Đầu Năm Nói Chuyện Giàu Nghèo
Tiền, tình... là hạnh phúc"
Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
Phàm ở đời có ai mà muốn nghèo đâu. Ai cũng muốn mình được giàu có mà càng giàu chừng nào thì càng tốt, càng sướng chừng đó.
Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho nhau những câu như: "an khang thịnh vượng" ,"làm ăn phát tài", "tiền vô như nước, ra như keo" v.v...
Một ý niệm rất tương đối
Ý niệm giàu nghèo cũng rất tương đối, thay đổi tùy theo cách nhìn và cách nghĩ của mỗi người ở mỗi thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Không có cái gì là vĩnh cửu hết!
Mọi sự việc, mọi sự vật cũng như mọi cách suy nghĩ của chúng ta đều có thể biến đổi theo thời gian, không gian và hoàn cảnh sống đương thời.
Bởi vậy hồi nhỏ mình nghĩ theo một cách nầy, nhưng về già thì mình có thể nghĩ theo một cách khác hơn nữa.
Thông thường thì sự giàu sang được đánh giá qua khả năng mua sắm, tiền bạc và sự tích tụ tài sản của cải vật chất, vân vân... Đây chỉ là cái giàu bên ngoài.
Bên cạnh cái giàu bên ngoài, còn có cái giàu bên trong hay còn gọi là cái giàu về tinh thần...
Đó là sự hiểu biết, tri thức cộng với sự chuyên cần, nhẫn nại, hy sinh cũng như sự khoan dung, lòng nhân ái đối với tất cả đồng loại và thiên nhiên, cùng mối giao hảo tốt với gia đình và xã hội.
Ngoài ra, còn có cái giàu về sức khỏe để chỉ những người lúc nào cũng khỏe cũng mạnh, không có bệnh tật gì hết, nghĩa là có một sức khỏe thật sung mãn dồi dào.
Nếu so với Bill Gates, thì một người Mỹ trung lưu được xem là rất nghèo.
Tuy nhiên, nếu nhìn về khía cạnh tiện nghi vật chất và khoa học kỹ thuật của thế kỷ 21 mà người Mỹ bình thường nầy đang thụ hưởng trong đời sống hằng ngày, thì có thể nói rằng anh ta còn giàu hơn cả Tổng Thống George Washington cách đây 230 năm về trước.
Đây chỉ là một cách nhìn, một cách nói mà thôi!
Nghèo hay giàu theo chánh phủ
Còn cái ngạch mức nghèo (seuil de pauvreté, poverty threshold) do nhà nước ấn định cho người dân của xứ họ là một chuyện khác.
Chánh phủ đặt ra ba cái vụ nầy không những ngoài mục đích chính trị, mà còn có mục đích đánh thuế luôn nữa.
Canada không có ấn định ngạch mức nghèo một cách chánh thức. Theo một vài ước đoán, năm 2007, nếu thu nhập hằng năm của một gia đình Canada, gồm hai người (một người lớn và một trẻ em) sống tại thành phố, thấp hơn 21.850$ ("), thì gia đình nầy nầy được xếp vào hạng nghèo và được hưởng nhiều lợi điểm về mặt phúc lợi xã hội cũng như về mặt khai thuế cuối năm.
Thực tế cho thấy, số người có mức thu nhập thấp dưới "ngạch mức nghèo" tại Canada (dân số 33 triệu) phải trên 3,5 triệu người, trong số nầy có rất nhiều bà con Việt Nam mình.
Chánh phủ Canada căn cứ vào cái mức nghèo để cho tăng lên tiền già (Pension de vieillesse, Old age security pension) thêm chút đỉnh gọi là supplément de revenu garanti (SRG), Guaranteed Income Supplement (GIS). Nhờ vậy, các cụ có thể sống cầm hơi để khỏi phải chống gậy đi...ăn mày, làm nhục quốc thể Canada G8.
Nếu khéo tính và sống theo kiểu VN, thì cũng tạm đủ để cụ ông mỗi năm về VN sống đôi ba tháng đổi "không khí", đồng thời cũng để tránh cái lạnh buốt giá của những tháng đầu năm tại Canada.
Nghe nói với 500$/tháng, cụ có thể sống thoải mái bên đó.
Thuốc men (cao máu, tiểu đường, v.v.), thì trước khi về cũng đã có nhà thuốc quen dàn xếp ứng trước cho cụ mang theo đủ xài trong thời gian đó, nên khỏi phải lo sợ thiếu thuốc...Tại Canada, chánh phủ trả tiền thuốc cho mọi công dân. Các cụ, tùy theo mức lợi tức riêng của mình, có thể không trả hoặc chỉ trả một số tiền tối đa nào đó mà thôi!
Sau đây là links để giúp các cụ trên 65 tuổi tìm hiểu thêm về quyền lợi của mình tại Canada.
Muốn được rõ, các cụ nên trực tiếp đến các bu rô của Service Canada, người ta sẽ cắt nghĩa cho tường tận hơn.
Old age security and Canada Pension Plan.
http://www.culture.gov.on.ca/seniors/english/programs/seniorsguide/finances.shtml
http://www.hrsdc.gc.ca/eng/isp/pub/oas/gismain.shtml
http://www.hrsdc.gc.ca/eng/isp/common/gisapp02.shtml
(...)
Người Việt mình tại Canada có cái hay là biết sống tằn tiện, quen cực khổ từ lâu cho nên có nhiều người tuy thu nhập ít ỏi thật, hoặc đi làm chui lãnh tiền mặt "xú táp" ăn trọn nhưng họ vẫn sống được. Rồi họ mách bảo lẫn nhau những khe hở của luật lệ, chỉ cách cho nhau về khoảng "mua thuốc men sao cho có lợi", xin tiền trợ cấp thất nghiệp, xin trợ cấp xã hội, xin ở nhà rẻ tiền, nếu kẹt quá thì cầu cứu ngân hàng thực phẩm (Banque alimentaire Moisson Montréal) để được trợ giúp thực phẩm miễn phí, và còn tiền nầy tiền nọ nếu biết xin đúng chỗ đúng cách, v.v.
Ở bên Mỹ, thì chắc cũng vậy mà thôi!
Nhờ biết góp gió thành bảo, tích cóp nên họ có thể mỗi đôi ba năm lại về thăm quê hương "chùm khế ngọt" một lần để du hí, để le lói cho bạn bè bên đó cho họ lé mắt và nể mặt chơi.
Thông thường thì những người ăn tiền xã hội, Québec gọi là BS (bien être social) hay welfare hoặc những ai làm những jobs không cố định, những người hưu trí và những cụ ông cụ bà mới có nhiều thời gian rảnh rỗi thong thả mà đi đây đi đó du lịch.
Người viết nghĩ rằng đã có không ít Tây BaLô ăn dầm nằm dề ở Sài Gòn, chắc là dân BS ở bên Canada nầy quá!
Ở cái xứ tuyết giá Canada, người ta nói thà mình thật nghèo hay là thật giàu thì mới có lợi, còn giới lưng chừng hay trung lưu middle class thì đi làm chết bỏ, sáng trưa chiều tối, đôi khi kể luôn ngày cuối tuần nữa mà còn bị đè đầu đè cổ ra đóng thuế ngất ngư... Lúc chết chánh phủ cũng hổng có tha, cũng bị đóng đủ thứ thuế trong việc tổ chức đám tang và chôn cất.
Còn nghèo ở Việt Nam là thế nào"
Cũng như bất cứ mọi quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cũng có người thì thật nghèo, và kẻ thì thật giàu. Nhà nước Việt Nam có ấn định tiêu chuẩn nghèo tùy theo vùng người dân sinh sống. Sau đây là tài liệu Nghèo trong Wikipedia:
"Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005.
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế)".
Tiền bạc có đem lại hạnh phúc hay không"
Thoạt nhìn, thì tiền bạc gắn liền một cách mật thiết với hạnh phúc, nhưng trong thực tế có biết bao nhiêu là kẻ giàu có nhưng vẫn phải triền miên lo nghĩ, đối phó hết việc nầy đến việc kia, tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng bất an...
Gần đây nhất, thì thấy có trường hợp của chú hổ Tiger Woods!
Chú Hổ nầy, gặp năm Dần xui tận mạng!
http://www.thedailybeast.com/blogs-and-stories/2008-11-21/why-rich-people-are-so-miserable/
Bên cạnh những người quá giàu thì cũng có rất nhiều kẻ nghèo khó tận mạng, nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bệnh hoạn không thuốc chữa, cùng với trăm ngàn cái khổ chớ chẳng phải sung sướng gì đâu...
Vậy, có thể nói: tiền bạc chỉ là điều kiện CẦN chớ chưa phải ĐỦ để có được hạnh phúc!
Chung qui cũng chỉ do cách chúng ta suy nghĩ thế nào là hạnh phúc mà thôi.
Nhưng dù sao đi nữa, thì vừa có tiền rủng rỉnh vừa có sức khỏe sung mãn, thì vẫn sướng hơn là vừa nghèo mạt rệp lại còn vừa bị bệnh hoạn triền miên nữa.
Các cụ ông cụ bà có đồng ý không"
Còn các xứ nghèo khó sẵn thì thường hết chuyện nầy đến chuyên kia xảy ra không ngớt khiến dân tình đã lầm than khốn khổ nay lại càng khốn khổ lầm than hơn nữa. Khi tác giả đang viết bài phiếm nầy, thì chiều 12/1/2010 cũng vừa hay tin Haiti bị động đất dữ dội lối 7.0 theo thang Richter...Thiệt hại rất nặng nề. Haiti cũng là một trong những nước còn nghèo nhất vùng Tây bán cầu.
(CNN) -- A major earthquake struck southern Haiti on Tuesday, knocking down buildings and power lines and inflicting what its ambassador to the United States called a catastrophe for the Western Hemisphere's poorest nation.
Người ta thường hay nói đã "nghèo còn mắc cái eo" là vậy!
Sau đây cũng là một câu rất đúng, rất là chân lý nhưng cũng rất vô duyên và huề vốn mà người bản xứ bên Québec/Canada thường hay nói: "Mieux vaut être riche et en bonne santé que pauvre et malade" (thà giàu và có sức khỏe tốt còn hơn là nghèo sặc gạch mà còn lại thêm bệnh hoạn đủ thứ).
Bên nhà, người có quyền thế và giàu sang sẵn, thì Tết nhứt được thuộc cấp dưới biếu xén quà cáp tới tấp thấy mà phát ham.
Còn kẻ nghèo khó dân đen khố rách, thì đi đến đâu cũng thường bị thiên hạ né tránh hết vì sợ bị mượn tiền và sợ bị nhờ cậy nầy nọ... Đói quá nhiều khi phải làm liều đi chôm chĩa đồ của người khác, nên mới có câu: "Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc"
Rf Saigon Time Úc Châu...Cô giáo dắt con 5 tuổi đi ăn trộm tại Đắk Nông VN
http://tinvn.bravejournal.com/entry/40929
Nhưng cũng có nhiều người dù bận đủ màu áo hoặc đã giàu rồi mà vẫn còn tham, nhân danh nầy nọ, tìm đủ mọi cách mánh mum gạt gẫm thiên hạ để được giàu thêm cũng bởi vì cái túi tham quên may thêm...cái đáy!
Có cả trăm ngàn cách để làm giàu
Ông bà mình thường hay nói để tự an ủi là "có phước làm quan có gan làm giàu".
Vụ có phước có lẽ đúng, nhưng phước là gì thì không ai có thể chỉ cho rõ ràng được!
Còn có gan làm giàu cũng đúng luôn, để chỉ những người can đảm dám nhào ra chụp lấy hoàn cảnh và thời cơ!