Hôm nay,  

Đấu Tranh Cùng Với Bà Con Dân Oan

17/03/201100:00:00(Xem: 12697)
Đấu Tranh Cùng Với Bà Con Dân Oan

Đoàn Hùng
Tình trạng lạm pháp, vật giá leo thang tại Việt Nam kéo dài từ cuối năm 2010 đến nay đã làm đại đa số đồng bào cả nước khốn đốn. Sự khốn khó này cứ từng nấc khắc vào xương thịt người dân sau 4 lần nhà cầm quyền phá giá đồng bạc, rồi lại toan tính đổi tiền trong nay mai. Làn sóng lo âu, bất mãn đang lan rộng vào từng nhà từng ngõ.
Sự bất mãn nói trên không chỉ biểu hiện tại những cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân các xí nghiệp mà còn hiện rõ nơi những khuôn mặt hốc hác ngày càng đông tại các buổi biểu tình đòi công lý của bà con dân oan; những người đã bị mất hết tất cả tài sản, ruộng đất vào tay các quan chức cầm quyền và nay càng khó dành dụm tiền bạc để kéo từ các tỉnh xa về Sài Gòn và Hà Nội, lê lết kêu oan trước các cơ quan lạnh tình lạnh nghĩa. Bà con dân oan là thành phần đang bị nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Người ta chưa có thể làm một cuộc kiểm kê chính thức và chính xác về số gia đình rơi vào hoàn cảnh dân oan từ năm 1975 đến nay, nhưng theo ước tính của Ủ ban Thanh tra Chính phủ vào năm 2007 thì số dân oan lên đến 4 triệu người, chiếm 4,6% dân số. Chắc chắn con số thật còn cao hơn nhiều và càng gia tăng khi nhà cầm quyền cho thành lập các Tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn này thẳng tay cưỡng chiếm ruộng đất, nhà cửa của dân, nhân danh phát triển nhưng phần lớn xoay qua buôn bán kiếm lời hoặc sử dụng một cách bừa bãi. Sự phá sản của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Vinashin với món nợ lên đến 5 tỷ Mỹ kim vào tháng 8 năm 2010 là trường hợp điển hình.
Bị đẩy đến đường cùng, bà con dân oan buộc phải bám theo “kẻ chiếm đất” để khiếu kiện triền miên, không để cho kẻ gian nuốt trọn tài sản của mình. Chính sự kiên trì này của tập thể bà con dân oan trên cả nước đã và đang là điều nhức nhối cho chế độ Hà Nội, vì hai lý do:
Thứ nhất, nạn tham nhũng lan tràn quá sâu rộng trong các cơ chế đảng và nhà nước đã trói tay chế độ, không thể nào giải quyết các trường hợp oan ức của người dân. Cán bộ ở mọi cấp cố tình bao che lẫn nhau để làm giàu bất chính.
Thứ hai, sự bất mãn và phẫn nộ của người dân, nhất là đối với những tài sản đất đai do cha ông để lại nay bị chế độ cưỡng đoạt, sẽ không bao giờ nguôi ngoai và sẽ cứ liên tiếp bùng lên mỗi khi nhìn thấy cảnh sống xa hoa của những gia đình cán bộ đã cướp bóc tài sản của họ.
Chính sách của nhà cầm quyền CSVN hiện nay là cố tình làm ngơ những đơn khiếu kiện và chấp nhận những cuộc tụ họp phản đối của bà con dân oan tại những nơi gọi là “trụ sở tiếp dân” trong một thời gian cố định nào đó rồi bắt phải giải tán. Đây là thủ đoạn vừa để “xả xú bắp” những bất mãn của bà con dân oan, vừa để kéo dài thời gian, bào mòn sức lực của bà con, mà không hề có ý định giải quyết các vụ việc oan trái. Rốt cuộc, bà con dân oan tốn biết bao công lao, thời giờ, biết bao tiền bạc chắt chiu từ quê nhà, và biết bao những đau khổ sống lê lết trên vỉa hè ... nhưng tất cả công sức đó vẫn như nước trôi tuột qua lá môn.
Nếu bà con dân oan tiếp tục lộ trình tranh đấu trong cô đơn như trong nhiều thập niên vừa qua, chắc chắn nhà cầm quyền CSVN sẽ tiếp tục thủ đoạn hiện tại để né tránh. Đã đến lúc, mọi người mọi giới, trong tình nghĩa đồng bào, hãy tiếp tay giúp bà con dân oan tranh đấu cho nguyện vọng của họ sớm được thành tựu. Nỗ lực này phải có sự hỗ trợ giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là cùng nhau sát vai cùng bà con ngay tại hiện trường để bày tỏ nguyện vọng chung.

Mặc dù từ trước đến nay, những tiếng nói của bà con dân oan đã được tiếp vận qua các làn sóng phổ biến tại hải ngoại, kể cả hình ảnh của những cuộc biểu tình; nhưng như thế chưa đủ. Đã đến lúc Cộng đồng người Việt tại hải ngoại cần kéo về cùng đứng với dân oan để làm bùng lên hơn nữa sự chú ý của công luận Việt Nam và quốc tế, và để tạo áp lực nhà cầm quyền CSVN phải nghiêm chỉnh giải quyết những oan ức của người dân một cách cụ thể.
Nếu chúng ta muốn những nỗ lực tranh đấu của bà con dân oan đẩy nhà cầm quyền CSVN vào thế tiến thoái lưỡng nan và tạo thành sức bật cho đồng bào cả nước vùng lên chống những bất công, áp bức hiện nay, đã đến lúc chính chúng ta phải trực diện cùng với bà con dân oan để đưa nỗi thống khổ của họ lan tỏa khắp nơi.
Với ý nguyện đó, chúng ta nay được biết ít là vào ngày 14 tháng 3 năm 2011, đã có ba đảng viên đảng Việt Tân gồm chị Jennifer Trương (chị Nhu), anh Nguyễn Lý Trọng (anh Thái) và anh Nguyễn Quang Khanh (anh Sơn) đã về Việt Nam cùng tham gia cuộc biểu tình với hơn 100 bà con dân oan tại 210 Võ Thị Sáu, Sài Gòn. Cuộc biểu tình này đã quy tụ bà con từ Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và cả Sài Gòn, với những biểu ngữ đòi trả lại ruộng đất và nhất là tố cáo đích danh một số cán bộ lãnh đạo đã cưỡng chiếm tài sản của họ. Đặc biệt bà con dân oan đã thay phiên nhau bày tỏ những nguyện vọng của mình qua các cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, Đài Chân Trời Mới và các hãng thông tấn nước ngoài.
Theo các dữ kiện tổng hợp thì tuy không ra tay giải tán cuộc biểu tình ngay vào giờ phút đầu tiên, nhưng CSVN đã huy động rất nhiều công an đủ loại, vừa đưa xe án ngữ mặt tiền để cản trở những ai muốn chụp hình đoàn biểu tình, vừa cho xe phóng thanh khuyếch đại âm thanh để làm khó các cuộc trả lời phỏng vấn. Non hai tiếng đồng hồ sau, công an bắt đầu ra tay trấn áp và bắt giải tán cuộc biểu tình, trong sự phản đối mạnh mẽ của đồng bào. Công an đã bắt giữ ba đảng viên Việt Tân nói trên và một số bà con dân oan đưa về trụ sở công an phường 6 quận 3 thành phố Sài Gòn. Tính đến nay, 48 tiếng đồng hồ sau cuộc biểu tình, ba đảng viên Việt Tân vẫn còn bị công an CSVN giam giữ.
Theo thông báo của Đảng Việt Tân, ba đảng viên của tổ chức này đã không làm bất cứ điều gì vi phạm luật pháp của CSVN. Ngược lại họ đã có những hành động hợp với lẽ phải và lương tâm khi đứng biểu tình và giúp đỡ bà con dân oan bày tỏ nguyện vọng trước công luận. Nhà cầm quyền CSVN không thể dùng vũ lực hay luật rừng để bóp nghẹt tiếng nói của bà con dân oan. Các hành động đàn áp bà và những người ủng hộ họ chỉ góp thêm bằng chứng về hành vi chà đạp nhân quyền và bản chất kém văn minh của tập thể lãnh đạo CSVN.
Nếu chúng ta nóng lòng muốn Việt Nam phải có sự chuyển mình sau khi chứng kiến những thành quả ngoạn mục của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi thì đây là lúc mà Cộng đồng người Việt hải ngoại phải hòa nhập đấu tranh cùng với đồng bào cả nước. Việc ba đảng viên đảng Việt Tân (và chắc là còn có các nhân sự khác nữa) tham dự cuộc biểu tình với dân oan vào ngày 14 tháng 3 vừa qua hiển nhiên chỉ là bước khởi đầu. Nỗ lực tạo sự chan hòa đấu tranh giữa người Việt ở trong và ngoài nước của các anh chị này đáng để chúng ta tiếp tay. Đây là đóng góp cụ thể cho tiến trình dẫn đến ngày Việt Nam thật sự có công bằng, công lý, tự do và tình người.
Đoàn Hùng
Ngày 16/3/2011

Ý kiến bạn đọc
17/03/201114:30:14
Khách
Cãm ơn các bác đã anh dũng đấu tranh cho Dân tộc Vietnam.
chúng ta 90 triệu dồng bào ở trong nước, chỉ cần mỗi người một chân cũng đũ để đạp chết Bọn công an rồi
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.