Hôm nay,  

Tâm Sự Một Giáo Sư Da Đen Trước Sự Thắng Bại Của Thượng Nghị Sĩ Barack Obama

30/09/200800:00:00(Xem: 15496)
Lời giới thiệu: Sau đây là tâm sự của một giáo sư da đen, ông Randall Kennedy (1) trước sự tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Barack Obama. Phỏng dịch bài báo: “A Big ‘What If’” đăng tải trên tờ The Washington Post National Weekly Edition số Sept. 22-28, 2008.

Tôi là một người da đen sinh năm 1954 tại bang South Carolina, năm xẩy ra vụ án Brown versus Board of Education (2). Sợ hãi không khí kỳ thị bởi các luật lệ Jim Crow bố mẹ tôi dọn về Hoa Thịnh Đốn vào cuối thập niên đó, khi tôi vừa 5 hay 6 tuổi.

Trong gia đình tôi chuyện kỳ thị đen trắng và phản ứng chống đối của người da đen được nói đến hằng ngày. Cha tôi thuật lại cho chúng tôi nghe luật sư  Thurgood Marshall đã cãi trước tòa như thế nào trong vụ kiện Rice versus Elmore để hủy bỏ luật chỉ cho phép cử tri da trắng đi bầu trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại South Carolina.

Hôm đại hội Dân chủ (cuối tháng 8/2008) khi thấy Thượng nghị sĩ Barack Obama nhận sự đề cử của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ tôi không cầm được nước mắt khi nhớ lại chỉ mấy chục năm trước đây tôi đã đến một nhà quàn tại D.C. để tiễn đưa lần cuối ông Medgar Evers, chủ tịch chi nhánh NAACP (National Association for the Advancement of Colored People) bị một kẻ da trắng quá khích giết.

Chưa có một cuộc tranh cử nào làm tôi quan tâm và xúc động như cuộc tranh cử này. Chưa từng có một ứng cử viên nào đủ can đảm vượt qua bao nhiêu rào cản không cho người thiểu số, trong đó có người da đen, giành chức vụ tổng thống Hoa Kỳ, được hiểu ngầm chỉ dành cho một người Mỹ da trắng. Với sự thông minh, dũng cảm, hoạt bát Thượng nghị sĩ Obama đã lớn tiếng truyền rao thông điệp: một người da đen có thể trở thành tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tôi phấn khởi ủng hộ Thượng nghị sĩ Obama, và trước khí thế như nước dâng tôi hồi hộp chờ ngày ông thắng cử. Tuy nhiên tôi đang cùng với sinh viên của tôi tìm hiểu cuộc bầu cử này nên tôi có cơ hội nhìn vào những khía cạnh tế nhị của vấn đề, và do đó tôi biết sự thắng cử của Thượng nghị sĩ Obama không phải là một chuyện đương nhiên như nhiều người tưởng. Mặc dù đảng Cộng hòa cầm quyền đã 8 năm, uy tín tổng thống Bush đang xuống rất thấp, Thượng nghị sĩ Obama vẫn có thể thất cử.

Nếu việc đó xẩy ra thì sao " Tôi sẽ nghĩ thế nào " Những người da đen khác sẽ nghĩ như thế nào "

 Nghĩ như thế nào còn tùy vào cách nhìn của mỗi người vào những yếu tố làm cho Thượng nghị sĩ Obama thất cử. Năm 1960 Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, một người Mỹ theo đạo Công giáo La Mã ra tranh cử tổng thống và yếu tố tôn giáo là điều làm ông luôn luôn suy nghĩ. Trong một cuộc nói chuyện vận động phiếu của người Tin Lành tại Texas, Thượng nghị sĩ Kennedy nói: “Nếu tôi thất cử vì vấn đề lập trường tôi sẽ trở về nhiệm vụ của một Thượng nghị sĩ và tin rằng dân chúng Hoa Kỳ đã công bình với tôi. Tuy nhiên nếu tôi thất cử chỉ vì tôi là người theo đạo Công giáo La Mã thì tôi nghĩ quần  chúng đã tước mất quyền có thể làm tổng thống của 40 triệu người Công giáo tại Hoa Kỳ khi họ mới sinh ra. Như vậy quốc gia chúng ta sẽ là kẻ thua thiệt … trước lịch sử và trước mắt của người dân.”

Nếu Thượng nghị sĩ Obama thất cử thì làm sao để biết ông ta thất cử vì lập trường hay vì ông ta là một người da đen" Sự việc sẽ tùy theo mầu sắc của cuộc tranh cử trong vài ba tuần lễ cuối cùng, và tùy theo sự phân tích phiếu bầu. Giả sử xem khối cử tri thường bầu cho ứng cử viên Dân chủ lần này có chạy trốn Thượng nghị sĩ Obama và dồn phiếu cho ông John McCain không.

Tôi nghĩ rằng nếu Thượng nghị sĩ Obama thất cử đa số người da đen sẽ cho rằng ông ta bị kỳ thị. Và họ sẽ tin như đinh đóng cột rằng nếu hai ứng của viên thay đổi mầu da – John McCain đen, Barack Obama trắng – thì Obama đã đắc cử dễ dàng.

Suy nghĩ này sẽ làm cho người da đen thất vọng và nổi giận. Nhớ lại trong những ngày đầu tranh cử, thăm dò dư luận cho thấy cử tri da đen ủng hộ bà Hillary Clinton hơn. Vì sao " Vì cử tri người da đen không nghĩ ông Obama có hy vọng gì. Nhưng rồi ông ta thắng ở Iowa, và xuýt thắng tại New Hampshire đã thắp lên niềm hy vọng ông ta có thể thắng, và cử tri người da đen đã nhiệt tình ủng hộ ông.

Tuần lễ Thượng nghị sĩ Obama được chính thức đề cử cũng trùng với tuần lễ cách đây 45 năm mục sư Martin Luther King Jr. đọc bài diễn văn “Tôi có một ước mơ – I have a dream”. Ông Obama trở thành nguồn hy vọng nghìn năm một thuở của người Mỹ da đen. Một sinh viên trong lớp của tôi viết: “Bỗng chốc, có một người da đen mang đến một niềm hy vọng độc đáo có lẽ cho cả thế hệ của tôi, mà cha mẹ và ông bà nội ngoại tôi không bao giờ mơ ước có thể có được. Tôi đặt hết tin tưởng vào Thượng nghị sĩ Obama.” Bạn hãy tượng tượng người sinh viên này sẽ thất vọng như thế nào nếu Thượng nghị sĩ Obama thất bại"

Lẽ dĩ nhiên cũng có những người da đen nghĩ khác. Như nhà bình luận bảo thủ Thomas Sowell hay Ken Balckwell, nguyên bộ trưởng ngoại giao bang Ohio chắc hẵn muốn thấy ông Obama đắc cử vì khác biệt chính kiến. Cũng có nhiều người da đen bên cánh tả không thích ông Obama. Giáo sư Adolph Reed tại đại học Pennsylvania từng kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho ông Obama (và John McCain) vì cả hai đều thuộc thành phần bảo thủ trong cánh tả không khác gì ông Bill Clinton. Một thành phần không nhỏ sợ rằng ông Obama thắng làm cho mọi người nghĩ rằng không cần phải làm gì nữa để cải tiến quan hệ chủng tộc trong xã hội Hoa Kỳ. Còn nữa, một thành phần cho rằng Thượng nghị sĩ Obama chọn con đường chính trị trung tả chưa dứt khoát chọn chính sách đối lập hoàn toàn với đường lối bảo thủ của liên danh Cộng hòa, nên họ cũng không thương tiếc gì nếu ông Obama thất cử.

Ngoài ra cần phải nói rằng một số người da đen sẽ bình thản nếu ông Obama thất bại vì họ cho rằng ông Obama thắng cũng không làm cho đời sống khó khăn của họ thay đổi gì. Một số khác không muốn đặt nhiều hy vọng vào ông Obama vì sợ thất vọng khi ông thất cử. Mẹ tôi sẽ buồn nếu ông Obama thất cử nhưng Mẹ tôi sẽ không vì thế mà thất vọng. Mẹ tôi thường nói: “Người da trắng sẽ có trăm phương nghìn kế để làm cho ông Obama không thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ”. Quý vị đừng quên Mẹ tôi đã nuôi dưỡng thành công ba anh em chúng tôi trong xã hội kỳ thị Hoa Kỳ. Cả ba đều tốt nghiệp tại đại học Princeton, trở thành luật sư và một người là chánh án của tòa án liên bang. Mẹ tôi tuy từng bị kỳ thị nhưng cũng từng thấy các rào cản của người da đen dần dần được cất bỏ. Nhưng không vì thế bà để cho hiện tượng Obama làm cho bà mơ tưởng hảo huyền.

Nếu ông Obama thất cử tôi sẽ cảm thấy bị tổn thương và vô cùng thất vọng. Tôi sẽ kết luận rằng cơ may nghìn năm một thuở đã vuột khỏi tầm tay. Tôi  sẽ cho rằng cử tri người Mỹ đã phạm một sai lầm to lớn vì còn tinh thần kỳ thị, một thứ kỳ thị lảng đảng không dữ tợn và bạo hành như biểu hiện kỳ thị của nửa thế kỷ trước, nhưng vẫn còn khả năng cản không cho họ vượt qua cái rào cản tâm lý cần thiết.

Nếu Thượng nghị sĩ Obama thất cử, trong thời gian đầu tôi sẽ hoảng hốt cảm thấy mình bị ruồng bỏ, tức giận và chán chường vì thế tất thắng của cuộc tranh cử rõ ràng ở trong tay của đảng Dân chủ, một cuộc tranh cử đảng Cộng hòa không thể thắng và vì Thượng nghị sĩ  Obama chứng tỏ có khả năng trội hơn Thượng nghị sĩ McCain.

Tuy nhiên tôi cũng hy vọng rằng nổi buồn phiền của tôi không kéo dài lâu khi nghĩ đến những gì đã xẩy ra cũng đã là những diễn biến thuận lợi cho cuộc tranh đấu của người da đen: một đảng chính trị lớn đã đề cử một ứng cử viên da đen ra tranh cử chức vụ cao nhất nước Mỹ, và người ứng cử viên đó đã tỏ ra xứng đáng, thu phục được cảm tình của hằng triệu người Mỹ thuộc mọi chủng tôc.

Tôi hy vọng tôi sẽ chia sẽ sự lạc quan của hai người học trò của tôi. Một người viết: “Ông Obama thất cử dù là một việc đau lòng cũng là một báo hiệu bánh xe đã chuyển … sự thay đổi đã lên đường”. Người sinh viên thứ hai viết: “Để có sự thay đổi chúng ta phải tin vào sự thay đổi trước khi nó tới dù đang đối diện với sự thất bại.”

Cho nên nếu Thượng nghị sĩ Obama không thành công vào tháng 11 này, ông ta cũng đã hiến cho nhân dân Mỹ - kể cả những người thất vọng nhất - một món quà mang lại sự an tâm và sự tự hào. Ông Obama đã đạt đến đỉnh cao và chứng tỏ có thể đứng tại đó … nếu lần này không phải là ông thì lần khác sẽ là một người da đen nào đó.

Trần Bình Nam (phỏng dịch)

Sept. 29, 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1)  Randall Kennedy là giáo sư luật học tại đại học Harvard.

(2)  Vụ án do Oliver L. Brown kiện Hội đồng giáo dục Topeka, bang Kansas vi phạm Hiến Pháp vì phân biệt chủng tộc tại trường học. Oliver Brown thắng vụ kiện, và sự kiện này làm căn bản cho cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền của người da đen sau này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.