- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond
- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond
- Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác the Chau Trial
- Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác the Chau Trial Của Tác Giả Elizabeth Pond / Hậu Quả
- Biên Bản Ghi Lời Khai Của Dân Biểu Châu
- Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xiix)
- Đọc Sách vụ Án Trần Ngọc Châu.
- Đọc Sách vụ Án Trần Ngọc Châu: Người Hùng John Paul Vann
- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3
- Phần 4
- Phần 5
- Phần 6
- Phần 7
- Phần 8
- Phần 9
- Phần 10
- Phần 11
- Phần 12
- Phần 13
- Phần 14
- Phần 17
- Phần 19
- Phần 20
- Phần 21
- Phần 22
- Phần 23
- Phần 24
- Phần 25
- Phần 26
- Phần 27
- Phần 28
- Phần 29
- Phần 30
- Phần 31
- Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: Cia Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Việt Nam
Đọc Sách "Vụ Án Trần Ngọc Châu": NGƯỜI HÙNG JOHN PAUL VANN
LÁI TRỰC THĂNG CỨU CHÂU
Châu và Vann gặp nhau lần đầu tiên ở Kiến Hòa (Bến Tre) giữa năm 1962
khi Diệm bổ nhiệm Châu làm Tỉnh Trưởng. Lúc ấy Kiến Hòa đang là một tỉnh rắc rối nhất trong vùng châu thổ phía Bắc. Trong những năm đầu tiên, quan hệ giữa hai bên không được thuận thảo lắm, bởi vì lúc ấy Châu
đang say sưa vì được Diệm chú ý và cất nhắc nên rất nhiệt thành theo Diệm. Tuy nhiên, hai người vẫn từ biệt nhau một cách lịch sự và hai bên trở thành bạn bè khi Vann trở lại đó vào năm 1965.
Cũng tại Kiến Hòa, Châu đã có liên hệ với CIA. Mặc dù Châu cũng chẳng thành công gì hơn các Tỉnh Trưởng khác khi kết quả trong tỉnh Kiến Hòa được đối chiếu nhưng Châu được coi như một ngoại lệ vì ông rất nghiêm túc và ra sức bình định tỉnh mình. (Chính vì từ các ấp chiến lược của Châu, Việt Cộng đã tuyển mộ được hầu hết số người trong số 2.500 người theo họ ở Kiến Hòa để bổ sung cho các tiểu đoàn chủ lực vào mùa Xuân năm 1963, sau trận
Ấp Bắc). Các sĩ quan tình báo có liên hệ với chương trình bình định đã bị thái độ tận tụy của Châu lôi cuốn cũng y như Vann. CIA đã tài trợ một
vài chương trình thử nghiệm do Châu chủ xướng, kể cả một chương trình nhằm trừ khử các thành viên trong chính quyền bí mật của Việt Cộng ở các
ấp bằng các tiểu đội hành quyết giống như các đội ám sát của CIA, cái được gọi là các toán chống khủng bố.
Khoảng cuối năm 1965, khi Gordon Jorgenson, trùm tình báo CIA và Tom Donohue, sĩ quan thuộc cấp phụ trách các toán dân ý vụ, cần một người Việt Nam để làm giám đốc chương trình đào tạo cán bộ bình định mà họ sẽ điều hành chung với cơ quan AID, thì Châu là sự lựa chọn thật hợp lý. Sau đó, Châu đã đưa Vannn
vào chương trình bằng cách yêu cầu bổ nhiệm Vann làm cố vấn cho ông, trên thực tế là người quản lý chương trình của phía cơ quan AID.
. . .
Đầu tháng Giêng 1970, vào lúc Vann nghĩ lễ Giáng Sinh về và vẫn còn hớn hở vì được nói chuyện với Tổng Thống Nixon, Thiệu đã dần dần nhưng chắc chắn tiến tới chỗ trả thù và sắp sửa bắt Châu bỏ tù vì tội đã bí mật gặp gỡ người anh em của mình. Thiệu đang hối lộ cho các Dân biểu khác ký một bản kiến nghị đòi truất quyền đặc miễn tài phán của Châu trong tư cách Dân biểu ở Quốc hội. Vann đã nộp một lá đơn qua Colby xin cho Châu được ra khỏi nước bằng máy bay Mỹ và cho Châu được tị nạn ở Mỹ chiếu theo quá trình phục vụ của Châu. Châu không thể nào ra đi khỏi Việt Nam một cách hợp pháp được bởi vì Thiệu đã hủy bỏ hộ chiếu của ông. Ev Bumgardner vừa trở lại Sàigòn làm phụ tá cho Colby cũng xin cho Châu được đi tị nạn nhưng Bunker từ chối.
Vann không chịu nổi việc phải bỏ mặc Châu: không phải chỉ đơn giản là vấn đề tình bạn. Với Vann, Châu vẫn tiêu biểu cho "mẫu người Việt Nam tốt" theo cái nhìn từ trước của ông, một biểu tượng cho một xã hội tiến bộ, đâu ra đó mà ông và Bumgardner, Doug Ramsey, Frank Scotton, và Dan Ellsberg vẫn muốn tạo ra ở Nam Việt Nam. Ông biết rằng Châu không phải là Cộng sản hoặc gián điệp Cộng sản cho dù Châu có thể cố lợi dụng Hiền tới đâu đi nữa, cũng như Hiền cố gắng lợi dụng Châu trong cuộc chiến naỳ, cuộc chiến mà anh lợi dụng em và em lợi dụng anh. Bumgardner cũng có cảm tưởng như vậy. Vann tìm cách lập mưu đưa lén Châu sang Campuchia. Châu có thể sẽ từ đó đi Pháp hoặc Hoa Kỳ. Vann đã biết lái trực thăng do ông Bảo phi công chỉ cho mình. Ông sẽ lái trực thăng đưa Châu đến một làng đánh cá gần nhất bên Campuchia phía trên Vịnh Thái Lan và ngừng ở trên không ngoài khơi trong lúc Châu leo xuống một cái xuồng cao su và chèo vào trong làng.
Vann kiếm được cái xuồng, loại bơm phồng lên được trong giây lát của không quân phát cho phi công và dượt trước bằng cách lái trực thăng một mình. Vào giờ đã định trước, Bumgardner lái xe đưa Châu tới chỗ trực thăng đậu ở Tân Cảng, một cảng quân sự mà Westmoreland đã cho xây dựng trên sông Sàigòn. Vann gặp hai người và đưa Châu xuống Cần Thơ bằng trực thăng. Bác sĩ Merrill "Bud" Shutt, một người bạn thân khác của Vann hồi ở vùng III lúc ấy đang làm Giám đốc Y tế cho CORDS ở vùng IV, đồng ý cho Châu được nương náu trong căn nhà của ông ở tại một trong các khu nhà của CORDS ở Cần Thơ.
Nếu Châu để Vann làm xong cái kế hoạch ấy, sự nghiệp của Vann ở Việt Nam chắc chắn phải chấm hết. Thiệu có thể sẽ quá giận dữ vì bị gạt đến độ ông có thể yêu cầu trục xuất Vann. Cảnh sát đã theo dõi Bumgardner và Châu tới tận cổng vào Tân Cảng và thấy Bumgardner lái xe ra một mình. Biết tình bạn của họ, người ta đoán ra được câu chuyện cũng không khó lắm.
Sau vài ngày do dự và suy tư, Châu quyết định rằng nếu ông bỏ trốn, ông sẽ mặc nhiên công nhận lời Thiệu tố cáo ông là Cộng sản. Nếu ông ở lại và phủ nhận lời tố cáo ấy rồi đi vào tù, ông sẽ trở thành một kẻ hy sinh vì nghĩa lớn và vẫn còn giữ được tương lai chính trị ở Nam Việt Nam. Vann và Châu đã tranh luận với nhau rất gay gắt ở trong căn nhà tại Cần Thơ, Vann bảo Châu là đồ khùng, rằng Thiệu sẽ còn vững lâu vì Hoa Kỳ còn ủng hộ ông ta và Châu sẽ bị tù lâu. Châu đã hành động theo số phận. Ông bảo Vann đưa ông về Sàigòn và trốn tránh trong một thời gian. Sau đó ông đến văn phòng mình tại trụ sở Hạ Nghị Viện, cũng là nơi trước đó Quốc hội của Diệm đã họp và là Nhà hát lớn Sàigòn đời Pháp, để chờ cảnh sát đến bắt.
Bunker lại gọi Vann tới tòa Đại sứ khi nghe biết vụ Vann đã giấu Châu. Lần này Bunker tỏ ra lạnh lùng, lạnh như nước đá mỗi khi ông giận dữ. Ông nói: "Nếu là bất cứ ai khác ngoài anh ra, thì họ đã phải rời khỏi xứ này rồi. Tôi đã cảnh cáo anh một lần thế mà lại xảy ra một lần nữa. Không thể có lần thứ ba được đâu nhé. Lần thứ ba là anh phải đi thôi, dù anh có làm việc giỏi thế nào đi nữa cũng vậy."
Sau màn gay gắt, Bunker cho Vann uống nước đường "Mà này, Vann, anh đã làm mọi công việc rất cừ khôi ở đây. Anh biết là tôi đánh giá anh rất cao. Đừng để hỏng tất cả mọi chuyện."
Kỳ tới: Bài viết của Trần Ngọc Châu về Ông Diệm, ông Nhu, ông Thiệu và CIA trong chiến tranh VN.