Hôm nay,  

Một Lời Hứa, 40 Năm Sau...

24/12/200800:00:00(Xem: 10781)

Một Lời Hứa, 40 Năm Sau...

Lê Dương Đoàn
(Tặng các bạn cùng lớp Duy tân, đứa còn, đứa mất, đứa bên nầy, đứa bên kia.)
Trước Noel năm 68 (*) vài ngày, sau mấy đêm mờ người ở trường, vừa qua khỏi cổng cư xá đã thấy mấy đứa em họ lao nhao: ‘’Anh N. có điện tín từ Đàlạt- Mà ai tên Hoa dzậy" Dấu kỹ dữ hén! Forget-me-not hay ..thạch thảo đây" Hối lộ kỹ không tụi em mét Bác! ‘’- Mặc kệ mấy cái miệng tía lia, tôi giựt vội tờ giấy màu xanh chừng như đã chuyền tay nhiều lần. ‘’HEN GAP TAI DALAT TRUOC NOEL, HOA’’
Điện tín có ai bỏ dấu bao giờ"- Đúng là oan ông địa nhưng đành chịu- Ai mà cãi lại đám con nít mới qua, người lớn chưa tới !
Đám bạn cùng lớp, cùng quê Phanrang chúng tôi vẫn quen cái kiểu hẹn hò tửng tửng này. Nhắn tin hôm trước, hôm sau đã gõ cửa kéo nhau ra quán. Nhưng thường chỉ loanh quanh ở Sàigòn. Đứa đóng đồn miệt Bạc liêu, Rạch giá. Đứa hành quân liên miên ngoài Trung. Đứa làm phó quận tận Cheoreo Phú bổn. Đứa nửa cận vệ, nửa chúa trùm giang hồ, không ở nơi nào nhất định. Mỗi lần về được Sàigòn thường dùng căn phòng chút xíu của tôi như là cái hậu trạm thứ hai. Rủng rỉnh mấy tháng lương chưa có dịp xài hay chỉ còn đủ tiền vé xe đò về lại đơn vị đều giống nhau: ‘’Ở chơi với mày mấy bửa, biết đâu chẳng có ngày gặp lại"’’
Riêng D.T. Hòa, từ ngày pháo đội theo một trung đòan thuộc sư đoàn 23 về vùng Bảo lộc- Đàlạt, lại đổi chiêu: ‘’Tụi tao lính tráng khó khăn, mày học trò, đám dưới Phương lâm, đèo Chuối đâu thèm dắt vô rừng chi cho tốn cơm- Chịu khó lắc lư theo xe đò lên đây. Đàlạt lạnh, uống bia ngon hơn’’
Hòa đón tôi tại bến xe Minh trung cuối dốc Hoà bình. Không biết trời Đàlạt lạnh hơn mọi năm hay thằng bạn ít nói này vẫn chưa quên cái tính tới đâu hay tới đó của tôi nên chưa xuống xe đã thấy Hòa cầm sẳn cái jacket nhà binh 4 túi, chắc là vơ đại của ai đó trong đơn vị.
Sau vài vòng khu Hòa bình cho dãn chân sau hơn nủa ngày bó gối, ghé qua phòng ngủ của ông Tàu gìa đường Tăng bạt Hổ tẩy nhanh mớ bụi đường, Hòa đưa tôi đến quán thịt rừng quen thuộc cuối đường Phan đình Phùng.
Trông Hòa có vẻ buồn.
- Tao sắp biệt phái lên Tây nguyên. Kỳ này chắc lâu mới gặp lại mày, nếu trời thương còn có dịp. Cảm ơn mày đã lên để tao đỡ nặng lòng
- Dẹp cái khách sáo qua một bên- Tao cũng đóan là có chuyện nên mày mới xài đến điện tín, chứ không nhắn lơ xe đò như mọi khi. May mà đường xá xuông xẽ nên tao lên trước Noel đúng hẹn. Có gì cứ nói, nếu cần, ngày mai tao sẽ đi gặp bà xã mày.
- Thôi uống đi. Chuyện này không dính tới bà ấy. Chút nửa mày đi với tao.
Bên mấy chai bia, câu chuyện trở lại những đề tài củ. Chuyện hồi xưa, chuyện bây giờ, đủ thứ chuyện trên đời- ngọai trừ chuyện tương lai. Hình như lúc đó- trừ con cháu ông tướng hay gia đình nào đủ tiền làm vui lòng bà tướng- tưong lai đối với đám thanh niên gốc tỉnh lẻ tụi tôi như là một cái gì thật xa xỉ. Đứa đã vào lính thì tiếp tục sống với súng đạn. Đứa chưa vào thì đoạn đường Sàigòn-Thủ đức cũng chẳng mấy xa!
Khi hai thằng ra khỏi quán, trời chưa khuya nhưng Đàlạt như đã ngủ từ lâu. Đường vắng xe, quán xá thưa khách. Sau Tết Mậu thân, hình như không còn nơi nào của miền Nam có thể yên tâm với sinh hoạt bình thường trong những dịp lễ lớn, ngay cả Đàlạt.
Chưa leo hết dốc Duy tân, Hòa đã kéo tôi quẹo trái. Đi đâu cũng được, miễn vui lòng thằng bạn khổ một đời này. Tôi không rành khu phố cũ này lắm, chỉ biết khi Hòa dừng lại thì mùi thơm bánh xèo đã át đi cái lạnh.
- Mày đứng đây với tao. Có mày tao mới nói được.
- Mà nhà ai đây" Ân tình hay ân oán"
- Nhà M.
- M. nào" Nhà quê như mày mà cũng có bồ Đàlạt sao"
- Ng. thị M. Gần nhà mày, trên đường xuống chợ. Biết vậy đủ rồi. Chờ tao gõ cửa.
- M. ’’Vòng tay học trò’’" Tao có biết bà ấy ra trường rồi ở lại lập gia đình trên này. Chuyện tình nghe đâu cũng lãng mạn, ly kỳ, đáng nể lắm. Mà dính líu gì tới mày" Khoan gõ cửa, nói cho tao biết đã - không tao về chổ ông già Tàu ngủ.
- Con nít như mày không biết cũng phải. Tao thương M. từ hồi đệ tứ
- Trời ! Đêm hôm đòi gõ cửa nhà người ta đòi nói chuyện yêu đương chục năm về trước- Bộ ỷ lính muốn làm gì thì làm sao ông nội" Lỡ bà già chồng nghe được làm sao người ta sống" Mà sao tao không biết chuyện này"
- M. không biết, làm sao mày biết được- đồ ngu"
- ! ! !
Tới nước này thiệt hết thuốc chửa. Ngồi xe đò từ Sàigòn lên Đàlạt để làm chứng cái chuyện tình một chiều này chắc thế gian chỉ có mình tôi !- Thằng này hiền nhưng cộc, không câu giờ chắc không xong.
- Còn sớm, qua bên kia đường ăn vài cái bánh xèo cho ấm bụng rồi tao đi gõ cửa cho. Tao đã không đẹp trai lại ốm yếu, khù khờ, chắc gia đình chồng bà ấy không nghĩ bậy đâu.
Vừa kéo vừa năn nỉ, cuối cùng tôi cũng đưa được thằng đệ tử ruột của Thôi Hộ, yêu thầm nhớ trộm, ’’ Hoa đào còn đó, người xưa đâu rồi’’, này tới một quán bánh xèo bắt đầu vắng khách.
- Mày nhớ năm đệ tứ, bác kêu tao về ở với mày cho đến khi thi xong Trung hoc không"
- Nhớ. Đâu 3-4 tháng gì đó. Mà nhà tao trong hẻm, nhà M ngoài mặt đường, đâu phải chỉ ngăn mỗi hàng dậu thưa mà thương với nhớ"
- Tao không biết. Bao nhiêu năm tao vẫn không quên hình bóng của M ngồi học sau khung cửa kính mỗi đêm. Cứ ngồi trên bờ tường thấp bên kia đường nhìn qua, chỉ vậy thôi. Tao mồ côi, không có nhà để có thể dùng được chữ nhà nghèo. Khi bị gia đình dì tao đuổi, nếu bà già mày không thương làm gì tao có được hôm nay" Thân phận tao mày biết rồi. Nhà M kín cổng cao tường, tao lại không biết ôm gốc trầu làm thơ như tụi Võ tấn Khanh, Tô đình Sự, đành thương thầm chớ biết sao hơn" Cứ tưởng thời gian sẽ giúp tao quên được, nhưng vô ích. Đã bao nhiêu lần ngồi trên xe trước cổng trường chờ M dạy xong- biết vậy là không phải với bà xã nhưng không làm khác được- Đành kêu mày lên đây. Có mày chắc tao sẽ nói. Một lần rồi thôi.


- Uả . . . . Con gái đầu của mày tên Aí M. Dư âm của chuyện . . .‘’Tình anh bán chiếu’’ này sao"
- Mày thông minh hơn tao nghĩ. Thôi qua gõ cửa đi.
Ước gì giờ giới nghiêm đến cho nhanh hay Quân cảnh Đàlạt bất chợt tới giải tán khu này.
- Nói tao thông minh cũng mày, mà ngu cũng mày. Vậy cuối năm lớp nhứt, thằng nhỏ nào bưng phần thưởng nặng quá bị té sấp trong rạp hát Thanh bình"
- Sao mày không nói thêm mày là học lớp nhứt A trường Nam, phần thưởng do ông tỉnh trưởng phát nên nhà trường dồn hết vô mày cho xôm. Tội nghiệp thằng Chương đen, năm đó cũng đứng nhứt nhưng là lớp nhứt D của thầy Mạnh, phần thưởng do nhân hào thân sỉ phát nên chỉ lèo tèo mấy cuốn sách. Nhưng rồi mấy năm trung học, có khi nào mày đứng cao hơn nó đâu"
- Mày nói phải. Trong lớp, tao thua Văn kỳ Chương. Thua luôn Đoàn kỳ Đồng. Ước gì tao còn cha như tụi nó để kèm tao học Pháp văn, cột chưn tao lại để tao bớt chạy rông. Nhưng nếu tính cả chuyện qua bên kia sông bắn gà, lên chùa trộm nhản, cho mấy chị hai ngồi bàn trước cóp-bi toán, . . .  thì hai thằng đó thua tao xa lắc.
- Còn chuyện ngày Tết cột pháo vô đuôi chó hàng xóm để nó chạy mất tiêu, ai làm"
- . . . . .
- Hoà, mày lấy tên người xưa đặt cho con gái còn ghép thêm chữ  Aí, bà xã biết không"
- Tao thương M. một mình chứ có bồ bịch, lăng nhăng, bỏ bê vợ con gì đâu mà phải dấu" Mà bà ấy biết lâu rồi. Cũng có khóc nhưng lính tráng tụi tao đi hành quân liên miên, sống chết biết đâu chừng. Thấy chồng về nguyên vẹn là mừng. Mà về nhà mấy ngày rồi lại mang balô đi tiếp, thì giờ đâu mà ghen, chừng nào có vợ thì mày biết. Mà thôi đi thằng láu cá. Bộ mày tưởng tao không biết mày câu giờ sao"
Kiểu này chắc chỉ còn nước dỗ ngọt ông trời con này thôi.
- Hòa, gõ cửa thì dễ ợt, mày biết tánh điếc không sợ súng của tao rồi mà, nhưng nghe tao một chút: Nói xong, mày đi Kontum, Pleiku; tao vè Sàigòn, ai ở lại chịu trận đây" M. làm dâu nhà chồng, lỡ bị hiểu lầm xưa kia có tình ý với mày thì sao" Mày lon lá tùm lum, xe jeep hai ba cái cần câu; chồng người ta cấp bậc còn thấp hơn tài xế mày hồi chiều (**). Nghĩ lại đi ông nội. Hay qua café Tùng ngồi rồi tao sẽ gặp M. nói thế cho mày sau. Tao hứa, mày tin tao đi.
Bà chủ quán lẫn cô phụ việc tuy loay hoay với công việc nhưng chắc chẳng bỏ sót câu nào của hai người khách lạ đời. Có lẽ động lòng trước chuyện tình qúa chân thật cuả Hòa và chắc cũng thương cho cái thế chẳng đặng đừng của tôi nên bà chủ quán lên tiếng với giọng Huế nhẹ đặc biệt của dân Đàlạt:
- Trung úy, cho phép tôi xin lỗi đã vô tình nghe lóm chuyện của Tr. úy nảy giờ. Tôi cũng có con đi lính và buôn bán ở đây khá lâu nên có biết cô giáo của Tr. Úy. Cô ấy hiền lắm, khu này ai cũng thương. Phải chi hồi trẻ được ai thương như vậy chắc tôi nhớ hoài. Cô giáo có phước thiệt, nhưng mà Tr. Úy nghe tôi đi- Bạn của Tr. Úy nói phải đó. Lỡ có hiểu lầm gì thì tội nghiệp cô giáo mà Tr. úy. Thôi Tr. úy đi uống café với bạn đi. Chúc Tr. úy mọi sự may mắn.
- Nghe bác nói chưa Hòa. Thôi đứng dậy đi. Có bao giờ tao thất hứa với mày đâu.
. . . . . . . . .
Hai năm sau đó, tôi vào lính. Hòa chuyển về sư đòan 2. Có một lần khoảng 73-74, tôi không nhớ rõ, Hòa có ghé đơn vị thăm tôi ở Nhatrang. Hai đứa kéo nhau ra biển. Nhatrang cũng là nơi chúng tôi có nhiều chuyện để nhớ. Tôi học Võ tánh mấy năm cuối trung học cùng lúc Hòa vừa dạy kèm, vừa làm bồi bàn ở nhà hàng Fregate, vừa học tư trường Kim Yến. Cha tôi mất sớm, mẹ tôi tần tảo nuôi con ăn học, tôi đã từng ước có thật nhiều tiền để mua hết sách đem về học và từ những năm tiểu học, tôi có rất nhiều bạn nghèo, thiếu thốn hơn tôi, nhưng Hòa là người nghèo nhất, nghèo cả sự có mặt của cha mẹ trên đời.
Cũng như lần gặp 4-5 năm trước, hai đứa chia nhau mấy chai bia, nhắc lại chuyện xưa, chuyện bây giờ, nhưng không biết tại sao, cả hai đều không nhắc đến M., đến lời hứa của đêm Đàlạt dù rằng qua ánh mắt mệt mỏi của Hòa tôi vẫn thấy sáng lên cái gì đó, nửa buồn, nửa mong đợi, khi nhắc đến bạn bè Duy tân đứa còn, đứa mất, nhắc đến Phanrang, đến con đường từ chợ về.
Rồi miền Nam sụp đổ. Chiến cuộc tàn thì những ngày cơ cực của trại cải tạo lại đến. Khi tôi từ trại Phước long về lại quê thì được biết Hòa đã không còn nửa từ trại Hàm trí, Phanthiết. Đời Hòa lúc nào cũng hưởng phần thua thiệt nhất.
Người xưa có nói đến tuổi 60 là lúc ‘’nhi nhĩ thuận’’, phán đoán được chuyện đúng sai trong thiên hạ, hiểu thấu mọi lý lẽ trên đời nhưng với tôi có lẽ không đúng khi phải làm sao với câu chuyện đêm Đàlạt năm xưa.
Hòa đã ra người thiên cổ từ lâu nhưng lời hứa 40 năm vẫn vậy. Không biết  M. bây giờ ra sao" Nếu đọc được những dòng này, hy vọng cô bạn học hiền lành năm xưa thắp cho câu chuyện tình học trò vừa dễ thương vừa tội nghiệp và người bạn học xấu số một nén hương nhỏ.
Lê Dương Đoàn
12-08
*-  Có thể là năm 69, không nhớ được chính xác
**- Đàlạt có nhiều quân trường, dinh thự. Nhiều binh sĩ và hạ sĩ quan phục vụ những nơi này xuất thân từ những gia đĩnh có điễu kiện khá hơn bình thường. Người viết chỉ nêu lên sự kiện, không có ý kiến phê phán.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.