BERLIN (KL) - Sửa lại trợ cấp hưu bổng là chính sách độc nhất mà Âu châu đã phải phấn đấu để lựa chọn cả chục năm nay. Đức, Pháp, Tạy Ban Nha, Ý và các quốc gia Âu châu khác chỉ trông nhờ vào hệ thống hưu liễm cấp tiền sau khi không còn làm việc nữa, hệ thống này này chẳng bao lâu sẽ đối diện với tài khoá phải trợ cấp cho số người về hưu gia tăng trong khi số người làm việc lại bị giảm đi.
Tăng thuế hay giảm các trợ cấp sẽ là đuờng lối chính trị không mấy người ưa thích đối với các quốc gia đang tìm cách làm cho khoảng cách xã hội gần lại nhau hơn.
Một đường lối hay nhất để giải quyết vấn đề này là làm tăng lời của quỹ hưu liễm bằng cách chung vốn đầu tư vào các chứng khoán có lời nhiều.
Liên Âu đã có bước tích cưc theo chiều hướng này bằng cách đưa ra hiến định cho phép các sở tư có liên hệ tới các quỹ hưu liễm đầu tư 70 phần trăm tài sản của các sở này vào các cổ phiếu, cho các cơ sở này có quyền rộng rãi hơn theo như ù qui định hiện hành.
Song còn phải đi một bước nữa là cho phép các giám đốc của Liên Âu đang quản lý qũy hưu liễm tư do đầu tư theo phần đầu tư đa dạng về chứng khoán, áp dụng cùng tiêu chuẩn chăm lo và phán xét như một cá nhân có suy luận hợp lý trong các đầu tư riêng của người này, nguyên tắc này được biết là tiêu chuẩn "Người Cẩn Trọng" (prudent person).
Theo một bản tường trình riêng, Liên Âu đã nhận thấy vào khoảng năm 1984 cho tới năm 1996, quỹ hưu liễm áp dụng tiêu chuẩn "Nguời Cẩn Trọng" đã làm cho quỹ này có lời mang về được 9, 5 phần trăm, trong khi quỹ này chỉ có tiền lời giới hạn là 4, 3 phần trăm.
Đối với một cá nhân, sự cách biệt tiền lời này là một sự sai biệt chóng mặt, khi tiền riêng có lãi xuất kép cho cả một thời gian làm việc suốt một đời .
Qũy hưu liễm Liên Âu có thể lấy về tiền lời nhiều hơn nữa trong trường hợp chung vốn đầu tư khắp lục điạ, như vậy chi phí thấp và nằm trong thang kinh tế có lợi nhiều.
Thí dụ như đóng hưu liễm vào hệ thống hồi hưu của Đức được trả ngay khi nghỉ không còn làm việc nữa theo như dự định, tiền lời đẻ ra hàng năm chưa tới một phần trăm cho những người sinh sau năm 1970. Kế hoạch cho liên hệ việc xử dụng nhân công của cơ sở tư với thị trường chứng khoán hoạt động bao quát Âu châu có thể mang lại tiền lời nhiều hơn, đặc biệt trong trường hợp các giám đốc được quyền tự do đầu tư theo tiêu chuẩn của "Người Cẩn Trọng".
Nhưng hàng rào ngang biên giới đã làm cho việc đầu tư quỹ hưu liễm (Pension Fund) bị cản trở nhiều hơn theo như so sánh với việc đầu tư của qũy hỗ tương (Mutual Fund). Hiện nay các giám đốc của Qũy hưu liễm không có thông hành để làm ăn ơ' những quốc gia khác tại Âu châu. Một số quốc gia nhấn mạnh rằng quỹ hưu liễm của các quốc gia này được vận dụng với tính cách cá nhân cụ thể tại các văn phòng điạ phương hay tại thể chế đặc biệt được thành lập theo cơ sở pháp lý của điạ phương. Các hàng rào cản này đã làm cho việc đầu tư của qũy này bị tốn kém khá quan trọng.
Cho tới nay, Liên Âu chưa có thể nắm vững đựợc nhu cầu bén nhậy về chính trị là để cho qũy hưu liễm liên hệ tới nhân công xử dụng được chịu thuế ngang hàng trong các quốc gia thành viên của Liên Âu.
Ngoài ra việc này còn gây khó khăn cho các công ty tư để củng cố kế hoacïh hưu liễm thốnh nhất khắp Âu châu hay việc công nhân đem gói hưởng lợi này đi theo để làm việc bên kia biên giới.
Kết quả có lẽ sẽ là một lối thích hợp liên tục cho các hệ thống hưu liễm quốc gia thay vì theo mô hình mẫu rộng lớn của Liên Âu để tạo ra tiền lời cho những người hưởng trợ cấp hưu.
Hê thống hưu liễm bao quát Âu châu có thể xẩy ra trường hợp cơ sở của toàn cầu hóa không xen vào.
Thị trường tài chánh của Liên Âu được hội nhập, có thể trở thành những động lực canh tân, tăng trưởng và tạo công ăn việc làm tại Âu châu, trong khi tạo ra các cơ hôị có lợi cho các cơ hội mới và các nhà đầu tư cá nhân ở khắp thế giới.