Kỷ Niệm 30 Năm Phát Hiện Bệnh AIDS Trên Thế Giới: 25 Triệu Người Chết, 33 Triệu Nhiễm HIV
Bệnh Nhân AIDS Đang Thấy Có Cơ Hội Được Chữa Lành
SAN FRANCISCO - Chủ nhật này đánh dấu 30 năm nhận diện bệnh AIDS.
Kỷ niệm này đem lại hi vọng mới, như có thể thấy trường hợp bệnh nhân Timothy Ray Brown, cư dân San Francisco, dường như đã đuợc chữa khỏi, là người đầu tiên trên thế giới. Việc điều trị ông Brown không là thực dụng để làm rộng rãi nhưng là dấu hiệu ám chỉ các phương hướng khác có thể 1 ngày kia sẽ trở thành công hiệu, hay ít nhất cho phép người bệnh kiểm soát đuợc siêu khuẩn mà không phải dùng thuốc hàng ngày.
Tuy vậy, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng, khẳng định khả năng chữa lành là rất khó. Chủ đích hiện nay của y giới là ngăn ngừa sự truyền nhiễm - với các tiến bộ gần đây và loại thuốc chủng hiệu quả 1 phần, bác sĩ Fauci mô tả như là "chúng ta có thể choàng tay ôm gọn bệnh dịch này".
Trên 25 triệu người đã chết vì AIDS, là căn bệnh thế kỷ đuợc nhận diện năm 1981 ở Los Angeles. Nay thế giới có trên 33 triệu người mang siêu khuẩn HIV, gồm trên 1 triệu người tại Hoa Kỳ. Khoảng 2 triệu người chết hàng năm vì AIDS, đa số tại các nước nghèo thiếu điều kiện chưã trị.
Tại Hoa Kỳ, tuổi thọ của bệnh nhân AID chỉ kém người lành mạnh vài tháng.
Về người bệnh Brown ở San Francisco, nhà báo kể lại: năm 1995, khi làm việc tại Berlin, ông nhận biết đã bị lây HIV - khi dùng thuốc khi không vì phản ứng phụ, ông chống chỏi đuợc đến năm 2006, khi kết quả chẩn đoán nhận ra chứng ung thư máu. Hoá trị làm ông đau yếu đến mức bác sĩ phải cho ông ngủ mê để cơ thể hồi sức. Ông Brown kể "Họ không biết tôi có thể sống sót".
Bác sĩ Gero Huetter, chuyên gia về hoại huyết tại trường đại học Berlin, biết rằng cấy tế bào mầm của máu là hi vọng cao nhất, nhưng ông đề ra mục tiêu cao hơn - theo lời ông, 1 báo cáo năm 1996 cho hay có người tiếp cận HIV nhưng không bị lây. Nhiễm sắc thể (gene) của những người này tự biến hoá để chống lại HIV - nhưng, chỉ 1% người da trắng có gene này. Nhưng, cấy tế bào gốc của máu là việc kinh khủng, vì phải tiêu diệt hệ thống miễn nhiễm trước - nhiều người bệnh ung thư máu đã chết, và bác sĩ Huetter không muốn thử may rủi. Mẹ của bệnh nhân Brown đồng ý. Nhưng khoảng nửa năm sau, bệnh hoại huyết trở lại, 2 người đồng ý.
Bác sĩ Huetter thử tìm gene có sức đề kháng HIV với 200 người tình nguyện, và tìm ra ở người số 61, là một thanh niên Đức 25 tuổi. Ông Brown đuợc cấy tế bào gốc vào Tháng 2-2007. Một năm sau, ung thư máu trở lại, nhưng HIV thì không - ông Brown đuợc cấy tế bào máu lần thứ nhì vào Tháng 3-2008, cũng từ người hiến tặng cũ. Giờ đây, người bệnh 45 tuổi không cần thuốc nữa, không còn dấu tích của HIV - vấn đề sức khoẻ của ông chỉ còn là di hại của thương tích năm 2009 sau khi bị đấm, ngã quỵ, phải giải phẫu óc, vật lý trị liệu để nói và đi. Nay ông còn 1 tay không cử động bình thuờng. Tháng 12 năm ngoái, ông Brown đã trở về Hoa Kỳ. Y giới nói cần có thời gian để biết liệu pháp gene công hiệu và an toàn hay không.
Tại San Francisco, bác sĩ Jacob Lalezari đang làm 1 cuộc thực nghiệm - ông nói "Số tế bào máu kháng cự HIV tăng đáng kể nhưng sẽ không có ý nghĩa gì nếu khuẩn HIV không bị khống chế". Hơn nữa, liệu pháp gene là không thực tế tại các nước nghèo.