Hôm nay,  

FED Gia Tăng Quyền Kiểm Soát Ngành Tài Chính Hoa Kỳ

16/02/201100:00:00(Xem: 10347)
FED Gia Tăng Quyền Kiểm Soát Ngành Tài Chính Hoa Kỳ
By Nguyễn Xuân Nghĩa & Thanh Hà RFI

...tránh hiểm họa khủng hoảng như hồi 2008...
Trên đà cụ thể hóa đạo luật Cải tổ thị trường tài chính Wall Street đã ban hành hồi tháng 7/2010, ngày 08/02/2011 Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đề nghị đặt các tập đoàn tài chính và ngân hàng Mỹ có vốn trên 50 tỷ đô la dưới sự giám sát của FED. Mục tiêu nhằm tránh hiểm họa khủng hoảng như hồi 2008.
Trên thực tế, dự án của Ngân hàng Dự trữ Liên bang nằm trong tiến trình cụ thể hóa đạo luật «Cải tổ thị trường tài chính Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng », được tổng thống Barack Obama ban hành vào tháng bảy năm ngoái.
Tại sao Ngân hàng Trung ương Mỹ lại có khuynh hướng tăng cường vai trò kiểm soát đối với các các cơ sở tài chính" Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã đề nghị những điều khoản nào "
Sau khi nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng của Hoa Kỳ phá sản, chính quyền Obama phải điều chỉnh luật lệ tránh để một trận sóng thần khác tái diễn. Tháng bảy năm ngoái, luật cải tổ tài chính được ban hành. Trước khi được đem ra áp dụng, đạo luật này còn phải được khai triển để cho ra đời những điều lệ cụ thể. Trên nguyên tắc đến tháng bảy tới đây, tức một năm sau khi đạo luật Cải tổ tài chính được ban hành, thì các điều lệ mới sẽ được đem ra áp dụng. Ngược dòng thời gian, Hoa Kỳ đã phải thường xuyên đương đầu với các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế với những mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại một vài nỗ lực cải tổ sau khủng hoảng :
"Hoa Kỳ và nền kinh tế thị trường như ta thấy ngày nay mới chỉ có lịch sử là hơn 200 năm thôi. Trong 200 năm đó thì cứ sáu bảy năm là lại bị suy trầm kinh tế và vài chục năm lại phải đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính như trong các năm 1797, 1815, 1836, 1857, 1873, 1892, 1907, 1929, 1980, v.v...
Thường thì suy trầm dễ đẩy thất quân bình thành khủng hoảng và khi hai biến cố này dồn làm một thì hậu quả lại tệ hại hơn. Yếu tố then chốt là khi bị khủng hoảng thì lại sửa và phát triển tiếp. Nhìn cách nào đó thì đấy là khả năng sửa sai để cải tiến của chủ nghĩa tư bản.
Nhưng, có khi liều thuốc chữa bệnh cho vụ khủng hoảng này lại gieo mầm cho một vụ khác, sau vài ba chục năm mới biết !
Đạo luật Cải tổ tài chính của Mỹ ngày nay cũng vậy, dù các chính khách có thể khoa trương để giành công trạng và đổ trách nhiệm cho đối lập chính trị. Mà đa số chính khách Mỹ là những nhà làm luật siêu hạng với rất nhiều đòn ngoắt ngoéo bên trong.
Gần đây hơn: Sau vụ tổng khủng hoàng thời 1929-1933, Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính vào đầu thập nên 80 của thế kỷ trước với sự sụp đổ của hệ thống tiết kiệm và tín dụng đầy tai hại, là di sản của các triều đại trước rớt vào thời tổng thống Ronald Reagan.
Gần ba chục năm sau là vụ khủng hoảng năm 2008. Khi khủng hoảng bùng nổ, người ta nhắc đến đạo luật Glass-Steagall năm 1933 được chính quyền Bill Clinton thu hồi năm 1999 mà các chính khách đảng Dân Chủ lờ đi và cứ đổ lỗi cho chính quyền Bush. Ông Bush thì bị vụ khủng hoảng của các tập đoàn bất lương vào cuối năm 2001 nên ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley vào tháng Bảy năm 2002 để tăng cường kiểm soát và hạn chế lạm dụng.
Ngày 22 tháng Bảy năm 2010, tổng thống Obama ban hành đạo luật cải tổ lại tất cả các luật cũ nói trên, cộng thêm dụng ý bành trướng vai trò của nhà nước. Từ đạo luật dài hơn 800 trang, người ta phải khai triển thành hệ thống áp dụng có thể cả ngàn điều khoản. Tóm tắt thì đây là một công trình đồ xộ và phức tạp mà chúng ta cố trình bày thành từng mục".
Vậy thì đạo luật dài hơn 800 trang anh vừa nói bao gồm những điều khoản nào" Xin anh trình bày một cách cụ thể nhất:
Nguyễn Xuân Nghĩa: "Nhìn lại quá khứ để hiểu rõ hơn về hiện tại : - Đạo luật Glass-Steagall năm 1933 phân biệt hai loại cơ sở tài chính là 1) ngân hàng thương mại huy động ký thác của công chúng để cho vay, và 2) tổ hợp đầu tư tài chính hay ngân hàng đầu tư là loại doanh nghiệp chủ yếu dùng vốn riêng để đầu tư với rủi ro thu hẹp vào chủ đầu tư. Mỗi loại lại có quy chế kiểm soát riêng, như các ngân hàng thương mại thì do Ngân hàng Trung ương và Quỹ bảo vệ Ký thác FDIC thanh tra và giám sát. Các tổ hợp đầu tư thì do Hội đồng Kiểm soát Giao dịch Chứng khoán SEC thanh tra và giám sát.
- Khi đạo luật Glass-Steagall được thu hồi năm 1999, sự phân biệt bị xoá mờ, nhiều ngân hàng đầu tư không chỉ cố vấn cho chủ đầu tư và dùng vốn riêng để đầu tư mà còn đi vay để đầu tư và gây rủi ro cho cả thị trường. Khi khủng hoảng bùng nổ, nhiều ngân hàng thương mại trường vốn đã tung tiền mua lại các tổ hợp đầu tư lâm họa, đâm ra duy trì hai loại nghiệp vụ song hành là huy động ký thác để cho vay như ngân hàng thương mại, trong khi vẫn có loại dịch vụ đầu tư. Bây giờ, người ta phải phân biệt ra hai loại, chủ yếu để xem cơ chế nào của công quyền sẽ kiểm soát loại doanh nghiệp nào" Thí dụ như công ty bảo hiểm, thực chất là cơ sở thu tiền bảo phí để đầu tư và chủ yếu là một hãng đầu tư tài chính, nên cũng cần bị thanh tra chặt chẽ hơn.

- Lần trước, năm 2008, Ngân hàng Trung ương và bộ Ngân khố Mỹ dàn xếp việc cấp cứu tổ hợp Bear Stern vào tháng Ba mà đến tháng Chín lại buông tay để tổ hợp đầu tư Lehman Brothers, hãng bảo hiểm AIG và cả hai cơ quan bán công về tín dụng gia cư và hang ổ của tham nhũng là Fannie Mae và Freddie Mac trôi vào khủng hoảng vì một nguyên tắc, là chính quyền dùng công quỹ cứu các cơ sở phá sản đến chừng nào mới đủ"
- Chìm bên dưới là một vấn đề khác: nếu để các tập đoàn tài chính bành trướng và tập trung tư bản quá lớn, khi sụp đổ thì gây họa cho cả hệ thống tài chính ngân hàng. Các cơ sở quá lớn sẽ ỷ thế làm bậy vì tin là nếu có gì xảy ra thì chính quyền phải giăng lưới cấp cứu. Vì vậy, chính quyền phải làm sao để không cơ sở nào trở thành quá lớn mà đe dọa cả hệ thống. Đó là ý nghĩa của định mức 50 tỷ đô la mà Ngân hàng Trung ương Mỹ vừa đề nghị là sẽ bị giám sát chặt chẽ."
Tóm lại 5 điểm chính của đọa luật tài chính sắp được áp dụng tại Hoa Kỳ:
- Thứ nhất là chính phủ Mỹ xác định lại xem là cơ quan nào thì sẽ thanh tra loại doanh nghiệp nào tránh để tạo ra những «kẽ hở» để rồi lại xẩy ra các vụ tai tiếng như trong quá khứ với các ngân hàng, các công ty bảo hiểm bị đe dọa phá sản.
- Điểm thứ nhì là chính quyền Mỹ buộc các ngân hàng các cơ quan tài chính phải phân biệt: các hoạt động tài chính là chính hay là phụ. Để từ đó Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ còn xếp loại kiểm soát.
- Đòi hỏi thứ ba của chính quyền là trong nội bộ một tập đoàn ngân hàng, tài chính cần phải phân biệt giữa một bên là các nghiệp vụ huy động vốn của tư nhân đẻ kiếm lời và bên kia là nghiệp vụ dùng vốn riêng của ngân hàng để đầu tư. Mục tiêu sau cùng nhằm giới hạn rủi ro quá lớn đối với các khoản tiền kiệm của dân.
- Điều thứ tư đáng lưu ý trong đạo luật cải tổ, là chính quyền Mỹ không đẻ cho bất kỳ mộ tập đoàn tài chính nào tập trung quá nhiều vốn đẻ có thể gây rủi ro cho cả hệ thống tài chính quốc gia.
- Cuối cùng là ưu tiên bảo vệ người tiêu dùng khi họ là những thân chủ của ngân hàng, khi tiền của họ bị đem đi kinh doanh.
Về điểm này ông Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại:
"Đó là quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp tài chính; quan hệ của các doanh nghiệp tài chính với nhau; quan hệ của các cơ quan công quyền với nhau để chia sẻ trách nhiệm thanh tra cho chặt chẽ; và sau cùng là việc lập ra một cơ quan bảo vệ quyền lợi giới tiêu thụ; một hội đồng thanh tra để ổn định tài chính. Tức là hai chục năm sau khi đã xả việc kiểm soát thì bây giờ người ta siết, và siết rất nhiều mặt, từ thẻ tín dụng đến các loại biến phiếu derivatices đến các công ty lượng giá trái phiếu, v.v...
- Trong vụ này ta cũng chú ý đến hai đại gia bán công là Fannie May và Freddie Mac đã nắm trong tay lượng tín dụng gia cư quá lớn - bằng phân nửa tổng số tín dụng toàn quốc về loại này - cứ tưởng là để giúp dân nghèo dễ mua nhà mà hóa ra để kiếm lợi riêng và khi sụp đổ là gieo họa cho cả nước. Bây giờ, hai cơ sở đó cũng sẽ bị giải thể".
Trong chiều hướng cải tổ, ngân hàng trung ương Mỹ đang «thâu tóm» thêm quyền kiểm soát các hoạt động tài chính tại Hoa Kỳ và ở đây có thể đặt ra câu hỏi liên quan đến tính độc lập của Ngân hàng Dự trữ Liên bang "
Nguyễn Xuân Nghĩa: " Như trong mọi vụ khủng hoảng nối tiếp phản ứng hốt hoảng, định chế có trách nhiệm nhất bị khiển trách nặng nhất, là hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ. Thậm chí nhiều dân biểu nghị sĩ còn đòi giảm quyền độc lập của định chế này và yêu cầu minh bạch hóa hồ sơ sổ sách để công khai hóa việc thanh tra, trình bày cả những lý do quyết định về lãi suất hoặc chuyển chức năng thanh tra cho một cơ quan khác.
- Kết quả dung hòa giữa hai viện trên dưới của Quốc hội, xen với những vận động hành lang, đưa đến tăng cường nhiệm vụ thanh tra của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng lớn nhỏ, thương mại lẫn đầu tư, nhưng khỏi phải công khai hóa những cân nhắc về lãi suất để chính trị không chi phối chính sách tiền tệ. Việc đề cử hệ thống lãnh đạo định chế này cũng có thay đổi để giảm bớt ảnh hưởng của các ngân hàng thương mai.
- Quan trọng nhất là việc thành lập ra một Hội đồng Thanh tra gồm chín ủy viên từ các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát và được trao quyền rất lớn để theo dõi các doanh nghiệp tài chính tại Wall Street hầu tránh rủi ro lớn cho cả hệ thống. Hội đồng này do tổng trưởng bộ Ngân khố, tức là bộ Tài chính, điều động, nhưng một thành viên là Thống đốc Ngân hàng Trung ương được ủy thác việc định ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn về việc khai báo sổ sách, định mức vốn và thanh khoản của các cơ quan tài chính, từ ngân hàng cho đến hãng đầu tư".

Ý kiến bạn đọc
16/02/201115:29:53
Khách
Kinh Goi Quy ban
Toirang' danh' tieng Viet theo nhu chi` dan~ ben tren ma` khong duoc . Cac' Ban oi , co' can` phai download khong ? hay phai dung` webside nao` . xin cho biet nha' .
Xin cam on cacc ban .
xin goi ve email : tranwp5418@yahoo.com
16/02/201121:54:12
Khách
Ông William Trần bấm vào chữ Vui Lòng Viết Tiếng Việt Có Dấu chương trình sẽ dẫn ông tới bài viết hướng dẫn làm thế nào on/off bộ gõ tiếng Việt trên website Việt Báo.

ngay đầu trang web có phần gõ tiếng Việt. Ông cần phải chọn "Bật" bộ gõ tiếng Việt.

Chúc Ông Thành Công
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.