Lao Đao Vì Nuôi Tôm
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, hàng năm cứ đến vụ tôm là nông dân ở các xã phía Bắc quốc lộ 1A của huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lại than thiếu nước. Từ ngày 30 Tết cho đến nay, nhiều gia đình phải thay nhau ra đồng canh nước, vì không chịu nổi cái cảnh con tôm dèo đang đợi nước từng giờ. Ai cũng nóng ruột, khi mực nước trong các ao dèo cứ bốc hơi nhanh và hàng chục triệu đồng đầu tư cho con giống có nguy cơ mất trắng. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Trở lại vùng "đất khát" trong mấy ngày này mới thấy hết nỗi khổ của nông dân. Sở dĩ, nhiều người gọi nơi đây là vùng "đất khát", vì năm nào người nuôi tôm cũng bị thiếu nước và họ trông nước chẳng khác nào nắng hạn trông mưa. Và năm nào người ta cũng tính đến chuyện kéo nhau đi phá đập để lấy nước mặn giải cứu cho tôm. Bởi đời sống của hàng ngàn gia đình chủ yếu dựa vào con tôm.
Tôm còn, đời sống của nông dân cứ thế phát triển, còn không lại phải bán đất kéo nhau đi nơi khác kiếm ăn. Như vụ tôm năm rồi, chỉ thất một vụ thôi, gia đình nghèo lại tăng lên thấy rõ. Đơn cử ấp 20 của xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, nếu năm 2010 số gia đình nghèo toàn ấp còn 45 hộ, hiện đã trên 100 hộ nghèo và thêm gần 30 hộ cận nghèo. Trưởng ấp Nguyễn Văn Thinh cho biết: "Toàn ấp có 300 hộ đều sống bằng nghề nuôi tôm, vụ mùa vừa qua có hơn 90% số hộ nuôi bị thất trắng, số còn lại chỉ vớt vát được chút đỉnh. Bây giờ nhà nào cũng thiếu nợ ngân hàng, không có tiền đóng lãi".
Nước cho con tôm đã trở thành vấn đề nóng của nông dân ở đây. Không nóng lòng sao được, khi các cánh đồng cạn khô nứt nẻ, cả cây cỏ năn tượng cũng héo queo vì thiếu nước. Còn nước trong các ao dèo cứ bốc hơi nhanh làm cho độ mặn tăng cao, con tôm phải tranh nhau từng mét nước ô xy để chờ nước mặn chảy vào đồng. Nông dân Trương Tấn Lực ở ấp 20 vừa chỉ xuống ao dèo vừa than: "Với 4 hécta nuôi tôm, gia đình tôi đã cải tạo ao đầm và dèo tôm giống từ hơn một tháng qua. Vậy mà, đợi con nước từ bữa 30 đến nay vẫn chưa thấy. Với đà này, lượng tôm giống trong các ao dèo cũng chỉ cầm cự được vài ngày nữa thôi, không có nước, tôm chết là cái chắc". Hàng trăm hộ nuôi tôm khác ở ấp 19, ấp 20 và ấp 21 của xã Phong Thạnh cũng đang lo âu như thế.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hiện nay, người nuôi tôm ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chỉ còn biết trông chờ vào nguồn nước sạch mỗi khi mở cống đầu mối để xả nước ô nhiễm ra ngoài và lấy lại nước mới, còn nước trên các kênh không dám lấy vào. Nếu nóng lòng lấy nước vào nuôi là tôm chết liền, vì nhiều gia đình nuôi tôm ở đây đều gặp phải nạn này.
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, hàng năm cứ đến vụ tôm là nông dân ở các xã phía Bắc quốc lộ 1A của huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lại than thiếu nước. Từ ngày 30 Tết cho đến nay, nhiều gia đình phải thay nhau ra đồng canh nước, vì không chịu nổi cái cảnh con tôm dèo đang đợi nước từng giờ. Ai cũng nóng ruột, khi mực nước trong các ao dèo cứ bốc hơi nhanh và hàng chục triệu đồng đầu tư cho con giống có nguy cơ mất trắng. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Trở lại vùng "đất khát" trong mấy ngày này mới thấy hết nỗi khổ của nông dân. Sở dĩ, nhiều người gọi nơi đây là vùng "đất khát", vì năm nào người nuôi tôm cũng bị thiếu nước và họ trông nước chẳng khác nào nắng hạn trông mưa. Và năm nào người ta cũng tính đến chuyện kéo nhau đi phá đập để lấy nước mặn giải cứu cho tôm. Bởi đời sống của hàng ngàn gia đình chủ yếu dựa vào con tôm.
Tôm còn, đời sống của nông dân cứ thế phát triển, còn không lại phải bán đất kéo nhau đi nơi khác kiếm ăn. Như vụ tôm năm rồi, chỉ thất một vụ thôi, gia đình nghèo lại tăng lên thấy rõ. Đơn cử ấp 20 của xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, nếu năm 2010 số gia đình nghèo toàn ấp còn 45 hộ, hiện đã trên 100 hộ nghèo và thêm gần 30 hộ cận nghèo. Trưởng ấp Nguyễn Văn Thinh cho biết: "Toàn ấp có 300 hộ đều sống bằng nghề nuôi tôm, vụ mùa vừa qua có hơn 90% số hộ nuôi bị thất trắng, số còn lại chỉ vớt vát được chút đỉnh. Bây giờ nhà nào cũng thiếu nợ ngân hàng, không có tiền đóng lãi".
Nước cho con tôm đã trở thành vấn đề nóng của nông dân ở đây. Không nóng lòng sao được, khi các cánh đồng cạn khô nứt nẻ, cả cây cỏ năn tượng cũng héo queo vì thiếu nước. Còn nước trong các ao dèo cứ bốc hơi nhanh làm cho độ mặn tăng cao, con tôm phải tranh nhau từng mét nước ô xy để chờ nước mặn chảy vào đồng. Nông dân Trương Tấn Lực ở ấp 20 vừa chỉ xuống ao dèo vừa than: "Với 4 hécta nuôi tôm, gia đình tôi đã cải tạo ao đầm và dèo tôm giống từ hơn một tháng qua. Vậy mà, đợi con nước từ bữa 30 đến nay vẫn chưa thấy. Với đà này, lượng tôm giống trong các ao dèo cũng chỉ cầm cự được vài ngày nữa thôi, không có nước, tôm chết là cái chắc". Hàng trăm hộ nuôi tôm khác ở ấp 19, ấp 20 và ấp 21 của xã Phong Thạnh cũng đang lo âu như thế.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hiện nay, người nuôi tôm ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chỉ còn biết trông chờ vào nguồn nước sạch mỗi khi mở cống đầu mối để xả nước ô nhiễm ra ngoài và lấy lại nước mới, còn nước trên các kênh không dám lấy vào. Nếu nóng lòng lấy nước vào nuôi là tôm chết liền, vì nhiều gia đình nuôi tôm ở đây đều gặp phải nạn này.
Gửi ý kiến của bạn