Trọng tâm của Hội Đồng Giám Mục GHCGVN hiện nay là gì" Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt -- người đã tổ chức những cuộc “cầu nguyện tập thể” trứơc Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội nhiều tháng qua -- cho biết khi ngài tới thăm Đức Quốc rằng trọng tâm là: Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt.''
Bản tin của VietCatholic News hôm 25/05/2008 kể, trích đoạn như sau:
“HERNE, Đức quốc -- Cộng đồng CGVN tại Đức quốc được tin Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong chuyến sang Roma, Thụy Sỹ, và trên đường sang Gia Nã Đại tham dự Đại Hội Thánh Thể có dừng chân ghé thăm thầy cũ là cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Quý tại Kerne và dâng thánh lễ tại đây, nên rất đông đảo bà con từ khắp nơi đã không hẹn mà cùng tới tham dự thánh lễ và gặp nhau tại nhà thờ St. Bonifatius, Herne vào lúc 15g00, ngày 24.5.2008.
Thánh lễ do Đức TGM Giuse chủ tế, và cùng đồng tế với Ngài có các quý cha: Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý, cha quản lý giáo phận Hà Nội Nguyễn Xuân Thuỷ, Cha Đa Minh Nguyễn Ngọc Long – tuyên úy giáo phận Kưln & Aachen, cha Giuse Huỳnh Công Hạnh – tuyên úy giáo phận Mnster & Osnabrck, cha Bùi Trần Thuấn và cha Đinh xuân Minh; (riêng cha tuyên úy F.x. Nguyễn Ngọc Thuỷ vì phải lo công tác mục vụ tại giáo xứ Đức nên chỉ đến sau trong giờ cơm chiều).
Trước thánh lễ với hồi chiêng trống uy nghiêm và trang trọng, trên 300 giáo dân tham dự đã cùng với đoàn đồng tế đọc kinh cầu nguyện cho Trung Quốc đúng ngày Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chủ xướng mỗi năm một lần kể từ ngày 24.5 năm nay. Sau đó đội thiếu nhi dâng nến trong tiếng hoà ca Kinh Hoà Bình thật thiết tha của cộng đoàn dân Chúa hiệp thông cầu nguyện cho hoà bình và công lý tại Việt Nam và thế giới. Tiếp đến là phần chào mừng Đức TTGM Giuse của Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức, Đại Diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng Thánh Micae Paderborn và Essen, Đại Diện Ban Chấp Hành Liên Giáo Phận Mnster & Osnabrck.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng đã gợi nhớ cho người tham dự hai biến cố trong đời người Việt tị nạn hôm nay: biến cố 1954 và biến cố 1975; rồi Ngài tiếp: trong mất mát, trong đau khổ của lúc ban đầu; để rồi sau đó trong chiều dài của cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình, phải chăng đó là một hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta, mà rồi dần dà mỗi người đều nhận ra.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đặc biệt nhấn mạnh đến sự chao đảo của con người trước những trào lưu tư tưởng của thế giới hôm nay; và từ trạng thái bất an như con thuyền trên sóng gió, đức tin của chính chúng ta hôm nay cũng dường như đang bị lung lay. Để rồi chính chúng ta quay lại trách móc Chúa, phê phán Giáo Hội chỉ vì trong nhất thời không nhận ra được chiều dài lịch sử của Ơn Cứu Độ; nhưng trái lại luôn luôn đòi hỏi Thiên Chúa, Giáo Hội và kẻ khác phải đáp ứng mọi nhu cầu nguyện vọng của chúng ta trong mỗi phút giây. Ngài tiếp: Hãy lấy gương Mẹ Maria, Mẹ luôn luôn âm thầm ghi nhận mọi biến cố trong cuộc đời để rồi suy niệm trong lòng, cùng phó thác trong tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa.
Sau thánh lễ Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã dành cho mọi người 25 phút chia sẻ và kể chuyện “Toà Khâm Sứ“. Sau khi kể chuyện, Ngài chia sẻ: “Từ sự kiện này chúng ta rút ra được ba điểm quan trọng: Thứ nhất là sự hiệp thông: hiệp thông mọi thành phần trong giáo phận Hà Nội, hiệp thông trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và hiệp thông mọi thành phần dân Chúa trong cũng như ngoài nước. Thứ hai là hiệu quả của truyền thông: không những qua truyền thông mọi người trong cuộc đều biết đến, nhưng xa và rộng hơn cả thế giới đều biết, cụ thể là tại Singapor và Roma trong chuyến đi này Ngài được các Tổng Giám Mục và Giám Mục sở tại có lưu tâm và hỏi thăm về "chuyện Toà Khâm Sứ". Thứ ba là khai thông: nhờ có sự khai thông này mà có thể sẽ có sự hiểu biết lẫn nhau cũng như dễ dàng đi đến một cuộc đối thoại cởi mở".
Ngài cũng nhấn mạnh rằng: "Trọng tâm hiện nay của hàng Giáo Phẩm Việt Nam là Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt"...”