Cựu Bộ Trưởng CSVN: 10 Năm Không Lo, Nước Tới Chân Mới Nhảy, Hàng Làm Kém, Thua Quốc Tế, Máy Lạc Hậu, Năng Suất Yếu
“Sức cạnh tranh của hàng hóa vẫn kém,” đó là lời nhạn định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại CSVN Trương Đình Tuyển, được ghi trong bài phỏng vấn trên báo Lao Động, khi nói về tình hình cạnh tranh thời mở cửa.
Đặc biệt, ông Tuyển trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Lao Động rằng các viên chức chính phủ CSVN đã không chịu lo gì trong 10 năm qua, “tôi xin nói là có những cái 10 năm nay chúng ta vẫn chẳng chuẩn bị gì cả. Chẳng hạn, từ 1.1.2009 là mở cửa thị trường phân phối. Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ ký từ năm 1999, đã ghi rõ lộ trình mở cửa thị trường phân phối là 10 năm. Như vậy là chúng ta để "nước đến chân mới nhảy"...”
Sức ép qúôc tế mạnh hơn, gay gắt hơn. Báo Lao Động viết, “...Theo ông Tuyển, sau 2 năm gia nhập WTO, VN vẫn chưa tận dụng được hết những cơ hội và đẩy lùi thách thức, trong khi sức ép hội nhập ngày một ngặt nghèo hơn...”
Noí về sức tăng kinh tế của 2 năm 2007 và 2008, ông Trương Đình Tuyển nói:
“Năm 2007 và cả năm 2008, kim ngạch XK tăng mạnh (năm 2008, trong bối cảnh khó khăn của thị trường XK, kim ngạch XK vẫn tăng 29,5% so với năm 2007); đầu tư nước ngoài lập kỷ lục tăng gấp 3 lần so với mức thu hút đầu tư năm trước. Tuy nhiên, với đà sản xuất của chúng ta hiện nay, tôi cho là tăng trưởng sẽ đến một chừng mực giới hạn và chỉ có thể tăng trong ngắn hạn. Muốn tăng trưởng lâu dài, nhất thiết phải cơ cấu lại sản xuất, vì nhiều ngành sản xuất đang sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí trung gian cao.
Ngành dệt may cần tăng sức cạnh tranh hơn nữa.
Đặc biệt, năm 2008, trong tốc độ tăng trưởng XK có yếu tố tăng giá tác động rất lớn, phần gia tăng giá trị sản xuất không lớn. VN đang phải đối mặt với thách thức lớn về nhập siêu tăng lên. Năm 2007, tỉ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 29,1%, năm 2008 tỉ lệ này vẫn ở mức cao 27%. Nhập siêu tăng, chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng hoá kém. Kể cả những ngành hàng XK thế mạnh như dệt - may - đạt 9,1 tỉ USD kim ngạch XK - nhưng nếu lấy kim ngạch XK trừ đi NK thì giá trị cũng chỉ còn 0,3 tỉ USD. Tức là ta xuất 9 tỉ, nhưng ta nhập nguyên liệu tới 70-80%...”
Trả lời câu hỏi, “Muốn tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, theo ông, chúng ta phải làm gì"” ông Tuyển đáp:
“Đến nay, vẫn có người hoài nghi cho rằng, liệu chúng ta có vào WTO sớm quá không, vì nhiều việc chúng ta chưa chuẩn bị kịp. Nhưng tôi xin nói là có những cái 10 năm nay chúng ta vẫn chẳng chuẩn bị gì cả. Chẳng hạn, từ 1.1.2009 là mở cửa thị trường phân phối. Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ ký từ năm 1999, đã ghi rõ lộ trình mở cửa thị trường phân phối là 10 năm. Như vậy là chúng ta để "nước đến chân mới nhảy".
Theo tôi, cái này có cả lỗi của DN và lỗi của cơ quan quản lý. Để phát triển nhanh, bền vững, bản thân mỗi ngành hàng, DN phải chủ động xây dựng chiến lược đa dạng hoá thị trường, chuyển từ mô hình khép kín sang mô hình chuỗi giá trị, làm sao để hình thành các DN tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bài học lớn nhất của năm 2008, qua khó khăn, đã bộc lộ hết và đầy đủ, buộc ta không thể chủ quan, nhìn nhận tốc độ tăng trưởng bề nổi mà không thấy hết những bức xúc, yếu kém của nền kinh tế...”