Anh Lập trong buổi giới thiệu sách Việt Nam | Nhà văn Nguyễn Đức Lập và nhà báo Du Miên |
Trong lịch sử nhân loại, thường muốn tiêu hủy một nền văn minh của một dân tộc thì cứ việc đốt hết sách của dân tộc đó. Nhà Minh của Trung Hoa đã từng làm điều này trong nỗ lực đồng hóa dân tộc Việt vào thế kỷ 14, nhưng đã thất bại. Ngược lại, để nghiên cứu lịch sử , văn hóa của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, một trong những cách hữu hiệu nhất là vào thư viện quốc gia, nơi lưu trữ tài liệu đầy đủ nhất.
Còn nền văn hóa của người Việt lưu vong thì sao" Do lịch sử chia cắt, nội chiến, rồi ly hương, người Việt ở hải ngọai khi bỏ nước ra đi phải mang theo một hành trang văn hóa không được chấp nhận bởi chính quyền cộng sản ở trong nước Việt Nam. Việc bảo tồn nền văn hóa đó tất nhiên là khó khăn hơn khi nó được nuôi dưỡng tại quê nhà. Người Việt ở Mỹ, đặc biệt là ở Cali, là những người đi đầu trong việc thực hiện công việc đầy ý nghĩa này. Đã có nhiều tấm lòng, nhiều bàn tay góp lại để thực hiện các dự án bảo tồn văn hóa Người Việt Hải Ngọai, trong đó có Thư Viện Việt Nam. Nhân dịp 9 năm thành lập thư viện, tôi đã gặp nhà văn Nguyễn Đức Lập, Đồng Sáng Lập Viên, để biết thêm về các họat động hiện tại của thư viện…
Anh Lập vượt biên sang Mỹ năm 80. Anh mang chứng bệnh hở van tim bẩm sinh từ bé. Có bác sĩ đã từng tiên đóan anh chỉ thọ không quá 30 mươi tuổi. Vậy mà anh đã làm đủ cách để cải số trời, và đến hôm nay đã có trên 60 tuổi đời năng động. Sang Mỹ, anh chọn nghiệp viết văn để làm sinh kế.
Thư Viện Việt Nam được thành lập vào năm 1999 bởi 5 sáng lập viên là anh Lập, nhà báo Du Miên, nha sĩ Võ Trọng Di, cố nhạc sỹ Trầm Tử Thiên (đã mất) và giáo sư Trần Lam Giang. Trụ sở đầu tiên là ở góc đường First-Euclid, cách đây 5 năm mới được dời về địa điểm ngày hôm nay (góc Euclid & Westminster ). Mục đích của thư viện là gìn giữ gia tài văn hóa của người Việt hải ngọai. Tôn chỉ của thư viện là chỉ lưu trữ sách xuất bản tại hải ngọai, hoặc tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Ở đây còn trưng bày rất nhiều hiện vật của nền văn hóa Việt Nam, giống như hình thức của bảo tàng viện vậy. Ta sẽ tìm thấy ở đây những bộ đồng tiền cổ, bộ sưu tập tem Việt Nam Cộng Hòa, những bộ tách trà ba trăm tuổi… Phải nói rằng đây là một công trình chung của cộng đồng người Việt Cali mình, mà công sức nhiều nhất thuộc về các anh em trong đòan thể hướng đạo Việt Nam (các anh Lập, Du Miên, Võ Trọng Di đều từng là huynh trưởng hướng đạo). Đầu tiên, các sáng lập viên cùng thân hữu hô hào hễ ai có sách quí, kỷvật trưng bày thì đem ra thư viện. Anh Lập còn đi đến các nhà sách, các nhà xuất bản để xin sách. Kế tiếp là công việc trưng bày. Tòan bộ các kệ sách của thư viện là do các đòan thể hướng đạo đóng tặng. Rồi đến khâu kinh phí họat động. Trong những ngày đầu tiên, thư viện có chừng 50 nhà bảo trợ thường xuyên, đồng ý đóng góp $300/năm để trang trải cho các chi phí. Ngòai ra còn có cả trăm nhà tài trợ không thường xuyên nữa.
Với sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng như vậy, trong những năm đầu tiên Thư Viện Việt Nam đã hình thành và có những bước phát triển nhất định. Số lượng đầu sách từ ngày khai trương là 2,000 đến nay đã tăng lên đến khỏang 50,000. Khỏang 80% số lượng sách được xuất bản ở hải ngọai có mặt tại thư viện, cùng chừng 3,000 đầu sách xuất bản tại Việt Nam trước 1975. Sách bao gồm trên 20 chủng lọai sách như tiểu thuyết, lịch sử, tôn giáo, thiếu nhi …Một trong những họat động rất có ý nghĩa của Thư Viện Việt Nam là nghiên cứu và phát hành sách thuộc đề tài văn hóa Việt Nam. Đó là những cuốn sách Cổ Tích Việt Nam, Bách Việt Tiên hiền Chí, và mới đây nhất là Việt Nam-Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông.
Thế nhưng, anh Lập cho biết sự phát triển họat động trong những năm gần đây của thư viện có phần chững lại. Hiện nay, lượng người trung bình đến thư viện đọc sách chỉ vào khỏang 20-30 người. Một trong những nguyên nhân có thể là do thư viện không đủ người quản lý để có thể cho mượn sách đem về nhà. Người đọc phải xem sách tại chỗ, khá bất tiện. Một vấn đề nữa là đa phần trong số khách đến thư viện đều là người lớn tuổi. Họ đến để đọc sách, tìm tài liệu để viết. Giới trẻ đến đây rất ít.Vì các em không có thì giờ, hay bởi vì thư viện không có gì hấp dẫn đối với các em" Vấn đề lớn nhất mà thư viện phải đối mặt là kinh phí họat động. Theo anh Lập, chi phí cho thư viện hàng năm vào khỏang $35,000 , chủ yếu là để trả tiền thuê địa điểm và lương cho 02 nhân viên thường trực. Con số 50 mạnh thường quân thường xuyên kể từ ngày thành lập không tăng mà lại giảm đi, do một số vị qua đời vì tuổi tác, hoặc hòan cảnh kinh tế khó khăn hơn nên không thể tiếp tục tài trợ. Thư viện phải trông cậy nhiều các nhà bảo trợ không thường xuyên, thường là bạn bè, các công ty, cửa hàng kinh doanh. Do nguồn trợ giúp này không ổn định, cho nên việc chi trả các kinh phí họat động hàng tháng trở thành một bài tóan hóc búa thường xuyên cho anh Du Miên, người phụ trách tài chính. Anh Du Miên cho biết có lúc phải lấy thu nhập cá nhân từ nghề làm báo của mình đắp qua cho thư viện! Khi tôi hỏi tại sao các anh không nghĩ đến nguồn tài trợ văn hóa từ chính phủ Mỹ, anh Lập bảo rằng anh biết là thư viện có thể xin được fund, nhưng mình sẽ phải tuân theo một số điều kiện của họ. Thí dụ như có thể không được sử dụng cờ Vàng. Hoặc phải để thêm sách in từ Việt Nam sau 1975, điều này thường thấy ở các thư viện Mỹ. Những điều này đi ngược lại với tôn chỉ họat động của thư viện. Do đó, dù biết là khó khăn, nhưng anh đành chịu không muốn nhận tiền từ chính phủ Mỹ!
Định hướng trong tương lai để duy trì, phát triển họat động thư viện" Anh Lập cho biết việc đầu tiên mà thư viện có thể tự làm được là thử nghiệm cho mượn sách đem về nhà đối với những cuốn sách thư viện có nhiều ấn bản. Còn lại là những dự tính chưa có câu trả lời rõ ràng. Làm sao để có thêm nhiều nguồn tài trợ thường xuyên hơn" Có thể thư viện sẽ phải tự nâng cấp, có thêm những họat động để lôi kéo được nhiều độc giả, đặc biệt là giới trẻ đến với mình hơn" Cũng có thể thư viện sẽ có những họat động để có thu nhập, tự trang trải một phần chi phí" Những câu hỏi này chắc không chỉ của mình anh Lập, mà là của tất cả những người đã từng góp công sức vào việc thành lập thư viện, những người muốn Thư Viện Việt Nam có một vai trò lớn hơn trong cộng đồng người Việt hải ngoại…
Đòan Hưng