Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XIIX)
7 cuộc gặp gỡ giữa hai anh emTác giả Elizabeth Pond
Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu...
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.
***
XIIX. Cáo trạng kết tội
2. Lần thứ hai:
Tháng 5/1966 khi Trần Ngọc Châu được điều về Sàigòn để làm Chỉ huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Bình định Nông thôn thì bị can lại đến gặp Châu lần thứ hai. Lần này đương sự tìm cách nêu vấn đề là Hoa Kỳ xử dụng đôla và vũ khí để khống chế các nước khác. Đương sự cũng nêu vấn đề trung lập hóa Việt Nam do phong trào chống Mỹ đang lên đến cao điểm. Đương sự thúc dục Trần Ngọc Châu tranh thủ bè bạn, các giới chức cao cấp, các giới trí thức và kết hợp họ lại để trong tương lai khi gặp thời cơ sẽ bắt liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông Châu đã hỏi bị can xem đương sự có muốn tiếp xúc với người Mỹ hay không. Nếu đồng ý thì ông Châu sẽ giới thiệu đương sự với họ nhưng bị can đã từ chối.
3. Lần thứ ba:
Đến cuối năm 1967, trong khi chuẩn bị tranh cử vào Hạ Viện Trần Ngọc Châu đã phái Kháng đi kiếm Hiền để đến gặp đương sự tại nhà riêng. Châu đã phàn nàn với Hiền là Hiền tiếp xúc quá nhiều với mọi giới. Nếu như Hiền bị bắt thì Châu sẽ bị liên lụy. Đồng thời Châu đã yêu cầu Hiền báo lại với thượng cấp yêu cầu là không ngăn chận quần chúng đi bầu cử hoặc phá hoại bầu cử bằng những hành động như là pháo kích hoặc ném lựu đạn vào dân chúng. Châu cũng nêu ý kiến là mình không chống cộng một cách mù quáng. Châu ngỏ ý sẵn sàng hành động phục vụ cho những gì có lợi cho dân tộc và hòa bình. Bị cáo sau đó có đạo đạt ý kiến của Châu lên cấp trên. Chính vì thế mà cuộc bầu cử diễn ra êm đẹp tại Kiến Hòa.
4. Lần thứ tư:
Vào giữa năm 1968. sau hai đợt tổng tấn công của Cộng sản, bị can tìm đến gặp Châu ở nhà riêng để bàn bạc về chuyến đi của Châu sang Hoa Kỳ và Âu Châu. Trong lần tiếp xúc này Hiền đã nhận thấy rằng Châu có phần chao đảo trong phần tin tưởng vào sức mạnh và thiện chí của Hoa Kỳ...
5. Lần thứ năm:
Khoảng cuối 1968, khi người dân Hoa Kỳ đang chú mục vào cuộc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ thì bị can đã tìm gặp Châu để khai thác tin tức có liên quan đến hai ứng cử viên Tổng Thống là Humphrey và Nixon.
6. Lần thứ sáu:
Sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố ngưng ném bom miền Bắc, bị can đã đi gặp Châu và nói với Châu rằng: "Người Mỹ không thể làm tất cả cái gì họ muốn ở Việt Nam; rằng không phải tất cả mọi quyết định đều nằm trong tay người Mỹ và rằng người Việt nam cứ phải theo đó mà làm.
Từ ngữ xử dụng trong nguyên bản đối với phần này có phần mơ hồ. Thực tế thì điểm này lại do chính Châu nói ra với Hiền trong khi Hiền nghĩ rằng việc Sàigòn bất mãn về việc ngưng ném bom là do Hoa Kỳ dàn dựng.
Châu có yêu cầu bị can thăm dò xem liệu miền Bác có chịu tiếp đón một phái đoàn Dân biểu miền Nam hay không nếu như đoàn này được phái đi Hà Nội để gặp gỡ với các lãnh đạo miền Bắc nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến tại miền Nam. Bị can nói với Châu là đương sự sẽ liên hệ với mặt trận và với đại diện miền Bắc và đương sự cũng đã truyền đạt đề nghị của Châu lên thượng cấp. Và sau đó đương sự cũng đã nói với Châu là nên theo lập trường của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và lập trường của Hà Nội như đã được công bố trên đài phát thanh của mặt trận và đài Hà Nội. Điều đó có nghĩa là phía Cộng sản đã không chấp nhận đề nghị của Châu.
Phần cáo trạng này có sự nhầm lẫn. Chính Hiền nhận được chỉ thị từ thượng cấp là để trả lời cho đề nghị của Châu đương sự nên theo chủ trương đường lối như được công bố trên đài phát thanh Mặt trận và đài Hà Nội.
7. Lần bảy:
Sau khi ông Nixon đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ thì bị can đi tìm gặp Châu với hai người con của mình để dọ dẫm tình hình và đồng thời cũng để thúc dục Châu bắt liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng nhằm tìm giải pháp cho cuộc chiến tại miền Nam. Lần này thì Châu cho hai người con của đương sự mười ngàn đồng.
8. Lần thứ tám:
Sau Tết Kỷ Dậu (1969) thì Châu, thông qua người giao liên đã mời Trần Ngọc Hiền đến gặp đương sự, và Châu đề nghị cử một phái đoàn gồm một số Dân biểu và đại diện tôn giáo đi Paris hoặc bất kỳ một nơi nào khác, ở một nước nào khác, để tiếp xúc riêng với các đại biểu miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng với mục đích là trao đổi quan điểm và hiểu biết, và để tìm ra khả năng giải quyết cuộc chiến giữa người Việt và người Việt. Châu nói rằng sớm hay muộn thì cuộc chiến cũng cần phải được giải quyết giữa Mặt Trận Giải Phóng và miền Nam Việt Nam, nhưng dù sao thì lúc bấy giờ cũng còn quá sớm để cho công bố ý kiến này. Chính vì vậy mà Châu sợ rằng việc công bố ý kiến đó là nguy hiểm. Bị can cũng hứa với Châu là đương sự sẽ báo cáo lên cấp trên về nhóm do Châu nêu ra và thực tế là cũng có thế lực.
Trong lần gặp gỡ này Châu cho đương sự vay 10 ngàn đồng. Đương sự có ý muốn gặp Châu lại để tìm hiểu thêm về việc cử phái đoàn nêu trên đi Paris để gặp các đại biểu miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng nhưng đương sự đã bị bắt vào ngày 6/4/1969.