Hôm nay,  

Sau 5 Năm Cơn Bão Katrina & Rita: Thử Nhìn Lại Thiên Nhiên Và Con Người!

30/08/201000:00:00(Xem: 5827)

Sau 5 Năm Cơn Bão Katrina & Rita: Thử Nhìn Lại Thiên Nhiên Và Con Người!

letamanh
Thế là sau nhiều ngày, tính từ ngày trận bão Katrina quét qua các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, người ta mới thấy sức mạnh kinh hoàng của thiên nhiên! Nước Mỹ, kể từ ngày lập quốc đến nay, chưa có một thiên tai nào so bì với trận bão vừa qua. Katrina đã không những làm cho nhân dân Hoa Kỳ khiếp sợ mà còn cả thế giới kinh hoàng.
Trước khi trận bão tiến đến vùng vịnh Mexico, vượt qua cái đuôi của tiểu bang Florida, sức gió tăng dần gần 280 dặm một giờ, tâm bảo lại đi ngang qua New Orleans, Louisiana, Mississippi... Đem theo mưa lớn và, tệ hại hơn nữa là mặt nước biển bị gió thổi dồn, tràn vào bờ. Nước biển tràn vào giống như những cơn sóng thần phá vỡ hệ thống đê bao quanh New Orleans, vùng thành phố Biloxi, Louisiana cũng tràn ngập nước và sức gió tàn phá. Người ta ước tính các nơi ấy hơn 90% cơ sở vật chất hạ tầng bị trận bão và nước tàn phá.
Trước đó, cơ quan chính quyền đã loan báo trên các hệ thống truyền thanh truyền hình yêu cầu toàn thể người dân di tản ra khỏi vùng dự báo bảo sẽ quét qua. Nhưng hình như chỉ có một số ít nghe theo, số còn lại đã không đi. Có thể vì nhiều lý do để họ không muốn rời khỏi nhà; nhưng sự nghèo khó cũng có thể là một trong những nguyên nhân chính, thứ đến là họ không tin trận bão có thể tàn phá đến như thế! Cho nên sau khi Katrina đi một đường quét dọn không gì cản nổi, nước phá hệ thống đê, nước làm thành biển giữa thành phố, những con đường ngang dọc trở thành những con sông chứa lềnh bềnh xe hơi và những xác người! Nếu ngồi trên máy bay quan sát, người ta tưởng chừng như đang ở thành phố Venise của Italy. Nước và nước, nhà cửa sập ngổn ngang, các cao ốc thì đứng chơ vơ với các cửa kính bị gió mạnh đập vỡ, nóc nhà và nóc cao ốc bay mất.
Những người không di tản, giờ đây bị du vào bước khốn cùng, không điện, không thực phẩm, không nước sạch để uống, không nơi trú ngụ. Đại đa số họ leo lên nóc nhà ngồi chờ máy bay trực thăng đến câu giây xuống cứu, số khác tìm cách đến vận động trường thành phố để lánh nạn. Vận động trường chứa hàng chục nghìn người, trong tình trạng nóc cũng bị hủy hoại vì không chịu nổi sức cào cấu của gió! Bệnh viện chính không có điện, không có ga, không còn thực phẩm trong lúc số người đến xin cứu cấp, không còn giường nằm, phải ngồi trên sàn, nằm ngoài sân để bác sĩ săn sóc...Mọi di chuyển trong các thành phố, nhất là thành phố New Orleans đều chỉ trông chờ vào thuyền, ca nô.   Nước đã tràn vào theo gió, gió và nước phá vỡ hệ thống đê, nước đã ở lại không lối rút đi, biến thành phố vốn ở dưới mực nước biển nầy thành hồ nước mà các cao ốc và những ngôi nhà là những ốc đảo!
Vì những khó khăn do nước không chịu rút- Mà rút đi đâu khi thành phố New Orleans nằm thấp hơn mực nước biển- Cho nên công tác cứu trợ gặp muôn vàn khó khăn. Người ta ước tính cư dân thành phố nầy hơn triệu người, nghe lời di tản có thể độ 1/4, số còn ở lại tính ra hàng bao nhiêu trăm nghìn. Mà nếu cứ dùng trực thăng câu từng người thì đến chừng nào mới kết thúc!
Công tác cứu trợ trở nên khó khăn và chậm chạp cọng thêm nạn hôi của, những thành phần bất hảo lợi dụng lúc nầy nổi lên cầm súng đi cướp phá. Thành phố có khi trở thành vô chính phủ ngay cả trong vận động trường chính, ngay cả trong bệnh viện và Convention center. Lực lượng cảnh sát trở nên vô hiệu khi mạng sống của họ bị hăm dọa, Vệ binh quốc gia cũng bó tay vì các hạn chế về di chuyển và luật lệ. Thỉnh thoảng họ bị bắn sẻ, bị tấn công. Xác chết trôi bềnh bồng trên mặt nước, xác động vật và các chất thải làm cho mức ô nhiễm lên khá cao, mùi hôi thối không thể chịu đựng nỗi. Quả thật, người ta ví New Orleans là thành phố chết.
Sau mấy ngày đầu phản ứng chậm chạp, Tổng Thống Bush đã thị sát khu vực thiên tai bằng trực thăng và thân hành đến các nơi bị nạn an ủi, chia buồn nạn nhân và trực tiếp quyết định các biện pháp cứu trợ khẩn cấp. Vệ binh quốc gia các tiểu bang khác tăng cường đến, hơn 7000 lính thiện chiến cũng đã điều động đến khu vực để hành động ngay trong tình thế khẩn cấp, có lệnh bắn bỏ những ai không tuân hành quân luật! Hàng đoàn xe bus lớn được điều động chở đồng bào các nơi thiên tai di tản đến Texas và những tiểu bang khác, hàng bao nhiêu phi cơ cỡ khổng lồ được đem đến khẩn cấp chuyên chở người ra khỏi các thành phố bỏ ngỏ. Hơn 50 nước trên thế giới ngỏ lời muốn góp phần cứu trợ. Các nguyên thủ Quốc gia chia buồn đầu tiên có Đức Giáo Hoàng tòa thánh La mã!
Người ta cũng đã bắt đầu dùng hệ thống bơm nước khổng lồ hút nước từ “cái hồ khổng lồ New Orleans” ra biển; dọn dẹp xác chết, tuần tra khu vực nhằm bắt giữ và truy tố những phần tử bất hảo võ trang cướp bóc. Việc khẩn cấp là làm thế nào di tản hết số người còn cố tình bám trụ không chịu ra đi. Thành phố trở nên tồi tệ vì bị ô nhiễm nặng. Trong một thời gian khá dài bị nước tràn ngập, mọi thứ phải chỉnh đốn lại và vấn đề y khoa dịch tễ trở nên là việc làm ưu tiên.
Nhìn chung, Katrina là một thảm họa lớn nhất mà Hoa Kỳ có thể chiu đựng sau ngày 911. Ngày nước Mỹ bị tấn công làm sập hai tòa cao ốc chọc trời, chết hơn 3000 người; nhưng nó làm cho nhân dân Hoa Kỳ đoàn kết lại. Trận bão Katrina lại tàn phá hơn 40 tỷ Mỹ kim, hàng ngàn người chết. Nhưng bởi thiên tai nầy, chính quyền trung ương và địa phương phản ứng hơi chậm trễ, cọng với chiến tranh kéo dài tại Iraq, nước Mỹ đang ở trong thảm họa mất đoàn kết từ nội bộ. Lòng dân ta thán và xuống tinh thần! Trước tương lai đen tối nầy, chính quyền có kế hoạch di tản hết dân chúng trong vùng thiên tai đi rải rác hàng chục tiểu bang khác nhau. Sinh viên học sinh được ưu tiên nhập học vào các trường nơi họ tạm trú. Hầu hết các đại học trên toàn nước Mỹ đều mở cửa đón sinh viên các bang bị thiên tai. Người ta không biết trong thời kỳ sau này, các thành phố đầy kỷ niệm lịch sử lập quốc và là trung tâm dầu khí nước Mỹ nầy sẽ tồn tại như thế nào!
Katrina có thể là dấu hiệu, cánh cửa mở ra để người ta nhìn được rằng, trong cái xã hội giàu có nhất hành tinh nầy vẫn còn nhiều điều bất bình đẳng. Thành phần người da màu gốc Châu Phi, nguyên là những nô lệ ngày xưa, đa số họ sống tại các thành phố miền Nam... Phần đông vẫn còn là giai cấp sống dưới mức nghèo khó...! Học hành hạn chế cộng với những mặc cảm từ bao đời, khi thiên tai tới, họ trở nên những thành phần bất hảo cũng là lẽ đương nhiên. Đây chính là vấn nạn lớn cho các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương. Sau Katrina, người ta đang đặt vấn đề với nhà đương cuộc, người ta đòi điều tra từ thâm căn cố đế cái nguyên ủy của sự việc. Nước Mỹ là một Hợp Chủng Quốc, pha trộn hầu như toàn thể các sắc dân, hầu như toàn thể người của mọi quốc gia tập họp lại. Cho nên khi có những biến cố lớn, các cộng đồng dân sự, ngay tức khắc khó mà thông cảm để dựa vào nhau, để cùng nhau chia ngọt xẻ bùi...
Người ta được biết số lượng người Mỹ gốc Việt tại các nơi bị Katrina quét qua có tới mấy trăm nghìn. Hầu hết họ làm nghề đánh cá, định cư tại các tiểu bang nầy từ khi qua Mỹ 1975. Họ đã tạo những cơ ngơi giàu có và đầy hãnh diện, với những con tàu đánh cá, những căn nhà đẹp ven bờ biển nên thơ, những xe cộ hạng sang và con em họ học hành đến nơi đến chốn. Thế rồi mụ ác thần Katrina thò tay độc địa làm họ cũng bị chung số phận với người địa phương. Đặc biệt các tiểu bang nầy, người da đen chiếm đại đa số, có thể lên đến trên 60%.
Truyền thống người Việt là thích sống hợp quần với nhau, tạo thành cộng đồng dân sự chặt chẽ, có tổ chức. Tôn giáo cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành xã hội dân sự đoàn kết nầy. Cho nên, khi cơn bão Katrina kết thúc, hậu quả kinh hoàng là người Việt chúng ta không còn nhà cửa nguyên vẹn, nó đang nằm dưới làn nước hay tan tành xiêu vẹo. Tàu thuyền đánh cá bị phù thủy cuốn hút tan theo mây khói. Họ trở nên trắng tay. Làn sóng di tản đến Texas hầu như tràn ngập khu thương mại Hồng Kông 4. Con số người Mỹ gốc Việt đã lên đến số rất lớn làm cho Cộng Đồng người Việt tại Texas phải vất vả trong việc tiếp cư lúc ban đầu. Nhưng với tinh thần bọc trứng trăm con, mẹ Việt Nam, dầu ở phương trời nào cũng dõi trông đàn con tha hương... Đùm bọc nhau lúc hoạn nạn!


Có thể nói, trong toàn thể các cộng đồng dân sự mọi chủng tộc, mọi quốc gia đang sống trên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nầy, chỉ có Cộng Đồng người Việt Nam, nhất là Cộng Đồng người Việt tại Texas, Atlanta, Georgia... là kịp thời, kịp lúc, với cả tấm lòng, đã tiếp nhận, săn sóc, đưa đón, nuôi ăn, cấp cứu, lo nơi ăn chốn ở, giúp làm các thủ tục hành chánh cần thiết về di trú cũng như tiền trợ cấp... Các đài phát thanh tiếng Việt góp phần không nhỏ vào việc loan báo các tin tức cần thiết, tìm thân nhân thất lạc và các thông báo khác có liên quan khẩn thiết đến đồng bào bị nạn...
Đây là một nét son rất lớn đáng vinh danh và ghi vào lịch sử tị nạn của dân Việt Nam ta! Đây có thể là truyền thống được nung đúc thuở khai quốc Việt Nam mà máu huyết tổ tiên ta đã di thể! Việc Cộng Đồng người Việt Nam khắp nơi hưởng ứng đóng góp giúp đồng hương bị bão Katrina làm trắng tay là hành động nhân đạo kịp thời trong tình cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, trăm trứng trăm con. Cộng Đồng Việt Nam các Bang Texas, Atlanta... đã, đang và sẽ cưu mang phần lớn các công sức cứu trợ và giúp đỡ người đồng hương Việt Nam các vùng bị nạn chạy đến! Đó là nghĩa cử đáng hoan nghênh, đáng khuyến khích trong lúc chúng ta đang là những con dân Việt lưu vong cùng chung hoàn cảnh.
Cơn bão Katrina ập đến tàn phá miền Nam Hoa Kỳ khốc liệt ngoài sức tưởng tượng, làm nước Mỹ rúng động. Người ta đang tranh cãi về trách nhiệm, khả năng ứng phó, tiềm năng dự trữ, phòng chống... Thì nàng Rita tìm đến! Rita thoạt đầu không có gì đáng ngại, nhưng càng ngày càng tăng tốc, tăng cường độ, hăm dọa sức tàn phá có thể hơn mụ phù thủy Katrina. Chuyến nầy Rita được tiên đoán là sẽ thăm viếng tiểu bang Tesax, nơi đang chứa hầu hết nạn nhân di tản do Katrina, khi nàng cầm chổi quét qua các bang Louisiana, Mississippi... Tình hình trở nên tồi tệ khi người ta vẽ đường đi của nàng Rita, tâm bảo sẽ in vết trên các thành phố nổi tiếng và đông người như Galveston, Houston. Do đó cả cấp tiểu bang và liên bang cấp tốc ra thông báo yêu cầu dân chúng các vùng bảo sẽ đi qua phải di tản.
Với lượng hàng triệu người di tản cấp tốc ra khỏi các thành phố, với lượng xe di chuyển trên các xa lộ chính; nếu ta ngồi trên phi cơ quan sát, ta sẽ không thể nào tưởng tượng được một cảnh tượng chưa từng có thể xảy ra trên đất Mỹ. Xa lộ trở thành những con rắn nằm ngủ, bên hướng ra khỏi thành phố, ta sẽ thấy ánh đèn xe sáng rực không nhúc nhích. Thậm chí, những người di tản, sau đó đã diễn tả lại là trong vòng 12 tiếng đồng hồ, xe của họ chỉ nhích được 5 dăm đường (!)Nạn kẹt xe với hàng trăm nghìn chiếc, các trạm xăng hết sạch, các tiệm tạp hóa, tiệm bán đồ ăn lần lượt đóng cửa để cũng lên xe theo đoàn người rời thành phố... Thế là bao nhiêu là nan đề xảy ra. Xe bị hết xăng nằm cản đường trên xa lộ, nhiệt độ nóng hâm hấp làm mất nước trong người. Hàng triệu người bị du vào trạng huống vô cùng quẫn bách!
Phi trường Goerge Bush tràn ngập người, nhưng hầu như các hãng máy bay đã thông báo những chuyến cuối cùng và phi trường sẽ đóng cửa vào trưa ngày thứ sáu, 23-9-2005. Các tiên đoán của Nha Khí Tượng rằng Rita sẽ vào bờ biển Texas trong ngày thứ bảy, nhưng đường đi của nó đã đổi hướng chếch về Bắc, nên tâm bảo không còn de dọa Galveston và Houston nữa. Đến đây thì thành phố New Orleans, tiểu bang Louisana lại được đề cập đến. Hóa ra Katrina và Rita là hai chị em, đều thích viếng thành phố mang dấu ấn văn hóa Pháp nầy chứ không muốn nhìn dân Houston...!
Hai mụ phù thủy vừa đẹp vừa ác đã ngồi trên chổi bay đi, nhưng nhiều cơn bão dữ khác đã “hùn gió bẻ măng”, đang tung chưởng vào mọi lãnh vực mà người hứng chịu nặng nhất là Tổng Thống Bush, tỉ lệ ủng hộ tính đến những ngày sau bảo là rất thấp. Mặc dù Bush đã xin lỗi quốc dân về những trễ nải trong cứu trợ sau Katrina, mặc dù ông đã dốc hết sức lo lắng, thăm viếng ba bốn dạo các vùng thiên tai, đặt kế hoạch phòng chống Rita, hứa tái thiết và làm bất cứ việc gì để hồi phục những thất thoát do bảo gây nên với hàng trăm tỉ mỹ kim...
Cơn bão dữ chống chiến tranh Iraq đang dần dần hình thành kể từ ngày những bà mẹ lính có con chết ở Iraq, nằm vạ dọc bờ rào trang trại của Bush ở Tesas. Giờ đây biến thành những cuộc biểu tình phản chiến trước tòa Bạch Ốc. Cuối tuần vừa rồi, ở Anh và Pháp dự định biểu tình tập trung hàng trăm nghìn người để yểm trợ cho cuộc phản chiến tại Mỹ. Nghe nói ở Paris lèo tèo vài chục mạng, còn ở Luân Đôn thì cũng khá bộn, Hoa Thịnh Đốn, trước Bạch Ốc được khoảng mấy chục nghìn! Cơn bão nầy rất nguy hiểm vì tỉ lệ thương vong của quân đồng minh nói chung, lính Mỹ nói riêng, càng ngày càng lớn, thảm cảnh ôm bôm cảm tử càng ngày càng gia tăng. Nhóm nổi dậy chủ trương giết người không cần lý do, không phân biệt chủng loại, miễn giết chết càng nhiều càng tốt(") Mới đây, những giáo viên đang dạy học, bị một nhóm người bịt mặt bắt ra bắn chết thảm ngay trước sân trường, xe bom cảm tử hàng ngày... Đây là một trong những nan đề của chính phủ Bush!
Cơn bão nữa, không kém phần mãnh liệt là cơn bão khan hiếm dầu. Đây là cơn bão cũng có tầm mức tàn phá lòng tin của quần chúng đối với cấp lãnh đạo điều hành đất nước. Ở Mỹ, người ta xài xe hơi toàn thứ uống xăng như uống nước, thích chạy những xe to và sức mạnh. Nhiều khi ta ra đường với chiếc xe con, bị ép tứ bề với những chiếc xe vừa to vừa cao vừa uống xăng như trâu uống nước... Cho nên nếu ông Bush mà không giải quyết sớm vấn đề khủng hoảng năng lượng thì tỉ lệ ủng hộ sẽ còn giảm nữa!
Một cơn bão dữ khác phát xuất từ tòa nhà Quốc Hội mà Đảng Dân Chủ thừa cơ quạt gió càng ngày càng mạnh hơn. Đó là qui trách nhiệm việc phòng chống bão và hậu quả sau Katrina. Biết bao là lời trách mọc, lời phê bình trên đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, diễn đàn quốc hội và ngay hải ngoại... Nhưng liệu chuyện nầy có phải là một trận bão chính trị “hùn gió bẻ măng” không thì hạ hồi phân giải.
Ngoài ra chính phủ Bush cũng đang hứng chịu các cơn gió lốc hoặc bảo rớt như việc Do Thái và Palestines đang căng thẳng trở lại, nguy cơ đương kim Thủ Tướng Sharon có thể bị truất quyền. Như thế kế hoạch triệt thoái, giao đất mua hòa bình tại Trung Đông có cơ bị phá vỡ. Về cuộc họp sáu bên với chú Chí Phèo họ Kim của Bắc Hàn ký vào văn bản, sau đó trở mặt. Chuyện Iran chơi trò nguyên tử với những tuyên bố nẩy lửa từ một Tổng Thống mới đắc cử vốn là người đã xông vào chiếm tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong cuộc cách mạng Hồi Giáo tại Iran năm nào...
Còn nhiều cơn bão nhỏ khác đang ập vào tòa Bạch Ốc. Tuy nhỏ nhưng tụ lại nhiều hướng cùng một lúc khiến cho Bush tối tăm mày mặt. Mấy ông thầy bói sờ mu rùa thì bàn rằng: Theo những người Hồi giáo quá khích tuyên bố, bão Katrina và Rita là do Thánh Ahla thổi cho người “ngoại đạo” chết (")trả thù việc Mỹ đem quân đánh chiếm Iraq, đất của Thánh Ahla. Người theo Thiên Chúa thì đổ thừa việc cho phá thai nhiều quá nên Chúa phạt, người theo Tin Lành thì cho rằng tỉ lệ người bỏ đạo càng ngày càng nhiều nên Chúa cảnh cáo... Tin của mấy anh chàng sờ mu rùa nầy có vẽ mượn tôn giáo tuyên truyền, về hùa với những phần tử quá khích làm cho tình hình trở nên dị đoan mê tín trong một thời đại khoa học phát triển nầy.
Nghĩ cho cùng, người ta càng văn minh, càng mê tín, càng lý luận theo chiều tâm linh lộn xộn. Ta cứ thử ra đường hỏi ngay những anh chàng da trắng, hay những người Mỹ có tầm vóc gọi là trí thức xem... Nhiều khi họ phát ngôn rất ư là dị đoan mê tín còn hơn người thôn quê Việt Nam ta hồi xửa hồi xưa...! Đây mới chính là cơn bão từ tư duy con người, từ những tin đồn nhảm và suy luận kết hợp với tôn giáo là rất nguy hiểm. Những suy nghĩ và nghe lời theo chiều hướng nầy sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Tôn giáo bị suy diễn sai chiều sẽ là một đại họa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.