Bộ trưởng thương mại Adisai Bodharamik của Thái Lan đã cho biết, sự nhân nhượng này sẽ cho phép các hàng hóa của Kampuchia, Việt Nam, Lào và Miến Điện được xuất khẩu sang sáu quốc gia của khối ASEAN được rẻ đi hơn.
Hai ngày họp mặt của các bộ trưởng ASEAN, cuộc họp đã bắt đầu ngày thứ năm tại một thành phố của Kampuchia, có mục đích tìm ra các đường lối đẩy mạnh sự đầu tư trong khi đối diện với sự đi chậm lại của nền kinh tế toàn cầu và tìm cách khắc phục sự thử thách của Trung quốc khi gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế WTO để thao túng các nền kinh tế trên thế giới.
Ông Adisai đã nói trong cuộc họp báo chí, mậu dịch được gia tăng sẽ làm hẹp khoảng cách giữa các quốc gia thành viên gốc như Singapore, Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân và Brunei, cùng với các quốc gia thành viên mới gia nhập vào khối trong vùng.
Bộ trưởng đã cho biết: "Trong sự nhân nhượng này, chúng tôi đã đồng ý thực hiện một kế hoạch ưu tiên tổng quát ASEAN-GSP (generalized system of preferences) để cấp ưu tiên mậu dịch cho các quốc gia thành viên mới trong khối ASEAN."
Thủ tướng Hun Sen của Kampuchia, người chính thức mở ra cuộc họp mặt không hình thức cho các bộ trưởng kinh tế, đã thúc đẩy khối ASEAN hoạt động để làm giảm bớt khoảng cách giữa những quốc gia thành viên cũ với các quốc gia thành viên mới, thủ tướng đã tuyên bố thủ tước sẽ ủng hộ kế hoạch ưu tiên tổng quát hóa GSP của ASEAN.
Thủ tướng nói : "Tôi tin rằng sáng kiến này sẽ trở thanh một yếu tố kích thích cho việc bành trướng mậu dịch trong vùng của chúng ta với các quốc gia của thế giới thứ ba, sáng kién này sẽ khuyến khích một dòng đầu ư gia tăng được chẩy vào các quốc gia thành viên mới có mức độ phát triển thấp và địa bàn sản xuất kém."
Ông Adisai, người chủ tọa cuộc họp mặt, đã không cho biết khi nào kế hoạch này được thực thi, nhưng đã cho biết, các nhà bộ trưởng đã hy vọng để chung kết kế hoạch trước buổi họp tới được mở ra tại thủ đô Hanoi vào tháng chín.
Nhà bộ trưởng Thái cũng đã cho biết, các bộ trưởng cũng đã đồng ý cho gia tăng súc tiến Thỏa hiệp về cơ cấu điện toán cho khối ASEAN (e-ASEAN Framework Agreement), cơ cấu này sẽ thành lập một hạ tầng cơ sở về tin học, đẩy mạnh thương mại điện tử và làm thuận tiện việc buôn bán các sản phẩm và các dịch vụ công nghiệp giữa các quốc gia thành viên với nhau.
ĐẨY MẠNH VIỆC ĐẦU TƯ
Các quốc gia thành viên của khối ASEAN đang lo sợ sự gia nhập của Trung quốc vào tổ chức WTO, sự gia nhập này có thể cho phép làm phân hóa nền kinh tế của các quốc gia trong khối hiện nay vẫn còn bị đau thương vì cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu hồi cuối năm 1990.
Các quốc gia thành viên mong mỏi có mối quan hệ gần hơn với Trung quốc, Nhật Bản và Triều Tiên , sự phát triển về mậu dịch tự do trong vùng sẽ giúp cho các quốc gia này vượt qua cơn phong ba bão táp của kinh tế.
Bộ trưởng Thương mại Cham Prasidh của Kampuchia đã cho Reuters được biết : "Với sự đi chậm lại của nền kinh tế Hoa kỳ hiện nay … chúng tôi phải tìm ra những đường lối và các cung cách nhiều hấp dẫn hơn nữa đối với các việcï đầu tư trực tiếp của nước ngoài,"
Trung quốc là một quốc gia rộng lớn có hàng tỷ dân, nhưng các quốc gia Đông Nam Á kết hợp lại với số dân có sẵn tiềm lực để phát triển, nó sẽ là một su thế để có sự đầu tư trực tiếp vào vùng có nhiều tiềm năng hơn Trung quốc về thị trường cũng như các tài nguyên và vật lực đã có sẵn, nhưng thiếu vốn.
Thủ tướng Hun Sen của Kampuchia đã cho biết, trong lời nói để khai mạc, các trở ngại của kinh tế toàn cầu sẽ là những khó khăn chồng chất mà các quốc gia trong khối ASEAN đã từng phải đối phó.
Thủ tướng nói : "Quang cảnh toàn cầu cho năm 2001 đang trỡ nên có những bất lợi quan trọng, với sự đi chậm lại không ngờ của nền kinh tế Hoa kỳ, việcï tăng trưởng kinh tế của Âu châu kém đi, còn Nhật Bản kinh tế cũng có các vấn đề."
"Công tác trước mặt chúng tôi là duy trì đà tăng trưởng tại mỗi quốc gia riêng của chúng tôi và toàn vùng, vì thế phải giữ ổn định và giữ việc phục hồi kinh tế lớn hơn, công tác là phải duy trì được sự phát triển trong một thời hạn lâu dài."
Các bộ trưởng kinh tế của sáu quốc gia thành viên trong khối ASEAN đã hội nhập với các đối tác như Trung quốc và Nam Hàn tại Siem Reap, đất có truyền thuyết về đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor), trong cuộc họp nhân nhượng không chính thức.
Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân và Mã Lai đã gửi các nhân vật phụ tá như Nhật Bản đã gửi tới cuộc họp này.
Trung quốc, Nam Hàn và Nhật Bản là phần của chiếc dù có tên gọi là dù "ASEAN+3" để bàn thảo cho sinh ra một cộng đồng kinh tế thuộc vùng đông của Á châu. Cuộc bàn thảo này có thể dẫn tới việc nhóm kết các quốc gia trong vùng cho ngang hàng với Liên minh Âu châu.
Ông Cham Prasidh đã cho biết, bức rào quan trọng cho các quốc gia trong khối ASEAN là việcï gia nhập của Trung quốc vào tổ chức WTO, việc gia nhập này đang đe dọa kinh tế của khối ASEAN.
Bộ trưởng của Kampuchia đã cho biết : "Cái triển vọng Trung quốc gia nhập vào WTO là một thách thức to lớn. Chúng tôi gặp phải sự cạnh tranh ghê gớm rất là quan trọng. Mỗi quốc gia của khối ASEAN hiện nay đang củng cố khả năng sản xuất để bảo đảm hàng hóa được rẻ và có chất luợng (quality) để cạnh tranh với hàng hóa của Trung quốc."