Đầu Năm 2010, Bàn Chuyện Thời Gian
MƯỜNG GIANG
Ngay từ thời thượng cổ con người đã biết xếp đặt thời khóa biểu, để cuộc sống hằng ngày sao cho phù hợp với chuyển động của mặt trời, mặt trăng và mùa màng. Hiện phần lớn các cổ thư trên thế giới đã bị thất lạc và tiêu hủy nhưng nhờ sự khai quật qua khảo cổ, ta vẫn có thể biết được cách tính 'Ngày mùng một tháng Giêng ' theo lịch Trung Hoa cổ.
Đây là cách mô phỏng theo sự chuyển động của năm hành tinh trong nhóm sao Pegasus, được sắp xếp như một chuổi ngọc. Rồi khi bình minh của một ngày đầu xuân ló dạng, mặt trời và mặt trăng cũng xen vào xếp hàng trong chùm sao đó.
Quan niệm trên được mọi người xem như một điềm lành đầu năm, vì đây là trường hợp họa hoằn hiếm thấy chỉ xảy ra một lần trong 10.000 năm. Do đó nó được chọn làm ngày đầu năm cũng là mốc khởi đầu của âm lịch ngày nay. Năm 1985 một chuyên gia về Trung Hoa là David Pankernier tại đại học Lehigh, đã xác định được thời gian ngẫu hợp hiếm thấy của các hành tinh, diễn ra vào ngày 26/2/1953 trước tây lịch, nhằm vào thời vua Vũ nhà Hạ bên Tàu. Sau đó Kevin D Pay, một nhà thiên văn học, cũng tính được khoảnh khắc huyền thoại mà người Tàu cổ, đã chọn làm mốc tính âm lịch, đó là ngày 5/3/1953 (tr TL).
Ngày nay dù phương tiện và kỹ thuật tân tiến dồi dào nhưng sự nghiên cứu về thời gian càng lúc càng thêm phức tạp, vì các ý kiến gần như chống đối lẫn nhau. Đại để ý kiến thứ nhất thì cho rằng thời gian là một đường thẳng, đối với các đơn vị tính ngày giờ năm tháng và các chuyển động không bao giờ ngừng. Còn nhóm thứ hai quan niệm thời gian là một vòng tròn, cũng có sự tuần hoàn và không bao giờ chấm dứt.
Để định nghĩa chính xác về thời gian, người cổ Hy Lạp có câu chuyện ngụ ngôn về con nhân sư, hàm ý diễn đạt về sự chuyển động của thời gian có liên quan tới hành trình của đời người. Chính thánh Augustine cũng có sự nhận định rất chính xác về thời gian, khi phân biệt giữa hiện tượng chủ quan và khái niệm trừu tượng. Theo ông thì thời hiện tại có ba giai đoạn là hiện tại của quá khứ, hiện tại của hiện thực và hiện tại của tương lai.
Với những người chấp nhận thời gian là đường thẳng, có cuộc sống luôn luôn tuân thủ trật tự, mọi thứ đều căn cứ vào xếp hàng gần như câu tục ngữ của ta " trâu chậm uống nước đục." Quan niệm này được hầu hết các nước Âu Mỹ chấp nhận, vì gần với thực tế và tự do bình đẳng, không có ai ưu tiên hơn ai khi đã xếp vào hàng.
Riêng những người chấp nhận thời gian là vòng tròn, thì luôn hành động theo tính cách vòng tròn, chỉ nhắm vào mục tiêu cuối cùng, bất chấp đạo lý và dư luận chung quanh. Hạng người này không bao giờ chấp nhận thất bại nên lời hứa, uy tín là những thứ xa xí phẩm, đặc biệt họ luôn tới bàn tiệc trễ, mặc kệ sự phiền nhiễu và khó chịu của mọi người.
Tóm lại quan niệm về thời gian chẳng những ảnh hưởng tới cá nhân, mà còn liên quan tới vận mệnh của quốc gia dân tộc, nhất là khi họ nắm quyền lảnh đạo đất nước. Hiện nay hầu hết các nước theo chủ nghĩa xã hội, các quốc gia chậm tiến Á Phi, các nước thứ ba.. đều thuộc nhóm chấp nhận thời gian là một vòng tròn, nên mọi hành động và cách ứng xử đều tùy tiện theo mục đích.
Chí lý thay lời nhận xét của Emile Durkheim, một nhà xã hội học người Pháp " Thời gian chính là một cấu trúc của hạ tầng xã hội, giúp cho sự hưng phế của một nền văn minh và một dân tộc trong tất cả mọi vấn đề". Cũng từ sự đối chọi quan niệm về thời gian, đã ảnh hưởng tới các nhà thiên văn học và chiêm tinh học. Đó là lý do nãy sinh việc chọn lựa 12 con giáp làm biểu tượng cho hai thứ lịch Âm và Dương đang thịnh hành.
Nay thì hầu như ai cũng biết, bao quanh bầu trời có một vòng đai gọi là "vòng động vật Zodiac." Tuy mặt trời là một định tinh và địa cầu luôn chuyển động vòng quanh nó nhưng trong cái ấn tượng và quan niệm của con người, thì mặt trời dường như cũng có chuyển động quanh một vòng cung biểu kiến, được các nhà thiên văn và chiêm tinh học, gọi là "vòng Hoàng Đạo." Mười hai con giáp cũng xuất phát từ đấy và để phân biệt tính chất Âm-Dương, người ta lại phân biệt số ngón của con vật theo định luật ' chẳn dương, lẽ âm '.
+ Năm mới không đến một lần trên trái đất :
Không phải mọi người đều đón mừng năm mới cùng một lúc, vào sáng ngày mùng một tháng Giêng dương lịch, dù rằng hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều dùng Tây lịch. Sỡ dĩ có sự khác biệt trên vì địa cầu trải dài nhiều kinh tuyến, vốn là đơn vị dùng để tính thời gian. Ngoài ra việc làm và sử dụng lịch luôn lệ thuộc vào quyền lực chính trị, nên mới có sự khác biệt trên.
Theo nhận xét của các nhà khoa học, thì nay dù Dương lịch (lịch Grégoire) đang được dùng khắp nơi nhưng vẫn chưa đủ tác dụng và hiệu quã để có thể thay thế cac loại lịch khác đang song hành. Lý do vì lịch này mang tính chất tùy tiện và dù đã được cải tổ và tu chỉnh nhiều lần suốt mấy chục thế kỷ qua. Thế nhưng ới nay vẫn chưa được hoàn chỉnh.
Theo tài liệu cho biết, thì Dương Lịch hay lịch Gregorian, xuất xứ từ lịch Roma được ban hành từ năm 750 trước Tây lịch (tr TL). Thuở đó lịch rất thô sơ, một năm chỉ có 10 tháng, 6 tháng đầu có 30 ngày, 4 tháng cuối có 31 ngày. Thời hoàng đế Numa trị vì, lịch được cải cách lần thứ nhất bằng cách thêm vào tháng 11 và 12. Theo đó, các tháng 2,4,6,7, 8,9,11 chỉ có 29 ngày. Riêng tháng 12 có 28 ngày, còn các tháng 1,3,5 và 10 có tới 31 ngày. Ngaòi ra cứ 2 năm lại có một tháng nhuần vào ngày 22. Tóm lại lịch này mỗi năm có chẳn 366 ngày.
Năm 46 trước Tây lịch (tr TL), hoàng đế La Mã Cesare Julius lại cải tổ lịch lần thứ 2, dựa theo cách tính của người cổ Ai Cập.Theo đó lịch này gần giống như lịch cũ nhưng mỗi năm chỉ có 365,25 ngày.
Tới khi đạo Thiên Chúa trở thành quốc giáo tại Âu Châu, thì việc phát hành lịch do tòa thánh La Mã quyết định, nên trong lịch đã xuất hiện nhiều ý niệm về tôn giáo. Năm 532 sau Tây lịch (STL), giáo hội chấp thuận đề nghị của giáo sĩ Denys le Petit, chọn năm 1 là năm sinh của chúa Jésus, mặc dù kinh Tân ước có nói Chúa ra đời vào năm 6 trướcTây lịch. Vấn đề nhầm lẫn trên sau bao chục thế kỷ, đã trở thành tập quan, nên nay không còn ai muốn thay đổi.
Thật ra chính người La Mã, là dân tộc đầu tiên chọn ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm hay còn gọi là Tết Dương Lịch. Riêng cái tên thang Giêng (Jannuary) cũng được mượn từ tên vị thần Janus có 2 mặt : một nhìn về năm cũ, một hướng tới năm mới. Ông ta còn là vị thần giữ cửa địa ngục và thiên đàng.
Năm 1582 lại phát hiện lịch tính chậm so với thời gian hiện hữu là 10 ngày, nên Giáo hoàng Grégorian đã cải cách lịch cũ, bỏ bớt 10 ngày trong năm và áp dụng luật năm nhuận 47/400 vào lịch mới. Theo tinh thần đó, thì bất cứ năm nào chia chẳn cho 4 đều là năm nhuận. Với các năm có số tận cùng là 00, nếu muốn nhuận phải chia chẳn cho 400. Từ đó lịch được phổ biến khắp thế giới, được xem như một phương tiện để giao dịch quốc tế. Nhưng với các nhà khoa họchiện nay vẫn chưa đồng ý, vì cho rằng sự xếp đặt các ngày trong tháng chỉ tùy tiện và vô lý như 28,29,30 và 31. Với chu kỳ tuần lễ cũng chạy lộm xộn trong lịch và cuối cùng là luật 97/400 tính năm nhuận cũng chưa được hoàn chỉnh, vì cứ 3000 năm lại bị sai lệch 1 ngày.
Ta gọi là lịch, người Pháp là Calendrier còn Anh là Calender hay bất cứ một danh từ nào khác cũng đều có xuất xứ từ tiếng gốc Latin là Calendarium, có nghĩa là " số tiền lời đầu tiên phải trả khi vay nợ " . Ngay từ xa xưa nhiều nước đã có lịch, đa số đều khác biệt vì đặc điểm lịch sử và các qui luật riêng của từng nước.