Hôm nay,  

Meo Meo Năm Mão

15/02/201100:00:00(Xem: 12058)

Anh Doãn Quốc Sỹ bay từ Houston về California, nói cuối năm phải đi thăm bạn bè. Tôi chào anh, meo meo năm mới. Anh nói nhớ rồi, cô tuổi mèo, cô biết tiếng mèo. Hai anh em cùng cười. Vậy là yên tâm, chưa bị alzheimer.

Vẫn chưa thể quên thì cùng nhớ.


1. Meo meo nhớ nhớ: Bốn Cái Nhau Mèo

Anh Sỹ năm nay đã 87 tuổi, vẫn đi đứng nói cười phong độ, chưa hề phải đụng mấy viên thuốc trị "ba cao một thấp" - cao máu, cao mỡ, caođường và thấp khớp. Đừng đi nhà hàng. Tôi muốn ngồi tòa soạn. Thì ngồi.

Bên ly trà, càng thấy chuyện hơn 30 năm, với anh vẫn như chuyện hôm qua. Mới đó mà Thảo Trường đi rồi. Cả Choé nữa chứ... Hai tên cùng mạnh khoẻ như thế, cô Nhã thấy không. Tôi thấy. Tôi nhớ. Còn nhiều người khác nữa. Làmsao kể một lúc. Đành cười: Đông lắm anh. Họ lêntầu cả rồi. Đang chờ anh em mình.

Chuyện gom dần vào vài tấm ảnh cũ. Saigon cuối 79, đầu 80. Trong lúc cả trăm dân cầm bút tiếp tục tù đầy, một nhúm nhỏ tạm được “nhả” ra sớm, tụm lại với nhau, nhờ đó mà thành thân thiếthơn. Ờ, mình nhớ anh Hiếu Chân. Chị Hiếu Chânnữa, em nhớ đậu hủ chiên... Không đúng. Đậu hủ trắng. Mắm tôm, anh Sĩ sửa sai tôi.

Đúng là thời ấy chị Hiếu Chân chỉ có gánh hàng chợ mà nuôi cả nhà. Có lần thấy chúng tôi đến đầu ngõ, dù đã đòn gánh trên vai chị cũng đặt gióng xuống. Hai chị em bê lên căn gác gỗ bánh đậu hủ trắng, chén nắm tôm, trái chanh, dĩa bún luộc. Xong xuôi đâu đó chị mới gánh hàng đi bán. Anh Hiếu Chân sau đó bị bắt rồi mất trong nhà tù. Lâu lắm không thấy tin cháu Vĩnh, con gái anh chị. Phải liên lạc lại thôi, tôi tự nhủ.

Thêm tấm ảnh nữa. Ảnh này hơn 30 năm trước, khi mấy anh em vừa tù xong đợt một, chụp ở nhà anh Nguyễn Khánh Giư. Có anh Hoàng Hải Thuỷnay đang ở miền Đông, Nguyễn Tăng Thanh đang ở San Francisco, tôi ngồi cạnh anh Sỹ, kế anh Nguyễn Khánh Giư rồi anh Trần Việt Sơn, Trong anh em chúng tôi, anh Sơn là vị niên trưởng , vừa nhỏ nhắn mà cũng luôn nhỏ nhẹ. Anh Giư ngày trước là chủ nhiệm chủ bút mấy tờ tuần báo, chủ tịch uỷ ban báo định kỳ trong hội đồng báo chí quốc gia. Anh chị và các cháu coi tôi như người thân trong nhà, dù hai anh em chỉ mới gặp nhau sau khi tôi ra tù. Nhớ lần đầu anh Giư cùng các anh đến thăm... Anh nhớ con mèo đen phải không, tôi hỏi anh Sỹ. Ờ, đang nhớ nó đây. Cái tay Giư bộ dạng dềnh dàng, râu ria rất hỗn, vậy mà thấy nó còn giật mình...

3

4-content

5-content
6-content7-content

Bản vẽ, những người đã ra đi. Hoạ sĩ Choé vẽ nhà văn trong tù: Trần Việt Sơn, Hiếu Chân, Nguyễn Khánh Giư, và tự hoạ với mắt xe đạp, miệng ốngkhoá. Ảnh 30 năm trước, từ trái: Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thuỷ, Nhã Ca, Nguyễn Tăng Thanh, Nguyễn Khánh Giư, Trần Việt Sơn.



Ngày ấy tôi áo đen, thêm con mèo đen đang đeo vai níu cổ. Từ ngoài nắng vào, nhà ống cúp điện nhập nhoạng, mắt kiếng lại dầy cộm, anh Giư không nhìn ra. Lát sau, đang trò truyện, anh bỗng kêu, A, một con mèo. Anh Trần Việt Sơn cười cười, hai con mèo, không phải một. Anh Sỹ chú giải về con mèo thứ hai, cô Nhã tuổi mão, cô ấy biết tiếng mèo.

Chuyện này một thời thường được nhắc để cười, nhờ vậy nhớ lâu. Chị Giư và mấy cháu nghe kể cũng cười góp. Có cháu bé còn góp thêm lời bình, bố tuổi tí, cô tuổi mão, chuột mà thấy mèo thì sợ. Cười nữa.

Con mèo đen ấy tôi thấy nó lần đầu hồi mới ra tù về căn phố trên đường Tự Do. Trong đống củisau hẻm sau nhà. Đây là cái hẻm cụt, lối đi cửa sau của 7 căn phố ra đường Lê Thánh Tôn. Ngay bên kia đường là công viên Chi Lăng., nơi qua đêm của dân bụi đời, thường diễn màn thịt mèo. Số phận mèo mẹ chắc xong rồi. Thấy mèo con meo meo tội nghiệp, đành cho nó vào nhà.

Thời ấy dân Saigon cũ ăn khoai sùng sắn mốc thay cơm. Nghĩ cũng lạ, nhà chẳng có gì ăn mà sao mèo con lớn rất nhanh. Quay đi quay lại, đã thấy nó thành cô mèo đen óng ả làm khăn quàng trên vai, vắt đuôi quấn cổ. Đêm ngủ, nó nằm ngay trên đôi dép để trước cửa phòng. Mỗi sáng cào cửa thức tôi dậy đúng giờ. Cửa mở, nó nhào vào, nhảy lên lòng, dụi đầu, dụi cổ. Nó giúp tôi canh chừng lũ chuột đói, giữ những keo, hũ thức ăn cho những lần thăm nuôi. Cơm ăn không đủ,bữa đói bữa no. Đã có lần phải đem mèo cho một bà bán hàng ở chợ. Dăm ba bữa sau, lại thấy nó về nhà, kêu réo như chào hỏi người này nhớ nhung người nọ. Từ đó, nó tự ra ngoài kiếm ăn. Có hôm nó tha về một miếng thịt sống, thả ra trước mặt rồi cào cào tay tôi, kêu meo meo. Thì ra thấy cả nhà cùng cực nó còn ra tay mánh mung phụ giúp. Chắc lại cái nhà hàng quốc doanh sang trọng gần nhà. Biết làm sao được.

Có lần, mèo đen mất tích luôn ba bốn ngày trời.Tôi nghĩ xong rồi, chắc lại như mẹ nó. Đêm nào bên công viên cũng thấy lửa nướng mèo rần rần, mùi thịt nướng um khói bốc lan một vùng. Vậy mà khi tôi đã hết hy vọng, hết chờ đợi thì thấy nó xuất hiện. Từ trên máng xối nước, nó nhẩy phốc xuống, nằm gọn trong lòng tôi, lông lá xơ xác, mình đầy vết thương. Tôi chăm sóc mấy vết trầy sước cho nó. May sao chỉ ít bữa là lành. Từ đó, nó quấn tôi nhiều hơn.

Một buổi trưa, vừa gội đầu xong thì có tiếng cào cửa. Con mèo đen! Cửa vừa hé là nó nhào vào phòng, quẩn bên chân. Đang bận hong tóc cho khô, tôi đẩy nó ra. Càng đẩy thì nó càng nhào tới, cắn luôn gấu quần tôi rồi nằm lăn ra đất. Chưa kịp hiểu, đã thấy nó kêu lên một tiếng khác thường, oằn người, co quắp. Giữa sàn nhà có vết máu chảy loang. Thì ra mèo sinh con.

Tôi nghe nói khi con mèo sinh con thường tìm chỗ kín đáo, sau đó nó ăn luôn cái nhau. Muốn lấy nhau của nó, sẽ bị nó cắn trả, khó mà lấy được. Vậy mà nó đi tìm tôi vào lúc cần sinh đẻ.Để nó xoay trở một mình, tôi đi tìm chai cồn chờ sát trùng khi nó sinh xong. Lúc quay lại phòng thì con mèo tới gần, miệng ngậm một miếng thịt đầy máu, thả trước mặt tôi cái nhau mèo. Sinh mèo con thứ hai, thứ ba, thứ tư, cả 4 cái nhau nó đều tự ngậm miệng đưa tới, với mắt nhìn và tiếng kêu thân thiết tin cậy, như trao món quà tặng. Sau đó mới lo việc liếm lông bầy con sơ sinh ướt nhẹp. Lũ mèo con chỉ bằng cỡ con chuột lổn ngổn muốn bò, muốn lết tới mèo mẹ. Tôi đi tìm một cái rổ, lấy cái áo cũ lót làm cái ổ cho mấy mẹ con mèo nằm.

Mấy hôm sau khi mèo sinh, anh Trần Việt Sơn một mình đi bộ đến nhà, chia cho chút quà anh vừa nhận từ ngoại quốc. Nghe tôi kể chuyện nhau mèo, anh nhẹ nhàng nói: Đúng là mèo đẻ thường không cho ai thấy và ăn luôn nhau. Cô được chính nó cho nhau, lại cho đủ bốn cái, là chuyện hi hữu.Đây là điềm lành. Cầu nguyện thêm đi cô. Ráng giữ nguyên vẹn đủ bốn cái, đừng để mất cái nào.

8-contentLúc anh Trần Việt Sơn từ trần, linh cữu quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm, anh em chia nhau ở lại chùa trực đêm bên anh, anh Giư và tôi cùng phiên trực, hai anh em bùi ngùi nhớ vị niên trưởng.

Sau tang lễ ít lâu, một hôm anh Giư ghé qua nhà, bảo tôi, cô có tới bốn cái nhau mèo, chia cho tôi một cái. Tôi nói không. Mặt lộ vẻ thất vọng, anh hỏi lại, nhất định không à. Không là không, anh tuổi con chuột, không giữ nhau mèo được, anh ạ. Thấy tôi dứt khoát, anh cười nói vậy là tôi yên tâm. Cứ sợ tính cô cả nể, sẽ chia cho ai đó, không giữ đúng như lời anh Trần Việt Sơn dặn.Thì ra chỉ là chuyện ông chủ báo “Ánh Đèn Màu” ngày xưa trổ tài đóng kịch để thử. Thấy tôi yên tâm cùng cười, anh Giư vui vẻ mở túi vải, lôi ra bộ đồ trà mấy anh em thường cùng nhau uống.Đây là cái bình anh Trần Việt Sơn và cô thích. Tôi đem nó đi bịt bạc rồi. Cô giữ nó đi.

Năm 1981, anh Doãn Quốc Sĩ bị xét nhà bắt đi tù lần thứ hai. Anh Hiếu Chân, anh Giư cũng bị bắt. Anh Hiếu Chân về sớm, nhưng về bằng tro cốt rải theo sông Saigon. Anh Sỹ, anh Dư, mãi tới 1987 mới được thả. Riêng tôi, chỉ thấy bị xét nhà, không bị lôi đi. Tôi nhớ lời anh Trần Việt Sơn dặn dò, lời anh Trần Khánh Giư nhắc nhở.

Sau này, không còn mèo đen nữa, thỉnh thoảng tôi vẫn như vừa nghe nó kêu, cảm được chút hơi ấm từ nó. Khi rời khỏi đất nước, tôi mang theo bộ đồ trà anh Dư cho và bốn cái nhau mèo.

Năm 1990, đang ở Thụy Điển, tôi được các cháu báo tin anh Giư mất. Hôm đó là ngày 8 tháng 9., nhìn ra, thấy ngoài trời có bông tuyết bay. Thì ra, anh Giư đã chọn một bầu trời tự do khác, cũng có nhiều bạn hữu, anh Hiếu Chân, anh Trần Việt Sơn... Ba ông đó, tôi biết, họ thân nhau biết mấy.

Sang Mỹ, tôi đã có dịp gặp lại anh Hoàng Hải Thuỷ, anh bạn Nguyễn Tăng Thanh, rồi gặp cháutrai của anh Trần Việt Sơn. Cháu Thọ, cháu Định của anh chị Giư, sau khi định cư bên Canada, cũng đã qua thăm Cali, cô cháu gặp nhau. Nghe kể về các cháu, anh Doãn Quốc Sĩ nói đương nhiên phảivậy. Lớp trẻ kế tiếp sẽ còn khá hơn nữa. Để rồi cô coi. Bọn mình phải dành hơi mà mừng với con cháu. Một tách trà nữa đi. Mai anh em tôi sẽ đi thăm ông nội Duy Thanh.


Vâng, anh Sĩ. Tôi sẽ coi, sẽ mừng.

Tiếp tục châm trà. Vẫn bộ đồ trà loại quần ẩm anh Dư cho năm xưa. Cái bình đất nung, miệng bình có vết nứt được bịt bạc che lại. 


2. Meo Meo Mừng Mừng:Cọp Con Halloween

Có chú bé chọn ngày Halloween để vào đời. Bác sĩ nói phải hai tuần nữa mới sinh. Chú bé không chịu. Từ trong bào thai, chú đạp, chú quậy.

Năm 2010 là năm Dần, năm cọp. Có vẻ chú bé biết chú là cọp con. Chú quẫy đạp dữ quá, mẹ chịu không thấu.

Cũng có vẻ chú bé biết chú đang ở đâu. Tại nhiều nơi khác, ma quỉ là thứ mấy lão phù thuỷ độc quyền để phỉnh doạ mọi người. Tại Mỹ, khỏi đi. Hình ma bóng quỉ hay phù thuỷ hù doạ là trò chơi con nít. Halloween vui lắm, bỏ qua rất uổng. Chú nhất định xông ra bằng được. Cọp mẹ chào thua. Cọp bố thua luôn. Nửa khuya lạnh 52 độ F, vẫn phải cho cọp con ra xe.

Nhà ở và bệnh viện, hai thành phố khác nhau, nhưng đâu xa xôi gì. Từ Costa Mesa đến Orange, gần xịt. Vậy mà cọp bố lái xe lớ quớ, phải quay lui quay tới hai ba vòng mới đến. Cọp mẹ được bệnh viện khẩn cấp chăm sóc. Cọp con quậy dữ hơn. Nhưng ông bác sĩ chỉ cười cười, chưa đâu. Chịu khó đi, chưa sinh nhưng sẽ sinh trong ngày.

Trong nhà họ Lê, cọp bố là con út. Cả nhà gọi nhau đến bệnh viện. Bà nội và bác Ni ứng trực. Tất cả sẵn sàng. Nhưng ông bác sĩ đã nói là chưađâu. Ông ta không nói, bà nội cũng biết vậy. Cọp con dữ mấy cũng vẫn hàng em út của các anh, các chị. Hai anh lớn Jerry, Danny sinh tại Thụy Điển, nay đã 20 tuổi. Nhỏ nhất, chị Bi sinh tại Mỹ cũng sắp 14. Cứ nhởn nha coi.

Phải rồi, đây là nơi cọp con ra đời, Saint Joseph Hospital, Orange, California, bờ tây nước Mỹ. Bờ tây là Pacific Coast, bờ Thái Bình Dương. Bên này là nước Mỹ, nhưng bên kia là châu Á, là Việt Nam, nơi ông bà nội, cô bác, bố mẹ của cọp con được sinh ra, trước khi đến nước Mỹ. Giống như cả nhà, cọp con sẽ là Mỹ gốc Việt. Nhưng giống mà không giống. Vì cọp con sinh ngay trên đất Mỹ. Rất khác, khác từ cách chôn nhau, cắt rốn.

Nhau, đúng như tiếng Mỹ gọi, "cord blood," là cuộn dây huyết mạch nối nguồn dinh dưỡng cơ thể mẹ vào cuống rốn thai nhi. Khi thai nhi rời lòng mẹ ra đời, cuống rốn phải được cắt lìa. Cái nhau xong nhiệm vụ phải được chôn xuống đất. Nó là tinh huyết bố mẹ truyền cho con, xứng đáng được đối xử đàng hoàng. Cắt rốn chôn nhau là nghi thức trang trọng để bắt đầu sự sống, người xưa tin điều này. Vì vậy khi nói "nơi chôn nhau cắt rốn" là để chỉ mảnh đất quê hương với ý nghĩa thân thiết, thiêng liêng.

Thành ngữ "nơi chôn nhau cắt rốn" chắc sẽ còn mãi trong tiếng Việt, dù phải trải qua nhiều thực tế oan nghiệt. Sau 1975, thời nhà nước chuyên chế độc quyền làm ăn, có nhà văn ở Hà Nội tả nồi cám lợn hàng ngày trong nhà một ông tướng về hưu. Nồi cám âm ỉ sôi, nổi lều bều nhiều miếng bầy nhầy. Đó là những cái nhau được mang về từ "bệnh viện sản", nơi cô bác sĩ cách mạng con dâu ông tướng đang công tác. Nghe nói thời kinh tế thị trường, những cái nhau thu hoạch tại các bệnh viện sản nay thành "món đặc sản".

Mà thôi, không lan man nữa.

Ba giờ chiều rồi. Bác sĩ đang trở lại.

Hai thân nhân được yêu cầu ở lại phòng sinh kề cận sản phụ. Bà nội nói chị Ni ở với em đi. Đúng là cả hai chị em cùng chưa có kinh nghiệm như bà, nhưng cọp bố đã được tập cách thở tiếp hơi vợ sinh con. Bác Ni thì tiếng Anh giỏi hơn, xoay trở nhanh hơn.

Halloween, chiều rồi. Cọp con đang xông ra. Nhưng muốn ra đời sớm đâu phải chuyện dễ. Suốt 90 phút đầu, cọp mẹ nhiều phen hụt hơi. Bác sĩ phải cho dùng máy hút trợ lực, hút ngừng hút ngừng nương theo sức mẹ đẻ. Sau cùng, oe tiếngkhóc đầu tiên. Đồng hồ chỉ 5 giờ 28 phút. Hài nhi đang trên tay Bác sĩ. Trần truồng, đỏ hồng, lấp loáng ánh nước trong bào thai pha máu. Cuống rốn còn dính liền, vậy mà mắt vừa hé nhìn đời, cái đầu đã tự động bật lên, cái miệng la to hơn.

Bà nội vào phòng kịp lúc ông bác sĩ gốc Ấn hai tay nâng cọp con cao hơn, vui vẻ nói tuyệt vời, chào chú bé Halloween, cả St. Joseph Hospital trong ngày này, chỉ mình chú chào đời. Và chúc mừng, chúc mừng.

Cọp bố đón cọp con từ tay bác sĩ, nhận thêm cái kéo có răng cưa. Theo sự sắp xếp hướng dẫn trước, chính bố là người cắt rốn con. Có vẻ hơirun. Ông bố nhận vinh dự này khó có cái quen tay bình thản của dân nhà nghề. Một tiếng khóc ré. Cọp con được bà y tá Mỹ chăm sóc vết cắt.

Cái nhau đã tách rời, được chuyển đến bác sĩ. Trước mắt mọi người, ông đặt nó vào một hộp nhỏ có dây cắm điện riêng, thận trọng điều chỉnh đúng qui cách. Xong, đóng nắp, dán nhãn. Một bàn tay nâng cao hộp nhau, trao cho cọp bố. Vậy là sẵn sàng để vào một ngân hàng bảo quản nhau tư nhân - a private cord blood bank. Cái nhau từ lòng mẹ chứa tế bào mầm (Stem Cell) hoàn toàn thích hợp cho huyết thống đứa con. Nhờ bảo quản lâu dài được nó, khi cần sẽ dễ dàng thay máu, thay tuỷ, hoặc cấy ghép trị lành được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt não, trụy tim...

Tất cả tốt đẹp. Bác Ni thay gia đình nói cám ơn bác sĩ và ê kíp trợ tá ngắn gọn.

Dr. Z. Kharuf, người bác sĩ gốc Ấn trẻ trung, đưa tay làm dấu hiệu ca ngợi mọi người, thăm hỏi bác Ni, ngạc nhiên kêu Wow! khi biết bác không phải chị ruột sản phụ mà là bà chị chồng. Thêm một lần chúc mừng, chúc mừng. Và Happy Halloween. Cọp con đã được đặt nằm trên ngực mẹ, tựa lên bầu sữa sắp căng. Sữa mẹ sẽ tiếp tục nhiệm vụcủa cái nhau vừa được mang đi. Đến đúng ngày giờ Halloween, cọp con ham vui đang mơ màng bên mẹ. Từ đây ma quỉ đừng hòng hù doạ cọp.

Đồng hồ mới 5:55pm. Tất cả chưa quá 30 phút.

Nghi thức vào đời kiểu Mỹ 2010 chỉ gọn gàng giản dị thế thôi. Chính tay bố đã cắt rốn con, nhát cắt khai mạc một đời người.

9-content

Photo by Martin Munzer
Cọp con 55 ngày, phía sau làtrời biển Puerto Vallarta. Được cả nhà hộ tống xuất ngoại lần đầu, cọp con không tốn vé bay, không nạp mãi lộ. Chỉ trả thuế xuất nhập cảnh Mexico, 7USD.
Cọp con 4 tuần và mẹ ThuỷẢnh do bà nội chụp, 11.28.2010.



10-content

...Một bàn tay nâng“ cao hộp nhau, trao cho cọp bố. Vậy là cái nhau của cọp con sẵn sàng để vào một ngân hàng bảo quản nhau tư nhân -a private cord blood bank.
Cái nhau từ lòng mẹ chứa tế bào mầm (Stem Cell) hoàn toàn thích hợp cho huyết thống đứa con. Nhờ bảo quản lâu dài được mầm sống từ cái nhau, khi cần sẽ dễ dàng thay máu, thay tuỷ, hoặc cấy ghép trị lành được nhiều bênh nan y như tiểu đường, liệt não, trụy tim...


Cái nhau không được chôn xuống mảnh đất tổ tiên tươi đẹp, xa xưa. Nhưng nó không ở trong nồi cám heo, không thành món đặc sản. Không vào tay vô sản chuyên chế hay tư bản man rợ. Có thể giờ này hộp nhau đã vào Cord Blood Bank.

Nghe nói khoa sinh học chỉ mới bắt đầu biết cách ứng dụng mầm sống trong cái nhau vài chục năm nay. Nối bước hệ thống công cộng của Cord Blood Bank, các ngân hàng bảo quản nhau tư nhân cũng chỉ mới phát triển mấy năm gần đây. Mười ba năm trước, khi chị Bi của cọp con ra đời tại Mỹ, chưa hề nghe. Vậy mà năm 2010, đã có trên 700,000 gia đình ký gửi nhau. Cách ứng dụng sinh học trị lành tới 80 loại bệnh đã được phổ biến. Trên 20,000 trường hợp trị liệu bằng stem cell đã được thực hiện. Ngành bảo hiểm sinh học cho gia đình - family biological insurance- đã xuất hiện, đua nhau cùng giữ cho mầm sống sống mãi. Những mầm sống ấy là huyết thống, là lòng mẹ.

Nhưng chúng là của con, chúng thuộc về con. Một ngày kia, ông bà cha mẹ sẽ không còn bên con, nhưng huyết thống từ lòng mẹ vẫn ở bên con mãi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi giảng về Bồ Đề Tâm, có nói tâm bồ đề chẳng ở đâu xa mà ngay trong lòng mẹ, chính Ngài đã và đang tiếp tục nhận. Hiểu biết gia tốc về cái nhau của khoa sinh học chứng thực điều Ngài nói. Lòng mẹ không chỉ là tinh thần hay tình cảm, mà còn là tế bào gốc, tế bào mầm gì đó mà người viết không hiểu nên gọi là mầm sống.

Cọp con Halloween,

Con đã có tên họ, có ngày sinh nơi sinh.

Ngày sinh nơi sinh thật quan trọng. Có nó, mai mốt mẹ bồng ra bưu điện gần nhà, chỉ cần cho cô nhân viên bưu điện thấy mặt, là xong thông hành quốc tịch Mỹ. Có nó, sau này rất dễ tìm hiểu thêm. Khoa học nhân văn sẽ giúp trả lời nhiều câu hỏi lớn về lịch sử, đất đai, chủng tộc, xã hội, thời thế. Nhưng vẫn còn những chuyện nhỏ thật nhỏ vào lúc mình ra đời, đôi khi người lớn thật lớn muốn biết mà không biết hỏi ai. Bài viết này ghi lại chuyện nhỏ mà một bà nội nhìn thấy, cảm thấy ra sao vào lúc cọp con được sinh ra.

Với lòng biết ơn nước Mỹ, tôi viết bài này để ngợi ca sự sống, chúc mừng các bà mẹ sinh con, chào mừng những cọp con, mèo con của năm Dần, năm Mão.


Nhã Ca


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.