Người ta chẳng hiểu mấy tên công an này là ai, có phải là người Việt Nam """ hay đã là những tên máu Việt Nam nhưng đã mang bộ óc của bọn Tàu phù """ "Anh ơi, có em và con đây" như một sự quyết tâm, đoàn kết keo sơn, không thể tách rời được, và thế hệ con cháu sẽ tiếp nối theo việc làm chính nghĩa của anh, anh hùng Phạm Ngọc Thạch.
Khi chị Nụ trả lời phỏng vấn của phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH, chị đã khẳng định:
- Tôi cũng vui vì chồng tôi là một người như thế, chân lý sẽ được soi sáng, chân lý sẽ chiến thắng.
Ba lời nói trên, hy vọng rằng, có thể sẽ đi vào lịch sử của cuộc đấu tranh bi hùng của toàn dân Việt.
Có người hải ngoại cho rằng, chị Thủy đến Mỹ, qúa uổng phí, qúa tiếc, như việc "chở gỗ về rừng" vì đã có trên 3 triệu người Việt Nam ở hải ngoại rồi. Có người suy nghĩ ngược lại, chị Thủy ở tù, chẳng giúp ích gì cho cuộc đấu tranh, và nếu chị mất mạng trong tù thì sao """ Ở đâu, chúng ta cũng có thể đấu tranh được mà. Trường hợp chị Thủy là một nhà văn, nên vô cùng đặc biệt nếu ở hải ngoại này, vô cùng tốt cho đại cuộc đấu tranh. Liên Sô trước khi sụp đổ có Solzennitsyn, có Sakharov, ngày nay Việt Nam cũng cần có Trần Khải Thanh Thủy.
Toàn dân hãy tiếp tục xuống đường biểu tình vào ngày 2 và 3/7/2011, thứ bẩy và chủ nhật tới, theo lời kêu gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do