Nợ Mỹ tăng vọt, Tăng Áp lực Làm Chậm Hồi Phục Kinh Tế
Với tân tổng thống Barack Obama tuyên thệ vào Nhà Trắng và nhiều chính trị gia Dảng Dân Chủ nắm quyền Quốc Hội, một loạt các gói cứu nguy kinh tế sẽ được đưa ra nhằm giúp kéo Hoa Kỳ ra khỏi suy thoái kinh tế. Nợ quốc gia dự tính sẽ nhảy vọt lên 2 triệu đô mỗi năm.
Khoảng 40% tổng số nợ đang được nắm giữ bởi giới đầu tư tư nhân sẽ thu hồi lại trong năm tới hoặc sớm hơn, theo lời các viên chức Bộ Tài Chính cho biết. Khi những khoản vay này đến hạn nộp, Bộ Tài Chính sẽ phải mượn nhiều tiền hơn nữa để trả nợ, ngay cả khi họ phải mở ra một khoản nợ lớn nhất trong lịch sự Hoa Kỳ cận đại.
Với việc chính phủ dự định sẽ chuyển từ nợ ngắn hạn sang những khoản nợ lâu dài, ổn định hơn thì các chuyên gia cho rằng giới đầu tư sẽ còn đòi hỏi cao hơn số tiền mà họ đưa ra, khiến người dân phải trả nhiều hơn với tiền thuế của họ trong nhiều năm tới. Một số chuyên gia còn lo ngại rằng những tay đầu tư nước ngoài, chủ yếu chiếm đa số giới đầu tư chung, có thể sẽ không chịu nổi áp lực từ những món nợ khổng lồ khiến niềm tin vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ càng sụt giảm.
Theo lời của Lou Crandall, chuyên gia kinh tế tại Wrightson ICAP nói về xu hướng tài chính thì trong khi thị trường hiện tại của Bộ Tài Chính đang phát triển thì không rõ đòi hỏi nợ có thể duy trì được bao lâu.
Sự mong muốn tiền mặt từ chính phủ Mỹ bắt đầu tăng một cách nhanh chóng khi nước này rơi vào tình trạng suy thoái từ sau vụ đỗ vỡ thị trường địa ốc một năm trước. Washington từ đó đến nay đã chấp thuận khoảng 168 tỉ đô chi phí để kích thích các hoạt động kinh tế và 700 tỉ đô để ngặn chặn việc sụp đổ của hệ thống kinh tế Mỹ. Đồng thời những kế hoạch cứu nguy kinh tế khác cũng đang được bàn thảo cho các cơ sở tài chính khác bao gồm các công ty như AIG và Fannie, Freddie Mac.
Tuy vậy các nhà kinh tế vẫn tiếp tục cho rằng tình hình không mấy khả quan. Nay Quốc Hội lẫn Tổng thống Hoa Kỳ đang xem xét có nên bỏ thêm 850 tỉ đô chi phí và giảm thuế đêtạo thêm công ăn việc làm hay không.
Quốc Hội không định tăng thuế hoặc cắt chi phi để bảo đảm chi phí cho các chương trình này vì các kinh tế gia cho rằng làm như vậy sẽ làm chậm tiến trình hoạt động kinh tế. Và do đó, chính phủ buộc phải mượn tiền từ những nguồn khác.
Một số phương thức mượn bao gồm việc Bộ Tài Chính phải cộng thêm 720 tỉ đô nợ quốc gia trong năm qua. Năm nay, con số này sẽ còn lớn hơn khi chi phí cứu nguy kinh tế cộng với gói kích cầu kinh tế cùng việc giảm thuế sẽ buộc chính phủ tăng nợ lên khỏang 2 ngàn tỉ đô.
Tổng số nợ hiện nay đang ở mức 10.7 ngàn tỉ đô, trong đó có khoảng 4.3 ngàn tỉ là mượn từ các cơ sở của chính phủ, bao gồm quỹ An Sinh Xã Hội. Vay mượn từ các nhà đầu tư tư nhân lên đến khoảng 6.4 ngàn tỉ, tức khoảng trên 40% tổng sản lượng quốc gia.
Các chuyên gia kinh tế người thì hậu thuẫn chương trình vay nợ, người thì không. Những ai hậu thuẫn đều cho rằng Mỹ tương đối nợ quốc tế ít hơn những nước như Nhật khi họ phải nợ đến khoảng 182% tổng sản lượng quốc gia hay Đức khi nợ của họ ở mức 65% tổng sản lượng. Và nếu Mỹ có tăng khoảng 2 ngàn tỉ đô thì nó chỉ đẩy nợ lên đến khoảng 53% trong tổng số kinh kế. Tỉ lệ lãi suất giảm cho thấy đa số những nước khác mong muốn tài trợ tài chính cho Bộ Tài Chính cho Mỹ vì sự an toàn của nó.
Tuy vậy vẫn còn một số người tỏ ra hoài nghi vì họ sợ sẽ đẩy một số cơ sở cho mượn của Mỹ buộc phải đa dạng hóa tiền mặt bằng những hàng hóa nội địa như là đầu tư vào kinh tế của chính họ. Và khi như cầu nợ Mỹ có bắt kịp với tốc độ của cung, thì người đầu tư vẫn muốn tăng tỉ lệ lãi suất, đẩy số nợ lên nhiều hơn nữa.