Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Mỹ Đưa VN Vào Danh Sách Quốc Gia Có Nạn Buôn Người

28/06/201100:00:00(Xem: 3582)

Mỹ Đưa VN Vào Danh Sách Quốc Gia Có Nạn Buôn Người

hillary_clinton_chong_buon_nguoi-large-content: Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố bản phúc trình về Tình Trạng Buôn Người Năm 2011 trên thế giới, Bộ Ngoại Giao, Hoa Thịnh Đốn, 27/6/2011. (ảnh CAMSA)

Hoa Thịnh Đốn 27 tháng 6, 2011 -- Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố phúc trình về tình trạng buôn người trên thế giới. Bản phúc trình tiếp tục đặt Việt Nam trong danh sách cần theo dõi vì chính phủ Việt Nam không chứng tỏ được quyết tâm phòng và chống nạn buôn người, nhất là buôn lao động.

Toàn bộ bản phúc trình cho thấy chính phủ Việt Nam nói nhiều mà không thực hiện. Các nỗ lực phòng và chống buôn người được công bố thực chất chỉ là làm chiếu lệ. Chẳng hạn, tháng 3 vừa qua Quốc Hội Việt Nam đã thông qua đạo luật phòng chống buôn người, nhưng đạo luật này không đề ra biện pháp trừng trị thủ phạm.

“Đạo luật này chỉ có giá trị như một nghị quyết, kêu gọi mọi người tự giác, hơn là một đạo luật để chấp pháp,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, nhận xét. Ông cũng là đồng sáng lập viên Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA).

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhận định rằng chính phủ Việt Nam chưa hề điều tra một công ty “xuất khẩu lao động” nào về tình trạng buôn người, trong đó phần lớn là công ty quốc doanh hoặc hợp doanh với chính phủ nắm đa số cổ phần. Trong khi đó CAMSA đã công bố danh sách 32 công ty xuất khẩu lao động liên can đến khoảng 60 trường hợp buôn người, với tổng số khoảng 3 ngàn nạn nhân, mà CAMSA đã can thiệp trong 3 năm qua. Không một công ty nào trong số này bị điều tra, chứ đừng nói đến truy tố.

Bản phúc trình cũng nhắc đến trường hợp nhân viên toà đại sứ Việt Nam ở một quốc gia không nêu tên đã đứng về phe của công ty xuất khẩu lao động và chủ sử dụng lao động thay vì bảo vệ cho nạn nhân. Đây là trường hợp của 31 nạn nhân của công ty Spektra Alucast ở Malaysia. Trong vụ này nhân viên đại diện ở Malaysia của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã ép các nạn nhân phải nhận lỗi để được hồi hương và đã áp đảo tinh thần nạn nhân ngay tại toà án của Malaysia.

Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kết luận: “Chính quyền không cung cấp thông tin để chứng minh các báo cáo rằng giới thẩm quyền đã truy tố và trừng trị những thủ phạm buôn lao động trong năm qua. Do đó, Việt Nam bị đặt vào Danh Sách Cần Theo Dõi lần hai trong hai năm liền.”

Đi kèm với quyết định giữ Việt Nam trong Danh Sách Cần Theo Dõi, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra những khuyến cáo cho chính quyền Việt Nam:

(1) Bổ túc luật chống buôn người với luật, lệ và cơ chế phù hợp để bảo đảm rằng luật hình sự ngăn cấm và trừng trị mọi hình thức buôn người;

(2) Truy tố những kẻ liên can đến buôn lao động, tuyển mộ người với mục đích lao động cưỡng bức, hoặc lường gạt trong việc tuyển người;

(3) Nhận diện các công nhân xuất khẩu đã bị cưỡng bức lao động và bảo đảm rằng họ được cung cấp các dịch vụ dành cho nạn nhân;

(4) Triển khai các thể thức với mục đích trên và huấn luyện cho các giới chức về các thể thức này, kể cả những chỉ dấu về lao động cưỡng bức chẳng hạn như việc tịch thu sổ thông hành bởi chủ sử dụng lao động hay bởi môi giới;

(5) Tăng các nỗ lực để bảo vệ các công nhân xuất cảnh qua những giác thư thoả thuận với các quốc gia tiếp nhận người, gồm các điều khoản bảo vệ người lao động Việt Nam;

(6) Truy tố hình sự và trừng trị các cơ quan tuyển người được nhà nước cấp giấy hoạt động và những môi giới không giấy phép đã can dự vào việc lường gạt hay đã thu các khoản phí một cách phi pháp để đưa người đi lao động ngoài nước;

(7) Thực hiện các biện pháp để bảo đảm rằng công nhân không bị hăm doạ hay trừng trị vì đã phản đối điều kiện lao động hay rời bỏ nơi làm việc;

(8) Tăng khả năng cho các công nhân để qua luật pháp đòi đền bù cho tình trạng bị buôn lao động;

(9) Tường trình về những nỗ lực lớn hơn trong việc hợp tác chặt chẽ với các chính quyền tiếp nhận người để điều tra và truy tố các vụ buôn người, đặc biệt là các vụ buôn lao động;

(10) Cải thiện sự phối hợp liên ngành trong các nỗ lực chống buôn người;

(11) Cải thiện việc thu thập dữ kiện và chia sẻ dữ kiện về truy tố tội buôn người, đặc biệt là trong các vụ truy tố liên quan đến vấn đề lao động; và

(12) Thực hiện cũng như hỗ trợ cho một chiến dịch nâng cao ý thức về chống buôn người nhắm vào các khách tiêu thụ trong v ệc mua bán tình dục.

Ts. Thắng cho biết rằng kế hoạch của CAMSA trong 12 tháng tới đây là đẩy mạnh việc thu thập các hồ sơ buôn lao động từ Việt Nam đến các quốc gia khác nhau. Những hồ sơ này sẽ được dùng để đo lường thực tâm của chính quyền Việt Nam trong việc phòng và chống buôn người.

“Cách thức của chúng tôi là chọn lọc những hồ sơ buôn lao động mà không ai có thể phủ nhận, kể cả chính phủ Hoa Kỳ, chính quyền sở tại hay chính quyền Việt Nam”, Ông nói.

Theo luật về phòng, chống buôn người của Hoa Kỳ, quốc gia nào nằm trong Danh Sách Cần Theo Dõi trong hai năm liền, nếu không cải thiện để được nâng lên ít ra Hạng 2, thì sẽ tự động bị xếp vào Hạng 3 và có thể sẽ bị chế tài. Hạng 3 dành cho những quốc gia nào mà chính quyền làm ngơ hay toa rập với tệ trạng buôn người.

===

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), Tenaganita (Mã Lai), và Hiệp Hội Phụ Nữ Cứu Viện Đài Bắc (Đài Loan). Đến nay Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho gần 60 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến trên ba ngàn công nhân.

Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA

PO Box 8065

Falls Church, VA 22041 - USA

Ý kiến bạn đọc
28/06/201120:05:08
Khách
Bà già Hillary thật lẩm cẩm. Tại sao không đưa VNCS vào danh sách các nước được quan tâm, trong đó gồm luôn quan tâm về "tệ nạn buôn người" ? và tôi đề nghị Bộ ngoại giao Mỹ thay từ "tệ nạn buôn người" thành "tệ nạn buôn nô lệ" xem ra còn dễ chấp nhận hơn. Tệ nạn buôn nô lệ đã thịnh hành từ nhiều thế kỷ qua và nay đang trên đà phát triển dưới dạng thức mới "xuất khẩu lao động" từ các nước kém mở mang sang các nước phát triển. Hình thức chữ nghĩa chính trị thì như vậy, nhưng thực chất vẫn là "bóc lột sức lao động "của những người cùng khổ. Tại sao các chính trị gia lại không giám mạnh dạn nói lên điều thật ? Phải chăng chính trị được định nghĩa như là loại khoa-học chuyên nói và hành đông dối trá ?Vubinh
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NSC cho biết năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nước Mỹ có hơn 46,000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, tương đương 126 người mỗi ngày.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14..
✱ Washington Examiner: FBI đã thu thập đủ bằng chứng để buộc tội Hunter Biden với các tội danh liên quan đến gian lận thuế - Bộ trưởng Garland: "Sẽ không có sự can thiệp với bất kỳ hình thức chính trị không phù hợp nào vào công việc của «công tố viên» Weiss”. ✱ Grassley Senate gov: Nếu ông «Weiss» tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ và hoàn chỉnh, ông nên sở hữu những hồ sơ này. Trong trường hợp ông không có và không sở hữu những hồ sơ này, chúng tôi khuyên ông nên xem xét chúng một cách chi tiết. ✱ New York Post: Cuộc điều tra đã mở rộng vào năm 2018 để xem xét các giao dịch kinh doanh quốc tế của Hunter có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp chính trị của Tổng thống Biden. ✱ BBC News: Hunter Biden có thể bị buộc tội trốn thuế - Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ điều tra anh ta tại Hạ viện nếu họ giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng tới.
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
✱ Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell "bất kỳ ai gặp gỡ những người ủng hộ quan điểm bài Do Thái, theo đánh giá của tôi, rất khó có khả năng được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ." ✱ Cựu Phó TT Mike Pence nói rằng Trump nên xin lỗi vì đã ngồi ăn với Fuentes. “Trump đã sai khi cho một người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, một người bài Do Thái và người phủ nhận Holocaust ngồi chung bàn,”- "Và tôi nghĩ ông ta nên xin lỗi vì điều đó".
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.