Hôm nay,  

Đọc Sách “vụ Án Trần Ngọc Châu”: Cia Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Việt Nam (vi)

14/03/201100:00:00(Xem: 17700)

Đọc Sách "Vụ Án Trần Ngọc Châu": CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ ở Việt Nam (VI)
TƯỚNG cia LANSDALE VÀ ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ

Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". Hơn 20 năm sau, 1991, Trần Ngọc Châu lại trở thành nhân vật chính cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng: CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ tại Việt Nam."
Zalin Grant là nhà báo và tác giả kỳ cựu chuyên về Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt. Từ 1964 tới 1973, ông là phái viên tạp chí Time và New Republic, từng có 5 năm làm việc ở Việt Nam. Sau khi gặp lại Trần Ngọc Châu tại Hoa Kỳ, Zalin dành thêm 5 năm để nghiên cứu, phỏng vấn từng nhân vật để viết Facing the Phoenix. Vụ án Trần Ngọc Châu trong sách này được đặt trong toàn cảnh lịch sử 30 năm quan hệ chính trị Việt - Mỹ, từ 1945 tới 1975, đụng tới nhiều bí ẩn chưa từng được soi sáng, từ bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, cái chết của Ngô Đình Diệm, tới sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Sau đây là phần rút gọn nội dung "Facing the Phoenix" trích từ sách "Vụ Án Trần Ngọc Châu"

VI. Lansdale, người tổ chức bầu cử lập hiến, lập pháp, định hình cho Đệ Nhị Cộng Hoà VN

Sự tiêu vong của Đệ Nhất Cộng Hoà khiến mọi thành quả bình định ở các tỉnh sụp đổ theo, mở đường cho quân Cộng Sản lấn tới, miền Nam lâm nguy.
Sau khi TT Kennedy bị ám sát, Tổng Thống kế nhiệm Lyndon Johnson quyết định đổ quân vào Việt Nam. Năm 1964, tướng Maxwell Taylor được cử sang Saigon làm Đại Sứ thay thế Cabot Lodge nhưng không ổn định nổi tình hình. Các tướng lãnh miền Nam tiếp tục đấu đá nhau dành quyền. Maxwell Taylor càng thất thế hơn khi ra mặt tranh chấp với Tướng Westmoreland. Phía Washington cũng không khá hơn, Phó Tổng Thống Hubert Humphrey và phía Thượng nghị sĩ Fulbright, vốn ảnh hưởng ý kiến của Lansdale và Rufe Phillips, chống việc oanh tạc Bắc Việt. Chiến tranh leo thang dữ dội hơn, mà cũng mù mịt hơn. Tháng Bẩy, 1965, TT Johnson phải quyết định tăng quân và để tránh bị phe Cộng Hoà chỉ trích, ông quay lại với giải pháp đưa Henry Cabot Loge trở lại làm Đại sứ Việt Nam. Muốn lấy lòng cánh Phó Tổng Thống Humphrey và TNS. Fulbright, chủ tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện, nơi ông phải điều trần để nhận chức Đại sứ, Cabot Lodge mời Lansdale cùng sang Việt Nam làm phụ tá bình định.
Vậy là 11 năm sau ngày ông góp phần dựng lên chế độ cộng hoà tại miền Nam, tướng Edward G. Lansdale có dịp trở lại Việt Nam lần thứ hai. Vẫn với gần đủ mặt các anh em cũ của ông. Ngoài Rufus Phillips, Lou Conein, còn thêm nhân vật mới: Chàng tiến sĩ Daniel Ellsberg, tốt nghiệp Harvard, cố vấn cho công ty RANT về các vấn đề quốc phòng, và là cánh tay phải của Phụ Tá hàng đầu cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Mc Namara. Dan Ellsberg đang hưởng ngạch GS-18, cấp bậc dân sự tương đương với một chuẩn tướng, nhưng vốn đầy nhiệt huyết, ông bỏ tất cả để đi theo Lansdale.
Trở lại Saigon vào lúc hai tướng Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đang chia nhau làm chủ dinh Độc Lập, Lansdale không gặp khó khăn gì với các tướng trẻ. Ngoài tác phong riêng của ông, danh tiếng Lansdale đã trở thành huyền thoại. Cả Thiệu lẫn Kỳ cùng các tướng khác vui vẻ ngồi xếp bằng dưới sàn nhà nghe Lansdale kể chuyện ông đi gặp Trình Minh Thế. Nhưng trở ngại mà nhóm Lansdale đụng phải chính là phía người Mỹ. Toà Đại Sứ, Quân Đội Mỹ và cả CIA ở Việt Nam lúc này đã trở thành bộ máy thư lại khổng lồ và không phía nào muốn Lansdale xía vào việc của họ. Các phụ tá của Đại sứ Lodge đều ra mặt chống lại Lansdale.


Nhóm của Lansdale không có một ngân sách riêng mặc dầu Bộ Ngoại Giao nói rằng ngân sách đã chờ sẵn họ ở Sài Gòn. Điều dó khiến cho Conein nghĩ rằng sứ mạng của họ đã bị những kẻ thù của Lansdale phá hoại ngay từ lúc họ chưa rời khỏi Washington. Còn Dan Ellsberg cho rằng "Lansdale có thể làm được nhiều hơn nếu ông có địa vị cao hơn và được Lodge tin tưởng hơn. Những cái bọn quan liêu ở đây đã hoạt động rất mau lẹ để loại chúng tôi ra ngoài khi chúng tôi vừa đến nơi."
Mặc dầu có những thế lực dàn trận chống lại ông, Lansdale đã làm được một việc đáng kể, nhưng không được người ta ghi công và không được người Mỹ ở Sài Gòn biết đến. Hơn bất cứ quan chức nào khác, ông là người chịu trách nhiệm tổ chức một cuộc bầu cử kiểu Mỹ ở Nam Việt Nam đang trong chiến tranh. Lyndon Johnson, cũng như các quan chức khác ở Washington, rất quan tâm đến việc chứng minh rằng Nam Việt Nam là một nước dân chủù, đáng nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Nhưng việc này nói thì dễ mà làm thì khó.
Năm 1966, sau khi dàn xếp được cho Thiệu-Kỳ gặp TT. Johnson tại Honolulu, Lansdale thuyết phục được Thiệu - Kỳ đồng ý tổ chức bầu cử, Lansdale mang Rufe Phillips sang Việt Nam năm để giúp ông xây dựng một chế độ tuyển cử. Lansdale muốn trước tiên bầu ra một quốc hội lập hiến mở đường cho những cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội sau này. Ông và Phillips mới chạy tìm người Việt Nam tham gia và họ bắt đầu mở lớp cho những người ra ứng cử ngay tại nhà của Lansdale. Nhờ sự thúc đẩy của Lansdale, Quốc Hội Lập Hiến thành hình, rồi cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức, Thiệu thành Tổng Thống, Kỳ làm Phó.
Ngay khi trở lại Việt Nam, Lansdale và Rufe Phillips đã thu xếp để Việt Nam thành lập Bộ Xây Dựng Nông Thôn và Trần Ngọc Châu được đề cử làm giám đốc Nha huấn luyện cán bộ toàn quốc, kiêm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Vũng Tầu. Trung tâm này đang do CIA trực tiếp quản trị, ra mặt chống lại sự có mặt của Châu. Thấy không thể làm gì hơn, Châu đành phải từ chức và xuất ngũ. Lansdale và Rufus Phillips khuyến khích Châu ra tranh cử, làm một chính khách.
Thực tế, có thể nói sau thời kỳ tướng lãnh VN làm loạn, chính Lansdale lại là người tạo ra bộ mặt dân chủ, mang lại hiến pháp và quốc hội làm khung cho Đệ Nhị Cộng Hoà, giống như trước đây ông từng làm cho chế độ của Diệm.
Lansdale, như lời ông nói sau này, đã đặt biết bao hy vọng ở Châu vì cả hai cùng thực lòng tin vào sức mạnh của một nền dân chủ đích thực. Điều bi thảm là lý tưởng dân chủ của Lansdale và Châu không còn chỗ trong chính sách Mỹ dành cho Việt Nam.
Tướng Mike Dunn, phụ tá thân nhất của Đại sứ Lodge nói "Lansdale muốn có một nền dân chủ thực sự còn Lodge chỉ cần có một nền dân chủ hình thức để chúng ta sẽ làm những gì chúng ta muốn làm. Hai người quan niệm vấn đề rõ ràng là không như nhau".
Cuối năm 1967, TT Johnson thay thế Cabot Loge bằng Edward Bunker 73 tuổi, một đại sứ có thành tích thương thuyết. Nhiệm vụ của Bunker được chính Johnson chỉ rõ là gấp rút ổn định tình hình sửa soạn cho Mỹ rút quân, kết thúc chiến tranh. Đã tính đến "gấp rút ổn định để rút" thì mục tiêu dài hạn dân chủ thật sự đâu còn giá trị gì. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trở thành nhân vật được Bunker hỗ trợ để gấp rút ổn định bằng mọi giá, kể cả việc phá nát chính cái cơ chế dân chủ nền tảng của chế độ.
Sau mấy tháng cố ở lại cạnh Bunker, Lansdale lặng lẽ rời khỏi Việt Nam năm 1968. Khi Bunker hỗ trợ Thiệu bắt Châu bỏ tù, tại Mỹ, Lansdale tổ chức họp báo hết lòng bênh vực Châu. Các quan chức chóp bu của Washington lễ độ nghe ông nói, nhưng nghe qua rồi thôi.
Kỳ tới: Hai anh em, hai trận tuyến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.