Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tội Ác: Hayashi Masumi Và Vụ Án Đầu Độc Cà Ri

11/10/200900:00:00(Xem: 4954)

Tội ác: Hayashi Masumi Và Vụ Án Đầu Độc Cà Ri - Vũ Hải

Giữa tội ác và luật pháp luôn có liên quan mật thiết vì luật được đặt ra để ngăn chận và trừng phạt tội ác, trong khi tội ác thường len lỏi vào những kẽ hở của luật pháp. Do đó, ngoài những vụ án sát nhân ở mức độ nghiêm trọng được đưa ra trước ánh sáng công lý và chinh phục công luận với những bằng chứng xác thực, cũng có nhiều trường hợp dù không hội đủ yếu tố chứng cớ trực tiếp và động cơ gây án nhưng lại nằm trong tình trạng bị tình nghi một cách hợp lý vẫn bị kết tội tử hình, và từ đó gây nhiều tranh cãi trong dư luận vì những kẽ hở của luật pháp quy định.
Mặt khác, nếu sự hiện diện của bồi thẩm đoàn trong các phiên xử ở tòa án từ lâu nay đã trở thành một hình ảnh quen thuộc tại các quốc gia Âu Mỹ và tác động mạnh mẽ đến quyết định của Thẩm Phán khi định tội bị cáo, thì tại Nhật Bản hình thức bồi thẩm đoàn chỉ mới được đưa vào pháp đình từ tháng 4 năm nay với tên gọi là “Saiban In” (Thành Viên Tòa Án). Kết hợp với đặc tính xét xử không có bồi thẩm đoàn và không hội đủ bằng chứng xác thực theo luật định nhưng vẫn bị quy án tử hình là vụ án “đầu độc cà ri” ở Nhật Bản.
Vào ngày 21/4/2009 vừa qua, sau khi Tòa Á Tối Cao Đông Kinh (Tokyo Saiko Saibansho) đưa ra phán quyết y án tử hình của phiên tòa phúc thẩm Osaka đối với nữ bị cáo Hayashi Masumi (47 tuổi), thì đa số dân chúng Nhật Bản đã thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng vụ án “đầu độc cà ri” xảy ra ở tỉnh Wakayama cách đây hơn một thập niên đã đi đến kết quả chung cuộc. Thế nhưng, ngay sau đó một tuần, đoàn luật sư của bị cáo đã trình tòa đơn xin hủy bỏ hình phạt tử hình. Vào ngày 18/5/2009 Tòa Án Tối Cao Đông Kinh lại mở phiên xử tuyên bố bác bỏ thỉnh cầu này đưa đến diễn tiến bị cáo Masumi tiếp tục đệ đơn yêu cầu được tái thẩm tại Tòa Án Địa Phương Wakayama vào ngày 22/7/2009. Hiện nay, tuy đơn yêu cầu của Masumi đang được thụ lý và chờ đợi quyết định của Tòa Án Tối Cao Đông Kinh nhưng hầu như không có khả năng được chấp thuận vì trước đó Tòa Án Địa Phương Wakayama (Wakayama Chiho Saibansho), tức cơ quan pháp lý quản hạt vùng xảy ra vụ án cũng đã kết tội tử hình. Điều này đồng nghĩa với việc Masumi trở thành tội nhân bị tử hình thứ 11 trong thời hậu chiến tại Nhật Bản.
Đây là một trong những vụ kiện gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử các vụ án hình sự của Nhật Bản, đặc biệt là các trường hợp đầu độc giết người, vì đặc tính phức tạp của nó. Vụ án này cũng trở thành một tiền lệ kết án tử hình mặc dù bị cáo không nhận tội và chưa tìm được các bằng chứng trực tiếp mang tích cách quyết định cũng như chưa rõ động cơ gây án. Tuy nhiên, vì mức độ nghiêm trọng của sự kiện và có nhiều dữ kiện cho thấy bị cáo Hasumi là kẻ bị tình nghi nhiều nhất nên các phiên tòa Sơ Thẩm, Phúc Thẩm và Thượng Thẩm đều đi đến kết luận chung “dựa vào các chứng cớ gián tiếp vẫn có thể nhìn nhận được sự nghi ngờ hợp lý đối với bị cáo Masumi”.
Theo luật pháp Nhật Bản, chứng cớ được định nghĩa là những điểm để căn cứ vào đó xác định sự thật và chứng minh sự việc có xảy ra hay không. Trong ngôn ngữ luật pháp chuyên môn, tuy có rất nhiều loại chứng cớ nhưng trong đó hai loại quan trọng nhất thường được dùng để luận tội hoặc kết án là: chứng cớ trực tiếp và chứng cớ gián tiếp.
Chứng cớ trực tiếp là những hồ sơ về lời khai, đồ vật hoặc sự tình có liên quan trực tiếp với các điểm chính của vụ kiện, thí dụ như trong trường hợp một tố tụng dân sự thì các văn bản khế ước hoặc lời khai của đương sự xác nhận đã ký khế ước thì đó là chứng cớ trực tiếp. Mặt khác, trong các vụ kiện hình sự thì lời khai của nạn nhân hoặc lời khai của người chứng kiến rõ ràng lúc bị cáo phạm pháp và lời khai thú nhận của bị cáo v.v… là những chứng cớ trực tiếp có liên quan đến sự phạm pháp. Trong khi đó, chứng cớ gián tiếp là những hồ sơ điều tra ghi lại các tình trạng để chứng minh sự hợp lý về mặt suy luận, thí dụ như trong trường hợp một vụ kiện hình sự thì những lời khai nhìn thấy bị cáo xuất hiện gần hiện trường ngay trước và sau khi xảy ra vụ án hoặc những chứng cớ chứng minh được động cơ phạm pháp.
Vụ án này được giới truyền thông Nhật Bản gọi là “Wakayama Dokubutsu Kare Jiken” có nghĩa là “Sự Kiện Độc Chất Cà Ri Ở Wakayama” bắt nguồn từ buổi “Lễ Hội Mùa Hè” (Natsu Matsuri) do Hội Tự Trị khu vực Sonobe, tỉnh Wakayama tổ chức vào ngày 25/7/1998. Tại các khu vực dân cư trong thành phố và các tỉnh ở Nhật Bản đều thành lập những hội đoàn gọi là “Hội Tự Trị” (Jijikai) để đại diện các gia đình trong khu vực tổ chức những chương trình sinh hoạt văn hóa, thể thao, xã hội mang tính cách truyền thống của địa phương tương tự như hình thức Ban Đại Diện một cộng đồng. Qua đó, Hội Tự Trị khu Sonobe đại diện cho nhân số 200 người của 69 gia đình đã đưa kế hoạch nấu ăn ngoài trời trong dịp “Lễ Hội Mùa Hè” ngày 25/7/1998 cho những người tham dự dùng cơm trưa với thực đơn là món cơm cà ri do các thành viên nữ phụ trách nấu nướng. Tuy nhiên, ngay sau đó 67 người đã ăn món cơm cà ri này đều có triệu chứng giống tình trạng bị ngộ độc thức ăn như ói mửa, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và trong đó có 4 người bị tử vong vào ngày hôm sau là ông Hội Trưởng Hội Tự Trị (64 tuổi), ông Phó Hội Trưởng (54 tuổi), một em học sinh tiểu học (10 tuổi) một em học sinh trung học (16 tuổi). Còn lại 63 người kia được nhập viện cấp cứu kịp thời nên may mắn thoát hiểm.
Đầu tiên, theo xác nhận của Sở Y Tế địa phương thì nguyên nhân là do ngộ độc thức ăn thông thường nhưng sau khi Sở Cảnh Sát Wakayama kiểm tra thức ăn mà các nạn nhân ói ra thì thấy có phản ứng bị nhiễm chất độc “Hydrogen Cyanide”. Tuy nhiên, vì các triệu chứng của những nạn nhận không phù hợp với độc tính của chất “Hydrogen Cyanide” nên cơ quan điều tra phải tiến hành những cuộc thử nghiệm tinh vi hơn ở Phòng Nghiên Cứu Khoa Học Cảnh Sát bằng các phương tiện kỹ thuật cao và phát hiện được trong cà ri có trộn thạch tín, một loại độc chất ở dạng bột màu trắng không mùi không vị thường dùng để sát trùng trong nông nghiệp hoặc để diệt chuột.
Từ đó, cảnh sát Wakayama đã xác định đây là một vụ án giết người hàng loạt có âm mưu và có kế hoạch nên liên tục khám xét chung quanh hiện trường. Đồng thời, hàng trăm phóng viên của các đài truyền hình luôn túc trực ngày đêm tại chỗ để thu thập những chi tiết mới. Bởi vì vào thời điểm đó, rất hiếm khi xảy ra các vụ án có mức độ tương tự ở Nhật Bản nên diễn tiến của một vụ ngộ độc biến thành một vụ đầu độc mưu sát hàng loạt đã khiến dư luận toàn quốc rúng động và theo dõi kết quả điều tra hàng ngày. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã tìm được một nhân vật khả nghi nhất là Hayashi Masumi (lúc đó mới 37 tuổi), cư dân trong khu vực Sonobe vốn có tiền án 8 lần về tội danh lường gạt tiền bảo hiểm, từng bị truy tố 3 lần trong quá khứ. Quan trọng hơn, Masumi cũng có mặt tại hiện trường từ lúc trưa và được phân công để canh nồi cà tri trong giờ đổi phiên trực với các phụ nữ khác. Sau đó, cảnh sát đã xin trát tòa bắt giữ Masumi vào ngày 4/10/1998 với lý cớ là tình nghi liên can trong một vụ lường gạt bảo hiểm nhưng dư luận đều hiểu rõ đây chỉ là cái cớ để nhà chức trách điều tra chân tướng vụ đầu độc cà ri.


Quả nhiên, sau khi Masumi bị bắt, cảnh sát đã tổng hợp tất cả những lời khai và các dữ kiện điều tra hiện trường và khoảng hơn 2 tháng sau, tức vào ngày 29/12/1998 mới chính thức khởi tố Masumi về tội bị tình nghi âm mưu giết người bằng cách bỏ thạch tín vào nồi cà ri. Từ đó, cảnh sát Wakayama đã chuyển hướng điều tra trọng tâm vụ án mạng ly kỳ này với nội dung bản truy tố ghi rằng: “Trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến khoảng 1 giờ trưa ngày Lễ Hội Mùa Hè ở khu Sonobe, tỉnh Wakayama, bị cáo Masumi đã đến chỗ để nồi cà ri là vị trí bãi đậu xe ở gần hội trường tổ chức Lễ Hội này và cho một số lượng nhiều chất thạch tín vào nồi cà ri với mục đích cố ý giết người”.
Mặc dù vậy, Masumi vẫn hoàn toàn phủ nhận những lời cáo buộc và không cho một lời khai nào về chi tiết của vụ kiện cũng như luôn giữ thái độ im lặng trong lúc xét xử. Vì vậy, ở phiên tòa sơ thẩm tại Tòa Án Địa Phương Wakayama, từ khi ra tòa lần đầu tiên vào tháng 5/1999 cho đến khi biện lý hoàn tất thủ tục đọc bản luận cáo để yêu cầu tòa định tội vào ngày 5/6/2002, Masumi đã trải qua tổng cộng 92 phiên xử, tức một con số kỷ lục trong các vụ án cùng loại.
Hơn nữa, cũng vì Masumi chọn quyền “được giữ im lặng” (tiếng Nhật gọi là Mokuhi Ken) trong lúc khai cung nên biện lý không thể dựa vào đó để đưa ra các chứng cớ trực tiếp khác như động cơ phạm pháp, thời gian cho thạch tín vào nồi cà ri, cách trộn thạch tín ra sao, hoặc các hành động và tâm trạng sau khi phạm pháp thế nào v.v…vốn là những chi tiết căn bản để thành lập chứng cớ trong một vụ tố tụng hình sự. Đối với thái độ “bất hợp tác” của Masumi, phía Viện Công Tố Wakayama đành phải thành lập các hồ sơ thuộc loại chứng cớ gián tiếp như: tổng hợp các lời khai của những người hàng xóm về quan hệ hàng ngày với Masumi, những người có mặt tại hiện trường (dù không có ai chứng kiến cảnh Masumi cho thạch tín vào nồi ca ri), kết quả báo cáo phát hiện một lượng nhỏ thạch tín trong nhà Masumi, kết quả xác nhận chất thạch tín trộn trong nồi cà ri cùng loại với thạch tín phát hiện trong nhà Masumi, kết quả phát hiện trong sợi tóc phía trước đầu của Masumi có phản ứng nồng độ thạch tín v.v…Ngoài ra, từ một cái ly giấy đựng cà ri vất bỏ gần địa điểm giữa khoảng cách từ nhà Masumi đến chỗ để nồi cà ri, Công Tố Viên đã suy luận rằng Masumi đã cho thạch tín vào ly giấy này ở nhà rồi mang đến hiện trường để thực hiện kế hoạch giết người.
Vậy Masumi là nhân vật như thế nào" Theo những người quen biết thì Masumi là con út trong gia đình có 3 anh em, chào đời tại một thôn làng nhỏ chuyên sống bằng nghề đánh cá. Cha cô là một người trầm lặng ít nói nhưng mẹ cô thì trái lại rất hoạt bát lanh lợi và làm nghề bán bảo hiểm nhân thọ. Masumi cũng từng làm công việc giống mẹ cô. Từ nhỏ, Masumi là một đứa trẻ ngoan ngoãn, luôn vâng lời và phụ giúp công việc trong gia đình. So với thân hình mập mạp, phương phi khi bị bắt vì vụ án đầu độc cà ri, Masumi là một thiếu nữ mảnh mai ở lứa tuổi dậy thì, tuy hay rụt rè e thẹn nhưng cũng dễ nỗi cáu. Sau khi tốt ngiệp trung học phổ thông, Masumi theo học tại một trường huấn luyện y tá và đến năm 19 tuổi thì quen biết với Hayashi Kenji, chồng của Masumi sau này. Kenji là giám đốc của một công ty kinh doanh loại thuốc trừ kiến và lớn hơn Masumi 16 tuổi. Kenji từng kết hôn 2 lần trước khi chính thức chung sống với Masumi từ năm 1983.
Tuy hai vợ chồng Masumi khởi đầu từ căn phòng thuê mướn với giá 30.000 yen mỗi tháng nhưng chỉ một năm sau họ mua trả góp một ngôi nhà mới cất trị giá 35 triệu yen. Sau đó, hàng loạt các vụ kiện lường gạt tiền bảo hiểm xảy ra được xem là có liên quan đến Masumi. Đến năm 1995, vợ chồng Masumi chuyển cư về khu Sonobe sau khi mua đứt căn nhà rộng lớn với giá 70 triệu yen. Tháng 10 cùng năm 1995, mẹ của Masumi đột tử vì xuất huyết não do chứng bệnh bạch huyết cấp tính gây ra nên Masumi được hưởng 140 triệu yen tiền bảo hiểm. Kế đến, trước khi xảy ra vụ đầu độc cà ri, vào tháng 3/1998 Masumi còn bị nghi ngờ đã nhúng tay vào vụ lường gạt tiền bảo hiểm của một người đàn ông khi người này ăn một tô mì do Masumi mời và bị triệu chứng ói mửa. Đây là đầu mối quan trọng dẫn đến sự tình nghi lớn nhất đối với người phụ nữ này.
Hơn nữa, theo lời khai của một số người lân cận thì Masumi bị hàng xóm hờ hững lánh xa do những lời đồn về tiền án lường gạt bảo hiểm nên có nhiều dư luận cho rằng Masumi vì căm hận nên ra tay đầu độc mọi người. Đồng thời, cũng có người thoáng nhìn thấy Masumi mở nắp nồi trông có vẻ khả nghi. Tuy nhiên, đây là chỉ là những chứng cớ gián tiếp không hội đủ tính cách quyết định.
Trong bản luận tội Masumi, Công Tố Viên cũng dẫn chứng những lời khai này để đưa ra suy luận về động cơ phạm pháp của Masumi. Thế nhưng, Tòa Án Địa Phương Wakayama luôn nhấn mạnh các điểm then chốt của vụ án này để kết tội Masumi là: “Từ những chứng cớ như phát hiện được chất thạch tín ở nhà bị cáo cùng loại với thạch tín trộn lẫn trong nồi cà ri, trong tóc của bị cáo có phản ứng nồng độ thạch tín thì có thể suy luận được bị cáo đã sử dụng thạch tín. Ngoài ra, dựa vào sự tổng hợp lời khai của các nhân chứng tại hiện trường như nhìn thấy bị cáo mở nắp nồi cà ri có vẻ khả nghi thì cũng có suy luận rằng bị cáo là người có cơ hội cho thạch tín vào cà ri. Do đó, tòa nhìn nhận đó là sự tình nghi hợp lý chứng minh tội trạng của bị cáo. Tuy động cơ phạm pháp của vụ kiện này chưa được xác minh rõ ràng nhưng đó không phải yếu tố quyết định để tòa từ chối kết tội bị cáo”.
Sau khi bị Tòa Án Địa Phương Wakayam phán quyết tử hình vào ngày 11/12/2002, Masumi đã kháng cáo nhưng cũng bị phiên tòa phúc thẩm ở Tòa Án Cao Đẳng Osaka (Osaka Koto Sainamsho) bác bỏ vào ngày 28/6/2005.
Cho đến nay, vụ án đầu độc cà ri Wakayama vẫn còn là một đề tài tranh luận sôi nổi trong giới luật gia và dư luận Nhật Bản vì tính cách đặc thù ngoại lệ so với các vụ án cùng loại. Qua đó, cũng có một số đoàn thể hoạt động nhân quyền và phúc thiện đã lên tiếng ủng hộ Masumi khi chủ trương rằng dù Msumi có tiền án về tội lường gạt bảo hiểm hoặc bị tình nghi lớn nhất đi chăng nữa nhưng vẫn chưa đủ yếu tố để kết án cô là thủ phạm đầu độc cà ri, hơn nữa lại không có những chứng cớ trực tiếp.
Trong suốt quá trình xét xử, ngoại trừ một lần lên tiếng phủ nhận tại tòa phúc thẩm Osaka, Masumi đã giữ thái độ lặng thinh và luôn kêu oan mỗi khi có luật sư vào thăm tại nơi giam giữ nên cũng có dư luận cho rằng vì Masumi biết rõ kẽ hở của luật pháp và hiểu rằng cảnh sát không tìm được chứng cớ trực tiếp nên giữ im lặng. Vì vậy, có lẽ bản án tử hình sẽ cùng Masumi chôn vùi vĩnh viễn những ẩn số của vụ án đầu độc cà ri Wakayama.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.