San Jose: Các Cây Vợt Gốc VN Bị Loại Khỏi Đội Tuyển Bóng Bàn HK 2011
Nguyễn Khoa, Michelle Đỗ (Olympic 2000) và Trần Chí Phúc (Ảnh Hoàng Nhật ).
San Jose (TCS) - Trong 2 ngày thứ bảy chủ nhật 26,27 tháng 2 năm 2011, tại câu lạc bộ bóng bàn The Top Spin của anh Huỳnh Hữu Tùng, đã diễn ra cuộc thi đấu bóng bàn để chọn ra các cây vợt đại diện cho Hoa Kỳ đi thi đấu các giải bóng bàn quốc tế năm 2011.
Các cây vợt nam gốc Việt Nam như Trần Công Đệ (New York), Âu Dương Đức, Nguyễn Triều Tiên (San Jose) và Justin Nguyễn đều bị loại. Về phía nữ có Jasmine Nguyễn (Nam Cali) cũng không được vào.
Kết quả về phía nam có 3 cây vợt Hazinski Mark (Texas), Fan Yi Yiong (Seattle), Hugh Adam, phía nữ có Hsing Ariel, Zhang Lily, Wu Erica được chọn vào đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ năm 2011.
Như vậy chỉ có một mình Hazinski Mark gốc da trắng đứng chung cùng các cây vợt gốc Trung quốc trong đội tuyển bóng bàn Hoa kỳ. Hiện nay các đấu thủ Trung quốc ngự trị các giải thi đấu bóng bàn quốc tế, và ngay cả các cây vợt đại diện cho các quốc gia khác cũng là người gốc Trung quốc di dân ; cho nên khán giả khi coi giải bóng bàn Olympic 2004, 2008 cảm thấy thiếu hào hứng. Đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ những năm gần đây toàn do các cây vợt gốc Trung quốc đại diện.
Thập niên 90, có Nguyễn Khoa (San Jose) và Bành Ái Thu (Los Angeles) được vào đội tuyển Hoa Kỳ dự giải thế giới. Cả hai cây vợt gốc Việt Nam này cùng với Michelle Đỗ ( Milpitas) có mặt trong phái đoàn lực sĩ Hoa Kỳ dự giải Olympic Sydney 2000. Và Trần Công Đệ cũng được hân hạnh cùng đánh đôi nam với Nguyễn Khoa tại Olympic Athens 2004.
Bóng bàn không phải là điểm mạnh của thể thao Mỹ quốc, các cây vợt Hoa Kỳ chỉ xếp hạng thứ mấy chục so với thế giới.
Danh thủ bóng bàn Nguyễn Khoa đạt được thành tích cao nhất là vô địch Bắc Mỹ 2000, anh có năng khiếu cộng thêm sự hỗ trợ không ngừng của thân phụ là ông Nguyễn Đình Sơn nên tài nghệ phát triển. Riêng về người Việt Nam tại Hoa Kỳ thì lớp trẻ hiện nay không thiết tha với môn bóng bàn cho nên trong tương lai không thấy tài năng mới nào triển vọng.
Các cây vợt vào đội tuyển Mỹ 2011 và ban giám đốc The Top Spin (ảnh Hân Nguyễn)
Bóng bàn Việt Nam một thời vẻ vang vào thập niên 50 với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết đánh thắng Nhật Bản đoạt huy chương vàng và được xếp hạng 3 thế giới vào năm 1958.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, từng vô địch đại học xá Minh Mạng 1974, với lối cắt banh nghiêng về phòng thủ cảm nhận về cuộc đấu bóng bàn chọn đội tuyển Hoa Kỳ lần này là thiếu các cây vợt cắt banh phòng thủ để cho trận đấu hấp dẫn hơn. Hầu hết các đấu thủ đều dùng vợt mút láng, ít ai dùng mặt vợt mút gai; cho nên khi ra quốc tế nếu gặp đối phương dùng mút gai thì có thể bị lúng túng.
Năm 2001, bóng bàn thế giới dùng quả bóng lớn hơn thời xưa cho nên các cây vợt cắt banh phòng thủ bị yếu thế vì bóng không xoáy nhiều bằng lúc trước, người ta nghiêng về tấn công nhiều hơn, và kết quả là trận đấu bóng bàn thiếu tính lãng mạn và quyến rũ. Trong bóng đá có chiến thuật phòng thủ và phản công khá hiệu quả, bóng bàn không thực hiện được lối này. Thời trước thì trong đội tuyển 3 người, thì thường có một cây vợt cắt banh phòng thủ để tạo phong phú về mặt chiến thuật, nay hầu như không còn.
Nhớ lại thập niên 60, Bắc Việt mời các đấu thủ Trung Cộng qua Hà Nội thi đấu thì nước đàn anh hỏi là có Mai Văn Hòa dự không, thiếu danh thủ Việt Nam Cộng Hòa này cho nên Bắc Kinh không thiết tha cho lắm. Cường quốc bóng bàn này vẫn muốn biết lối cắt banh của người đã từng đoạt huy chương vàng Á châu 1953 và làm cho danh thủ Tanaka của Nhật Bản phải khóc hận.
Kỹ sư Huỳnh Hữu Tùng, người đam mê bóng bàn đã thành lập câu lạc bộ bóng bàn The Top Spin với 20 bàn được coi là lớn nhất California. Với vinh dự được tổ chức giải thi đấu chọn đội tuyển Hoa Kỳ 2011, nhiều người đã đến coi. Xin vào www.thetopspin.com hoặc điện thoại (408) 970-5078 hay đến địa chỉ 1150 Campbell Ave, San Jose, CA 95126 để biết về câu lạc bộ bóng bàn của người Việt Nam này.
Bóng bàn đã một thời gắn bó kỷ niệm với người Việt Nam. Nhớ lại thập niên 70 trong giới sinh viên có câu là cờ tướng thì như Phạm Tấn Hòa, làm thơ thì như Phạm Thiên Thư, đàn ghi ta thì như Đỗ Đình Phương, viết ca khúc thì như Trịnh Công Sơn, võ thuật thì như Lê Công Danh và bóng bàn thì phải như Vương Chính Học.

San Jose (TCS) - Trong 2 ngày thứ bảy chủ nhật 26,27 tháng 2 năm 2011, tại câu lạc bộ bóng bàn The Top Spin của anh Huỳnh Hữu Tùng, đã diễn ra cuộc thi đấu bóng bàn để chọn ra các cây vợt đại diện cho Hoa Kỳ đi thi đấu các giải bóng bàn quốc tế năm 2011.
Các cây vợt nam gốc Việt Nam như Trần Công Đệ (New York), Âu Dương Đức, Nguyễn Triều Tiên (San Jose) và Justin Nguyễn đều bị loại. Về phía nữ có Jasmine Nguyễn (Nam Cali) cũng không được vào.
Kết quả về phía nam có 3 cây vợt Hazinski Mark (Texas), Fan Yi Yiong (Seattle), Hugh Adam, phía nữ có Hsing Ariel, Zhang Lily, Wu Erica được chọn vào đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ năm 2011.
Như vậy chỉ có một mình Hazinski Mark gốc da trắng đứng chung cùng các cây vợt gốc Trung quốc trong đội tuyển bóng bàn Hoa kỳ. Hiện nay các đấu thủ Trung quốc ngự trị các giải thi đấu bóng bàn quốc tế, và ngay cả các cây vợt đại diện cho các quốc gia khác cũng là người gốc Trung quốc di dân ; cho nên khán giả khi coi giải bóng bàn Olympic 2004, 2008 cảm thấy thiếu hào hứng. Đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ những năm gần đây toàn do các cây vợt gốc Trung quốc đại diện.
Thập niên 90, có Nguyễn Khoa (San Jose) và Bành Ái Thu (Los Angeles) được vào đội tuyển Hoa Kỳ dự giải thế giới. Cả hai cây vợt gốc Việt Nam này cùng với Michelle Đỗ ( Milpitas) có mặt trong phái đoàn lực sĩ Hoa Kỳ dự giải Olympic Sydney 2000. Và Trần Công Đệ cũng được hân hạnh cùng đánh đôi nam với Nguyễn Khoa tại Olympic Athens 2004.
Bóng bàn không phải là điểm mạnh của thể thao Mỹ quốc, các cây vợt Hoa Kỳ chỉ xếp hạng thứ mấy chục so với thế giới.
Danh thủ bóng bàn Nguyễn Khoa đạt được thành tích cao nhất là vô địch Bắc Mỹ 2000, anh có năng khiếu cộng thêm sự hỗ trợ không ngừng của thân phụ là ông Nguyễn Đình Sơn nên tài nghệ phát triển. Riêng về người Việt Nam tại Hoa Kỳ thì lớp trẻ hiện nay không thiết tha với môn bóng bàn cho nên trong tương lai không thấy tài năng mới nào triển vọng.

Bóng bàn Việt Nam một thời vẻ vang vào thập niên 50 với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết đánh thắng Nhật Bản đoạt huy chương vàng và được xếp hạng 3 thế giới vào năm 1958.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, từng vô địch đại học xá Minh Mạng 1974, với lối cắt banh nghiêng về phòng thủ cảm nhận về cuộc đấu bóng bàn chọn đội tuyển Hoa Kỳ lần này là thiếu các cây vợt cắt banh phòng thủ để cho trận đấu hấp dẫn hơn. Hầu hết các đấu thủ đều dùng vợt mút láng, ít ai dùng mặt vợt mút gai; cho nên khi ra quốc tế nếu gặp đối phương dùng mút gai thì có thể bị lúng túng.
Năm 2001, bóng bàn thế giới dùng quả bóng lớn hơn thời xưa cho nên các cây vợt cắt banh phòng thủ bị yếu thế vì bóng không xoáy nhiều bằng lúc trước, người ta nghiêng về tấn công nhiều hơn, và kết quả là trận đấu bóng bàn thiếu tính lãng mạn và quyến rũ. Trong bóng đá có chiến thuật phòng thủ và phản công khá hiệu quả, bóng bàn không thực hiện được lối này. Thời trước thì trong đội tuyển 3 người, thì thường có một cây vợt cắt banh phòng thủ để tạo phong phú về mặt chiến thuật, nay hầu như không còn.
Nhớ lại thập niên 60, Bắc Việt mời các đấu thủ Trung Cộng qua Hà Nội thi đấu thì nước đàn anh hỏi là có Mai Văn Hòa dự không, thiếu danh thủ Việt Nam Cộng Hòa này cho nên Bắc Kinh không thiết tha cho lắm. Cường quốc bóng bàn này vẫn muốn biết lối cắt banh của người đã từng đoạt huy chương vàng Á châu 1953 và làm cho danh thủ Tanaka của Nhật Bản phải khóc hận.
Kỹ sư Huỳnh Hữu Tùng, người đam mê bóng bàn đã thành lập câu lạc bộ bóng bàn The Top Spin với 20 bàn được coi là lớn nhất California. Với vinh dự được tổ chức giải thi đấu chọn đội tuyển Hoa Kỳ 2011, nhiều người đã đến coi. Xin vào www.thetopspin.com hoặc điện thoại (408) 970-5078 hay đến địa chỉ 1150 Campbell Ave, San Jose, CA 95126 để biết về câu lạc bộ bóng bàn của người Việt Nam này.
Bóng bàn đã một thời gắn bó kỷ niệm với người Việt Nam. Nhớ lại thập niên 70 trong giới sinh viên có câu là cờ tướng thì như Phạm Tấn Hòa, làm thơ thì như Phạm Thiên Thư, đàn ghi ta thì như Đỗ Đình Phương, viết ca khúc thì như Trịnh Công Sơn, võ thuật thì như Lê Công Danh và bóng bàn thì phải như Vương Chính Học.
Gửi ý kiến của bạn