Diễn biến Cách Mạng Dân Chủ tại Bắc Phi và Trung Đông:
1. Tại Tunisia: Mặc dù đời sống người dân Tunisia cao hơn dân Việt Nam gấp nhiều lần, thu nhập hàng năm của người dân Tunisia hơn $4.000 USD (1) và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn VN, nhưng người dân vẫn rất bất mãn chế độ và nhất là nhà độc tài Ben Ali. Qua biến cố ngày 17-12-2010 của một thanh niên có học nhưng không kiếm được việc làm tương xứng phải đi bán dạo lại bị cảnh sát áp bức nên phẩn uất tự thiêu, dân chúng sẳn đang bất mãn đã tập hợp nhau lại biểu tình phản đối ở nhiều nơi. Kết quả là chỉ trong vòng 27 ngày, chế độ bị sụp đổ. Nhà độc tài Ben Ali phải đào tị ra nước ngoài sau 23 năm cầm quyền.
2. Tại Ai Cập: Người hùng một thời của Ai Cập là Hosni Mubarak đã cai trị đất nước được 30 năm. Thu nhập của người dân khoảng gần $3.000 USD. Cũng giống như tại Tunisia, sự giàu có quá độ của giới cầm quyền làm dân chúng bất mãn. Kết qủa là ngày 2-11-2011, chỉ trong vòng 18 ngày biểu tình có lúc ôn hòa có khi quyết liệt, chế độ bị sụp đổ và Tổng Thống Mubarak rút lui! Cần nói thêm là các cuộc bầu cử tại Ai Cập và Tunisia tự do dân chủ hơn Việt Nam rất nhiều. Trong khi Việt Nam tuyệt đối không có một viên chức chính quyền nào từ trung ương xuống đến địa phương, kể cả đại biểu Quốc Hội, do người dân tự ứng cử. Tại Ai Cập và Tunisia mặc dù bị chính quyền mua chuộc, nhưng Quốc Hội và Toà Án vẫn độc lập và người dân vẫn có thể tự ứng cử và bầu cử lấy người của mình.
3. Tại Libya: Nhà độc tài Moammar Gadhafi là một biệt lệ. Từng bị tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan gọi đích danh là “The mad dog of the Middle East” (Con chó điên của Trung Đông) hay còn bị thế giới xếp vào hàng “khủng bố quốc tế”, tuy nhiên Gadhafi cũng đã cầm quyền được hơn 40 năm. Đó là nhờ các bộ lạc “phe nhà” bảo vệ và Gadhafi sẳn sàng dùng bạo lực đối với các cuộc nổi dậy nên nhà độc tài này có vẻ “muôn năm trường trị” giống như chính thể CSVN. Tuy nhiên tại Libya, lấy “cảm hứng” từ cuộc cách mạng “Hoa Lài” của nước láng giềng Tunisia, phong trào phản kháng bộc phát mạnh trên toàn quốc. Dân chúng Libya nổi lên bị đàn áp khốc liệt bởi chiến xa và phi cơ của quân chính phủ! Do đó, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào ngày 18-3-2011 vừa qua đã thông qua nghị quyết can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân Libya. Với sự ruồng bỏ của thế giới, sự cáo chung của chế độ độc tài ở Libya chỉ còn là vấn đề thời gian.
4. Tại các quốc gia khác như Yemen, Bahrain, Iran, Saudi Arabia, Syria, Jordan … các phong trào biểu tình đòi Dân Chủ bùng phát khắp nơi. Hầu hết các quốc gia Trung Đông đều có truyền thống … độc tài. Rất nhiều quốc gia còn theo chính thể Quân Chủ. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia Trung Đông đều có quốc hội hoặc nghị viện, hiến pháp và đảng chính trị đối lập. Vì đa đảng nên các quốc gia Trung Đông không độc tài chuyên chế tuyệt đối như chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Chức vụ Tổng Thống như tại Iran do các đảng phái chính trị và giáo quyền ủy nhiệm và vận động dân chúng trực tiếp bỏ phiếu chứ không hề có vấn đề “Đảng cử Dân bầu” như tại Việt Nam hiện nay. Các quốc gia tại Trung Đông hầu hết tuy độc tài nhưng không toàn trị nên những đòi hỏi dân chủ của người dân luôn được giới lãnh đạo lắng nghe và nhượng bộ.
Nhìn chung, tất cả các nước Trung Đông và Bắc Phi, đời sống người dân cao hơn Việt Nam nhiều lần. Thể chế chính trị tuy có khắc khe nhưng vẫn dân chủ hơn Việt Nam vì có hệ thống chính trị đa đảng và Quốc Hội độc lập với chính quyền.
Hoàn Cảnh Chính Trị và Xã Hội tại Việt Nam
Việt Nam từ 1954 phân nửa đất nước thuộc miền Bắc nằm dưới ách thống trị độc tài Cộng Sản. Phân nửa trong Nam thuộc chính thể dân chủ tự do và đa đảng. Chính quyền miền Nam trước đây từ cấp địa phương cho đến Tổng Thống đều do dân trực tiếp bầu ra, kể cả Quốc Hội. Để thực hiện “nghĩa vụ quốc tế” được Cộng đảng Liên Xô và Trung Quốc giao phó và yểm trợ, đảng CSVN phát động chiến tranh Giải Phóng Miền Nam khỏi sự “xâm lược” (") của “đế quốc Mỹ”. Trớ trêu thay CSVN ngày nay đang tìm mọi cách liên hệ với “đế quốc Mỹ” để tìm chổ dựa từ kinh tế cho đến chính trị và luôn cả an ninh khu vực nhằm chống lại ý đồ bành trướng của người “đồng chí” anh em là nước láng giềng Trung Quốc. Cuộc chiến tranh “giải phóng” kéo dài gần 20 năm kết thúc năm 1975 gây vô vàn mất mát đau thương, giết hại hàng triệu sinh linh ở cả hai miền, thiệt hại tài nguyên và tiềm năng dân tộc không sao kể xiết. Để rồi ngày hôm nay, sau 36 năm thống nhất, độc lập, hoà bình…dân tộc Việt Nam thực sự được gì ngoài những thành tích như thu nhập bình quân của người dân thuộc hàng thấp trên thế giới. Theo International Monetary Fund (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), năm 2010 lợi tức đầu người của Việt Nam là $1.155 USD (1). Thực tế còn thấp hơn nhiều vì số liệu không đo lường được mức hoang phí của một thiểu số và thân phận nghèo hèn của đại đa số quần chúng nông thôn lao động. Việt Nam còn có những thành tích ngoại hạng về tham nhũng mà thế giới đã nhiều lần cảnh cáo. Đối với nhân dân, CSVN có rất nhiều thành tích khác như nhượng đất đai, biển đảo cho ngoại bang, bán con dân mình ra ngoại quốc làm tôi mọi lao động quốc tế và nô lệ tình dục. Trong nước thì đời sống công nhân, nông dân và lao động thành thị ngày càng thêm bi đát.
Tất cả những đói nghèo và bất công xã hội đều xuất phát từ hệ thống độc tài độc đảng mà ra. Quốc Hội không do tự dân chúng tìm người tài đức bầu lên mà do đảng Cộng Sản đề nghị nên không có thực quyền. Những sai lầm về kinh tế, những tham ô tệ hại của cấp lãnh đạo không bao giờ bị trừng trị. Đúng như lời tuyên bố của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng: “Từ khi làm Thủ Tướng tôi chưa bao giờ kỹ luật ai!” mặc dù những sai phạm trắng trợn như PMU18, Vinashin…Ký giả đưa tin bị ở tù, phạm nhân lại được thả ra! Rất dể hiểu vì tất cả những đổ bể tai tiếng đều có dính dáng đến Tổng Bí Thư, Thủ Tướng hoặc thành viên Bộ Chính Trị…
Chúng ta thường nghe những luận điệu nhà nước CS đưa ra như "Đa đảng đa nguyên sẽ tạo ra sự mất ổn định xã hội như ở Thái Lan và các nước dân chủ khác..." (!). Đây là lời nói dối trá và ngụy biện. Dù có "mất ổn định xã hội" vì đa đảng nhưng Thái Lan không bao giờ bị đe doạ mất nước, trong khi Việt Nam “ổn định” lại có cơ mất nước! Thái Lan dù có biểu tình chống đối nhau nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn. Điều quan trọng là xã hội "mất ổn định" Thái Lan lại có đời sống cao hơn xã hội "ổn định" Việt Nam gấp nhiều lần và ngày càng bỏ xa Việt Nam. Tại sao vậy" Sự thông minh và trí tuệ người dân Việt Nam ngu đần hơn dân tộc Thái Lan phải không" Chắc chắn là không rồi!
Như vậy rõ ràng chế độ độc đảng là sai lầm!!! Hệ thống xã hội đặt trên những định chế sai lầm. Chính sách quốc gia sai lầm nhưng không ai ngăn cản nỗi. Tham nhũng được bao che không cho báo chí phanh phui. Quốc Hội không do dân tự ứng cử và do người dân tín nhiệm tự bầu lên nên không đại diện cho dân và không có thực quyền. Đời sống nông dân và công nhân rất là cơ cực và bị bốc lột tàn tệ. Chế độ "ổn định" nhờ hệ thống đàn áp. Các nước khác mỗi 500 dân mới có một cảnh sát giữ an ninh trật tự, tại Việt Nam mỗi 100 dân có một công an và một dân phòng hay du kích! Mấy ai quên được bài học Liên Xô, cái nôi Cộng Sản Chủ Nghĩa. Xã hội Liên Xô "ổn định" và hệ thống an ninh, công an mật vụ dày đặc cũng không ngăn cản được lòng dân...
So sánh thực trạng tại Việt Nam và các nước đang có các cuộc cách mạng Dân Chủ tại Trung Đông và Bắc Phi, mọi người đều có chung một kết luận: Việt Nam cần có một cuộc cách mạng thay đổi chế độ cầm quyền. Nhưng thời cơ đã chín mùi cho một cuộc cách mạng Dân Chủ hay chưa"
Thời Cơ của cuộc Cách Mạng Dân Chủ Toàn Dân
Trong bài "Không ai được đùa với cách mạng và nổi dậy",ông Nguyễn Minh Cần, một đảng viên CS cao cấp ly khai đang sống tại Nga viết rằng "Khi chưa có đủ điều kiện chủ quan và khách quan mà hành động phiêu lưu thì chỉ là hành động tự sát." và nhà văn “phản tỉnh” Tô Hải phát biểu: "Tình hình nổi dậy lật đổ chính quyền ở các nước Bắc Phi chưa thể nào lan tới Việt Nam hiện nay… Lúc này chưa phải là có thời cơ, địa lợi, nhân hoà!...”. Một số không nhỏ các nhà hoạt động dân chủ trong nước cũng đồng ý với quan điểm trên! Vì thế, trong khi người dân đang vật vã với lạm phát và vật gía, trí thức và những nhà đấu tranh chờ đợi “thời cơ chín muồi” thì thế giới đang bừng bừng cách mạng Dân Chủ khắp mọi nơi!
Thật ra không riêng gì các ông Nguyễn Minh Cần và Tô Hải, hầu hết những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đều không có đìều kiện sống trong chế độ dân chủ tự do thật sự, do đó hầu hết đều không có kinh nghiệm về các vận động Dân Chủ và các hoạt động biểu tình, xuống đường. Thử nhìn xem tại Iran, suốt bao năm nay sinh viên và giới trẻ Iran liên tục biểu tình chống Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad và hệ thống giáo quyền cực đoan. Dù không thành công nhưng họ vẫn tiếp tục xuống đường và học hỏi kinh nghiệm những lần thất bại trước. Chắc chắn nhân dân Iran sẽ đạt được khát vọng của mình một ngày không xa. Tại Nam Hàn, sinh viên và dân chúng liên tục và tiếp nối nhau dai dẳng biểu tình, hàng trăm người chết làm lung lay chế độ của Tổng Thống Chun Doo Hwan (Toàn Đẩu Hoán) những năm thập niên 80. Nhờ thành quả Dân Chủ này mà Hàn Quốc phát triển và tiến bộ vượt bậc như ngày nay.
Trong thực tiễn đấu tranh dân chủ, các cuộc biểu tình bất bạo động rất cần thiết để gây ý thức tự chủ cho người thanh niên và quyền lợi công dân. Những cuộc biểu tình lớn và nổi tiếng từ trước đến nay đều diễn ra một cách tự phát. Các cuộc biểu tình lật đổ Tổng Thống Phi Luật Tân Ferdinand Macos (1986), các cuộc cách mạng tại Đông Âu và Liên Sô, và mới đây tại Tunisia, Ai Cập và Libya đều tự phát. Dĩ nhiên khi ta thấy các phong trào tự phát không có nghĩa là thiếu chuẩn bị. Nhưng ta cũng phải hiểu là chuẩn bị không có nghĩa là “đoàn ngũ hoá”, là tổ chức và phân công cụ thể từ trước khi biểu tình xãy ra. Người lo tiếp tế, người lo cứu thương, người lo liên lạc…
Đừng hiểu lầm cách mạng tại Tunisia đã có chuẩn bị và dàn dựng kỹ lưỡng. Những nhóm sinh viên và trí thức Tunisia trong các Youtube được phổ biến (2), chỉ có một nhóm nhỏ rất ít người kín đáo liên lạc và chuẩn bị từ trước với nhau. Khi biến cố thanh niên Mohamed Bouazizi tự thiêu bất ngờ xãy đến làm dân chúng phẩn nộ và ùn ùn kéo nhau xuống đường tự phát, lúc đó nhóm nhỏ “có chuẩn bị” đó mới bắt đầu xuất hiện và kêu gọi thêm nhiều cá nhân nhanh chóng gia nhập nhóm tạo thành một “Ban Tham Mưu” hướng dẫn quần chúng đấu tranh hiệu quả. Và họ đã phát huy sáng kiến để ứng phó với tình hình cũng như cấp thời kêu gọi thêm tình nguyện viên. Không hề có việc “đoàn ngũ hoá” thành viên và huấn luyện thuần thục như nhiều người tưởng tượng qua vài đoạn “video clips” ngắn ca ngợi thành quả.
Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều tổ chức chính trị đã và đang âm thầm phát triển và chuẩn bị cho một hay nhiều biến cố tương tự. Nếu xãy ra những biến cố quần chúng xuống đường tự phát, chắc chắn những nhóm đấu tranh có chuẩn bị đó sẽ sẳn sàng vào cuộc và vận dụng mọi sáng kiến để tiếp trợ và hướng dẫn quần chúng. Hàng trăm “Phóng viên tự do” khắp mọi nơi trên toàn quốc chắc chắn sẽ lao vào làm việc, hàng ngàn trí thức, sinh viên và cả giới lao động bình dân sẽ tham gia phong trào… Dĩ nhiên các nhóm nhỏ nồng cốt này dù ở Tunisia hay Việt Nam, trước khi cuộc cách mạng xãy ra phải tuyệt đối kín đáo. Nếu mọi người biết được những nhóm nhỏ này từ đâu và do ai chủ xướng để có thể “yên tâm xuống đường biểu tình vì có chuẩn bị chu đáo!” thì an ninh CSVN dễ gì để yên cho họ"
Những người “cẩn trọng” cũng cảnh giác là CSVN sẽ tàn sát không nương tay dù đó chỉ là những cuộc biểu tình ôn hòa! Nên biết rằng thời đại thông tin ngày nay không phải là thời của cuộc cách mạng Quỳnh Lưu năm 1956 tại Nghệ An. CSVN đủ khôn ngoan và tự chế để không đàn áp nhân dân một cách thô bạo làm xúc động dư luận và tạo sự can thiệp của quốc tế như liên quân NATO can thiệp vào Libya nhằm loại trừ Gadhafi ra khỏi quyền lực. Với trào lưu cách mạng dân chủ ngày nay, Hoa Kỳ và thế giới chắc chắn sẽ đứng về phía nhân dân Việt Nam. CSVN sẽ chùn tay trước khí thế của đám đông và khát vọng dân chủ một cách chính đáng. Nên nhớ rằng không có cuộc cách mạng nào là không có đổ máu. Cuộc cách mạng màu xem ra êm thắm tại Liên Sô năm 1991 cũng lấy đi hàng trăm sinh mạng. Các cuộc cách mạng Dân Chủ xãy ra nhanh chóng và “ôn hòa” nhất, cả thế giới phải ngợi khen như tại Tunisia cũng “nhẹ nhàng” lấy đi 219 sinh mạng, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc (3). Tại Ai Cập, Hosni Mubarak chỉ chịu thoái vị khi có hơn 680 người chết (4). Một tài liệu không chính thức khác cho biết con số tử vong của cuộc cách mạnh dân chủ tại Ai Cập vừa qua lên đến 3.200 người! Chúng ta phải công bình mà so sánh những cuộc cách mạng Dân Chủ như vừa nói với cuộc cách mạng tại Cuba hoặc cuộc cách mạng “Giải Phóng Miền Nam” do Cộng Sản VN phát động năm 1959 và kết thúc 1975 đã lấy đi sinh mạng hàng triệu người dân Việt Nam của cả hai miền đất nước.
Việt Nam mỗi năm có hàng trăm cuộc cuộc đình công, có những cuộc đình công quy tụ hàng chục ngàn người. Những cuộc biểu tình của Dân Oan xãy ra hàng ngày từ Hà Nội cho đến Sài Gòn. Đó không là những cuộc biểu tình đòi cơm áo, công bằng xã hội và công ăn việc làm thì là gì" Bao nhiêu cuộc biểu tình vì tôn giáo tại Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, từ Phật Giáo, Hòa Hảo…Tại sao chúng ta lại quá lo sợ các quan niệm biểu tình vì "Chính Trị" và đỏi hỏi "Dân Chủ"" Điều đó cũng dể hiểu thôi vì “Chính Trị “ và “Dân Chủ” là điều cấm kỵ mà CSVN không muốn người dân đề cập đến và tâm lý của một số đông người dân, kể cả trí thức tại Việt Nam cũng không vượt quá "phản ứng có điều kiện" này.
Ngay lúc này có phải là thời cơ cho một cuộc xuống đường của toàn dân" Nhìn lại những năm CSVN đang vận động gia nhập WTO (2007) và ký kết Hiệp Định Thương Mại với Hoa Kỳ trước đó cũng như chủ trì Hội Nghị APEC (2006). Suốt những năm đó CSVN đã tạo bộ mặt hiền từ và nhiều thiện cảm với thế giới. Các tổ chức chính trị và đảng phái rầm rộ ra mặt công khai như đảng Dân Chủ, đảng Thăng Tiến, Khối 8406 v..v… Ngay vào những thời điểm đó, nếu huy động được quần chúng cho những cuộc xuống đường quy mô có phải là “Thời Cơ” hay không" Chúng ta đã bị các phản ứng và lời kêu gọi có dụng ý là chờ đợi "thời cơ". Nhưng là thời cơ nào" Chờ đến khi thế giới nhàm chán và mệt mõi không còn muốn yểm trợ các cuộc cách mạng Dân Chủ trên thế giới nữa" Thật ra thời điểm hiện tại mới chính là "Thời Cơ" quí báu và hiếm hoi cho dân tộc VN thoát ách Cộng Sản vì dư luận khắp nơi đang nồng nhiệt ủng hộ các cuộc cách mạng dân chủ trên thế giới!
Nếu Việt Nam bùng nổ cách mạng toàn dân vào thời điểm này, thế giới sẽ có thái độ rất thuận lợi cho cuộc cách mạng "Hoa Lài, Hoa Sen v..v… tại VN". Đó chính yếu tố "Thiên Thời". Lòng dân đang căm giận sự tham nhũng thối nát và bất tài của tập đoàn CSVN làm cho lạm phát tăng cao và đời sống càng cơ cực khó khăn. Hơn lúc nào hết, cái hoạ ngoại xâm rành rành trước mắt do sự nhu nhược và cấu kết ngoại bang hiến dâng biển đảo và đất nguồn biên giới. Đó là yếu tố “Nhân Hòa”. Đại Hội 11 CSVN vẫn cam kết thắt chặt bang giao "hữu hảo" với CS Trung Quốc tạo thành yếu tố "Điạ Lợi". Trong cả 3 yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà, VN hiện nay đang có được cả 3 để nhân dân dành lại quyền tự quyết cho chính mình và cho thế hệ mai sau.
Một trái cây chín muồi thì trước sau gì cũng rụng. Nhưng đợi chờ đến lúc trái rụng thì không còn gì để mà hưởng thụ. Tương tự hoàn cảnh đất nước hiện nay trong gọng kềm Cộng Sản. Nếu chúng ta vùng vẫy thì sẽ được nới lỏng ra. Toàn dân cùng đồng tâm hợp lực thì chắc chắn dân tộc sẽ được giải thoát. Nhược bằng chờ đợi “tình thế chín muồi” theo kiểu trái chín sẽ tự động rụng và không muốn mất công để hái thì dân tộc phải đợi chờ nhiều chục năm nữa. Khi đó, ngoài việc tài nguyên đất nước cạn kiệt vì sự khai thác tham lam vô ý thức, chế độ độc tài quản lý con người một cách tối tăm ngu đần, nhưng quan trọng hơn hết là có thể lúc đó, dân tộc Việt Nam không phải chống chính quyền CSVN mà là chống lại quan Tổng Đốc Lưỡng Quảng để đòi cho Việt Nam được quyền… tự trị!!!
Quốc Phùng
Links of references
(1) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_%28nominal%29_per_capita
(2) http://www.youtube.com/watch"v=VEy8voAt7nA
(3) http://www.allvoices.com/contributed-news/8075491-the-un-says-219-dead-in-the-tunisian-revolution