Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Quan Hệ Việt-trung Qua Bản Tuyên Bố Chung 2/11/2005

14/11/200500:00:00(Xem: 5617)
- Ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nhà nước Trung quốc kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản cầm quyền vừa thăm viếng Việt Nam trong ba ngày từ 31/10 đến 2/11/2005.

Dư luận quốc tế (ngoại trừ báo chí tại Á châu) không quan tâm lắm đến cuộc thăm viếng này vì từ tháng 3 năm 2003, sau khi ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc nắm luôn chức Chủ tịch nhà nước ông đã đi thăm viếng 32 nước trên thế giới, gồm 7 nước Mỹ châu, 3 nước Phi châu, 9 nước Âu châu, 4 nước Trung Á, 4 nước Đông nam á, Nam Bắc Hàn, Úc châu, Tân Tây Lan và 3 lần viếng Liên bang Nga.

Cho nên việc đi thăm viếng Việt Nam chỉ là một phần trong chương trình công du toàn thế giới của ông. Nếu ông Hồ Cẩm Đào không đến thăm viếng Việt Nam sau khi đã đi thăm hầu hết các nước trên thế giới mới là một điều đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên vì quan hệ tế nhị giữa Hoa Kỳ và Trung quốc đối với Việt Nam nên dư luận Á châu đã mất rất nhiều bút mực về cuộc thăm viếng của ông Hồ Cẩm Đào và Hoa Kỳ tuy giả mặt bàng quan cũng đã quan tâm không kém. Người ta bàn tán nhiều đến áp lực của ông Hồ Cẩm Đào đối với sự xếp đặt nhân sự lãnh đạo đảng nhân dịp đại hội thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam năm tới, và người ta đồn ông Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam để kết thúc việc thuê dài hạn căn cứ Cam Ranh.

Sự thật ở đâu" Và bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung quốc công bố sau chuyến đi của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy gì"

Trước hết là hình thức tiếp đón. Trong bang giao quốc tế thủ tục đón tiếp quốc khách tùy theo chức vụ chính thức của quốc khách. Ông Hồ Cẩm Đào là chủ tịch nước, ông sẽ được tiếp đón theo nghi lễ đón tiếp quốc trưởng, và theo nguyên tắc đó trong buổi lễ duyệt hàng quân khi ông đặt chân đến Hà Nội chỉ cần ông chủ tịch nước Trần Đức Lương là đủ. Nhưng lè kè bên cạnh ông Lương còn có ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam để đón cái chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc của ông Hồ Cẩm Đào.

Thủ tục này ít thấy thời tiền Hồ Cẩm Đào cho thấy ông Hồ Cẩm Đào xem đảng Cộng sản Trung quốc là nước Trung quốc. Điều này thấy rõ hơn trong cách hành văn của bản Tuyên bố chung. Trong toàn bản văn lúc nào đề cập đến ông Hồ Cẩm Đào bản văn đều dùng cụm từ “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào” mặc dù về mặt nghi lễ quốc tế nói đến chủ tịch nước là đủ.

Cũng vậy trong Tuyên bố chung khi đề cập đến hai nước Việt Nam và Trung quốc bản văn đếu dùng cụm từ “hai Đảng, hai nước”. Qua lối hành văn Trung quốc và Việt Nam dứt khoát đồng hoá đảng và nước. Sự nhấn mạnh Đảng – Nhà nước và nhất là Đảng trước Nhà nước sau cho thấy Trung quốc và Việt Nam chủ trương đảng Cộng sản cầm quyền là một điều bất di bất dịch và hàm ý dứt khoát bác bỏ ý niệm một định chế chính trị đa nguyên.

Tuyên bố chung có 9 chương. Chương 1 là phần mở đầu nhấn mạnh đến việc “đưa quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt-Trung phát triển lên một tầm cao mới, đồng thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác ở khu vực và thế giới.”

Người ta tự hỏi đưa quan hệ Trung - Việt lên một tầm cao mới là tầm cao nào. Có phải đó là một hợp tác có tính cách chiến lược như thuê mướn đất đai, hải cảng tạo cho Trung quốc thế mạnh dưới danh nghĩa phòng thủ chung.

Chương 2 nhấn mạnh đến “Phía Việt Nam tin tưởng vững chắc rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ không ngừng giành được những thành tựu mới trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.” là một cam kết Việt Nam ủng hộ đường lối của Hồ Cẩm Đào. Trung quốc thay đổi chính sách từ thời Đặng Tiểu Bình, tiếp nối qua Giang Trạch Dân, nhưng “xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung quốc” là chủ nghĩa xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào.

Chương 3 mở đầu bằng “Hai bên đã điểm lại và tổng kết những thành quả to lớn mà quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước đã giành được trong 55 năm qua kể từ khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay.” là một vờ vĩnh che dấu sự thật là trong 55 năm quan hệ với nhau Trung quốc và Việt Nam chỉ hòa thuận trong thời gian Việt Nam chống pháp giành độc lập (1949-1954). Đến năm 1965 khi cuộc chiến tranh chiếm miền nam Việt Nam của Hà Nội lên cao độ, Việt Nam và Trung quốc bắt đầu xung khắc nhau do sự bất đồng ý kiến giữa Trung quốc và Liên bang xô viết (bây giờ là Liên bang Nga) đối với cuộc chiến xâm lăng miền Nam của Hà Nội.

Đầu năm 1979 Trung quốc đánh qua biên giới Việt Nam và đã nhẫn tâm san bằng thành phố Lạng Sơn. Năm 1980 khi tu chính lại bản hiến pháp 1959 (tu chính từ bản hiến pháp 1946) đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi vào phần mở đầu nguyên văn: “… Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia.

Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình …”

Chương 3 cố tình chôn giấu lịch sử để chuẩn bị đưa Việt Nam vào con đường “ … tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng nhau …” nói cách khác là lệ thuộc Trung quốc hơn nữa để “.. hai bên quyết tâm xuất phát từ đại cục và tầm cao chiến lược, áp dụng các biện pháp có hiệu quả, làm sâu sắc và triển khai toàn diện quan hệ hai Đảng, hai nước…” chuẩn bị cho những hợp tác chiến lược tạo điều kiện cho Trung quốc củng cố bá quyền.

Tuy nhiên Trung quốc cũng nhận biết rằng thanh niên Việt Nam chống ảnh hưởng của Trung quốc nên qua xác định “đặt biệt là tăng cường tuyên truyền và giáo dục thanh niên hai nước về truyền thống hữu nghị Việt-Trung, để tình hữu nghị muôn đời Việt - Trung thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước” Trung quốc ép buộc đảng Cộng sản Việt Nam cam kết thuyết phục và giáo dục thanh niên Việt Nam (nói cách khác là 70% dân chúng) thôi chống Tàu.

Chương 4 của Tuyên bố chung nói về kinh tế. Đây là lĩnh vực yếu nhất của Việt Nam vì nền kinh tế Việt Nam có thể bị nền kinh tế của Trung quốc giết chết với hàng hoá rẻ mạt chuyển lậu qua biên giới. Trung quốc làm yên lòng Việt Nam bằng hứa hẹn “đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2010.”

Để làm gì" Nếu không phải để thực hiện kế hoạch hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai”, nghĩa là môt nền kinh tế riêng biệt dưới cái vành đai che chở của Trung quốc chống các thế lực bên ngoài không ai khác hơn là Hoa Kỳ, Â châu và Nhật Bản.

Chương 5 liên quan đến biên giới trên đất liền và ngoài biển bộc lộ ba nhược điểm của đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ nhất là mối quan tâm của Trung quốc đối với việc người Việt Nam trong và ngoài nước đều chống hai hiệp định đất liền và vùng biển ký với Trung quốc trong hai năm 1999 và 2000 nên đã thúc bách Việt Nam tiến hành nhanh chóng việc cắm mốc biên giới.

Tuyên bố chung viết: “Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công tác, bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008..”

Thứ hai, về an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá trong vùng được phân định bởi Hiệp định phân định và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ, bản Tuyên bố chung ghi: “Hai bên đánh giá tích cực tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ, đồng ý tiếp tục thực hiện nghiêm túc hai Hiệp định này; cùng giữ gìn an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá; tích cực triển khai điều tra liên hợp nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ; khởi động hợp tác thăm dò khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định; sớm thực hiện việc tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đồng ý sớm bắt đầu đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này.”

Nhắc đến việc bảo đảm an ninh trên vùng biển chưa phân định rõ ràng giữa Trung quốc và Việt Nam là cơ hội để Việt Nam nhắc nhở Trung quốc cẩn trọng để tránh những việc đáng tiếc như việc hải quân Trung quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam chỉ mới xẩy ra trong tháng Giêng năm 2005. Tuy nhiên đảng Cộng sản Việt Nam tỏ ra kém vế đến độ không đủ can đảm đưa một lời nhắc đến vụ việc này trong Tuyên bố chung, dù chỉ nhắc đến để tạo hòa giải.

Sau cùng trong chương 5 là đoạn văn: “Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận công tác địa chấn biển liên hợp 3 bên tại khu vực thỏa thuận ở biển Đông” do Công ty dầu khí 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philipin ký tháng 3 năm nay, cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này là đóng góp quan trọng thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), có ảnh hưởng tích cực đối với việc thúc đẩy hợp tác cùng phát triển và ổn định tình hình trên biển, tăng cường tình hữu nghị láng giềng và sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước liên quan.

Hai bên đồng ý tích cực ủng hộ các công ty liên quan, bảo đảm thực hiện Thỏa thuận một cách nghiêm chỉnh, làm cho việc hợp tác sớm đạt được thành quả cụ thể. Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; trong quá trình đó, hai bên sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm được mô hình và khu vực hợp tác cùng phát triển phù hợp với Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là "Công ước Luật biển" năm 1982 của Liên Hợp Quốc và "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” mà hai bên có thể chấp nhận được.

Đồng thời, hai bên đồng ý nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, cùng giữ gìn ổn định tình hình biển Đông.” qua đó Việt Nam gián tiếp công nhận trước quốc tế quyền tham gia chia sẽ quyền lợi trên biển Đông của Trung quốc mà trên nguyên tắc là một sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Đây là một sơ suất chiến lược tạo điều kiện cho Trung quốc chia phần những nguồn lợi thiên nhiên vốn của Việt Nam, cũng như sơ suất của thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ký văn thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 công nhận chủ quyền hải phận 12 hải lý Trung quốc công bố ngày 4 tháng 9 trước đó mà mắt nhắm mắt mở quên rằng trong công bố ngày 4/9/1958 Trung quốc cũng công bố rằng biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung quốc.

Chương 6, Việt Nam xác định thái độ ủng hộ Trung quốc trong chính sách Đài Loan là một thái độ thiếu khôn ngoan. Đài Loan là một trong những nước đầu tư nhiều tại Việt Nam, và thái độ bất thân thiện công khai của Việt Nam sẽ có những hậu quả không có lợi về kinh tế. Chương 6 trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung quốc ra ngoài thông lệ của các bản công bố trong thời bình, và chỉ có thể giải thích rằng đảng Cộng sản Việt Nam đã mất tính độc lập và hoàn toàn chịu áp lực của Trung quốc.

Chương 7 ghi: “Hai bên nhất trí cho rằng Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng” cốt ý nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác chiến lược giữa hai nước đã được nói tới bằng “tầm cao mới” nơi chương 1 và tầm cao chiến lược” nơi chương 3.

Chương 8 xác định cái nhìn chung của Trung quốc và Việt Nam đối với nhu cầu cải tổ Liên hiệp quộc không có gí đáng quan tâm vì đó là quan điểm chung của thế giới. Sau cùng chương 9 là sự mời mọc lẫn nhau. Qua đó ông Hồ Cẩm Đào nhận lời đến Hà Nội dự Hội nghị APEC vào cuối năm 2006. Đây là dịp ông Hồ Cẩm Đào và tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush sẽ gặp nhau tại Hà Nội, vùng đất hai nước đang tranh giành ảnh hưởng.

Nói chung bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung quốc là một bức tranh ảm đạm bộc lộ tình trạng suy đồi của chủ quyền Việt Nam trước áp lực của Trung quốc. Bản Tuyên bố chung nói lên một điều là đảng Cộng sản Việt Nam nhân danh là người lãnh đạo duy nhất đất nước đã mất khả năng bảo vệ quốc gia.

Trần Bình Nam

Nov. 12, 2005

BinhNam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Tài liệu tham khảo:

•“Tuyên bố chung Việt Nam – Trung quốc” ngày 2/11/2005 sau chuyến thăm viếng của ông Hồ Cẩm Đào, bản Việt ngữ. Chữ ngiêng là phần trích nguyên văn của Tuyên bố chung.

•“Here’s Ho”, The Economist 5th – 11th, 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.