Hôm nay,  

Trần Hoài Thư Và ‘Xa Xứ’

18/04/201100:00:00(Xem: 7903)
Trần Hoài Thư Và ‘Xa Xứ’

Đặng Phú Phong
tran_hoai_thu_sach-large-content“Xa Xứ”, thơ của Trần Hoài Thư do Thư Ấn Quán xuất bản là một tập thơ, trước hết: Đẹp. Tranh Bìa của Tống Phước Cường (cũng là một trong những họa sĩ như Thân Trọng Minh, Nguyễn Trọng Khôi, Đinh Cường…có tranh phụ bản cho tập thơ). Tập thơ in hoàn toàn bằng giấy láng, dày, tốt với 38 đoạn thơ cùng 38 phụ bản tranh màu. Tác giả đã rất công phu tìm , chọn 38 bức tranh rất ư liên quan đến 38 đoạn thơ trong tập. quả là một điều thú vị. Một tập thơ, hình thức hết sức công phu, trau chuốt, trình bày trang nhã. Tác giả in chỉ để tặng.
Trần Hoài Thư. Một khuôn mặt rất quen thuộc trong giới cầm bút của Nam Việt Nam từ thập niên 60, một thành viên trụ cột của nhóm Ý Thức. Anh là cựu sĩ quan và là cựu phóng viên chiến trường của QLVNCH. Tù cải tạo 4 năm. Vượt biển , định cư tại Hoa Kỳ 1980. Về hưu sớm, dành toàn thời gian cho việc sưu tập di sản văn học miền Nam , cơ sở Thư ấn quán và tạp chí văn học Thư Quán Bản Thảo. Anh đã xuất bản hơn hai chục tác phẩm thơ, văn. Có thể nói 38 đoạn thơ trong tập ( đoạn ngắn nhất là 2 câu, dài nhất là 8 câu) là 38 bài thơ cùng có tên là “Xa Xứ”. Nói một cách khác bài thơ “Xa Xứ” của Trần Hoài Thư dài 38 đoạn.
Gạt lệ, từ bỏ quê nhà, đối diện với may rủi. Rủi nhiều hơn may. Cho dù đến được với bến bờ tự do. Trần Hoài Thư cũng như những người yêu Việt Nam, vẫn bị cái rủi bao vây, khống chế. Đó là cái rủi của một con người bị mất quê hương
Từ bên này địa cầu, Trần Hoài Thư, luôn luôn mang nặng một nỗi buồn xa quê. Nỗi nhớ mang tên mưa, những cơn “mưa tối mặt”, liên quan đến sinh tử của người lính chiến:
“Tây Nguyên đèo ải ngăn sinh lộ
“Trăm đứa lên có mấy kẻ về
“Giày trận bám bùn mưa tối mặt”
( “Xa Xứ”, tr. 6”)
Nỗi nhớ mang tên cây như rễ cây đa cổ thụ “đâm lòng đất”:
“Cây đa. Ngàn rễ đâm lòng đất
“Như tấm lòng người với Bồng Sơn
“Đa bám làng, tôi đi bám đất
“Đất và làng, thương quá quê hương….”
(Xa Xứ, tr.8).
Nỗi nhớ của anh còn mang tên nhiều thứ nữa. Những cái tên ấy đều mộc mạc chân quê. Như là : “cây chuối”, “con Bìm bịp”, “lúa Chiêm”…
Những lần hành quân, người lính chiến đang tuổi thanh niên, không thể không vấn vương trong lòng mái tóc của người con gái tuổi dậy thì trong vụ Chiêm vàng bát ngát.

Uống một cốc cà phê, nhớ bạn. Hình ảnh cái ly xây chừng của cà phê bít- tất bỗng sống dậy trong anh. Lặng lẽ nhưng sừng sững. Ảo ảnh nhưng chừng như tác giả có thể nắm bắt:
“Cốc xây chừng ta để lại Việt Nam
“Chắc sẽ nguội và đóng thành lệ đá”
(“Xa xứ”, tr. 20)
Cây chuối là hình ảnh của quê hương mình, tình cờ thấy nó ở vườn ai (!) bên đường, anh không khỏi bàng hoàng thảng thốt, dừng xe :
“Bụi chuối nhà ai bên đường đã mọc
“Chuối mẹ chuối con, trời hỡi quê nhà!”
(“Xa Xứ”, tr. 22)
Tình cờ hai kẻ xa xứ gặp nhau . Rủ nhau vào quán:
“Hỏi em: em xa xứ
“Hỏi anh : anh xa nhà
“Mời em vào quán vắng
“Uống thêm màu mây xa.”
(“Xa Xứ”, tr. 36)
Đây là đoạn thơ hay nhất trong thi tập Xa Xứ.
“Em xa xứ/ Anh xa nhà/ Mời vào quán vắng”. Nếu để kể lể, chia sớt nỗi buồn lưu lạc thì chắc tác giả chẳng nói làm chi. Chỉ để “ Uống thêm màu mây xa”. Câu thơ như suối nguồn tuông chảy, làm ngập lụt cả không gian bằng nỗi nhớ vợi vời. Uống thêm màu mây xa là uống một thứ thuốc độc thơ mộng. Một lối tự tử tuyệt vời. Chữ “thêm” và chữ “xa” là 2 chữ đắc địa . Không gian của 4 câu thơ là không gian tuyệt đối tĩnh lặng cô đơn. Chao ôi, trống vắng của kiếp người như vậy có thể nói là cùng kiệt!
Cái tĩnh lặng cô đơn ở đây là chính do tự lòng mình mở ra dẫu cho đang đứng giữa phố xá đông người. Cảnh quang không tĩnh như trong bài Tĩnh dạ tư (1). Nó khiến ta nhớ đến bài Ức Đông Sơn:
“Bất hướng Đông Sơn cửu
“Tường vi kỷ độ hoa"
“Bạch vân hoàn tự tán
“Minh nguyệt lạc thuỳ gia"”.
Lý Bạch.
Dịch nghĩa(ĐPP)
Lâu không đến Đông Sơn
Hoa tường vi đã nở mấy lần"
Mây trắng hợp rồi tan
Trăng sáng lạc vào nhà ai"
Lý Bạch nhìn mây. Trần Hoài Thư uống mây. Cả hai bài thơ đều không đề cập đến nỗi nhớ, nỗi cô đơn nhưng đều gây cho người đọc bàng hoàng đến lặng người vì nỗi cô đơn cùng cực.
Trần Hoài Thư biết rõ mình “ đứng giữa nỗi buồn lịch sử” nên đành phải ngậm ngùi với thân phận mất mát dù thỉnh thoảng cũng muốn tìm “có exit nào để bớt cô liêu” (trg 58).. Nhưng, tất cả chỉ là chiêm bao:
“ … Ta về chứ đêm qua
“Ta vẫn về, rất thầm lặng thiết tha.” (“Xa Xứ”, tr. 78)
Kẻ lưu vong mà cứ canh cánh bên lòng nỗi mất mát thì sẽ trở thành một người chung thân bất mãn. Hay ít ra là một kẻ mang bệnh trầm cảm. Mong nhà thơ chúng ta tìm được chỗ, nơi, chốn thoát thân.
____
Chú thích:
(1)“Tĩnh dạ tư” của Lý Bạch.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.