Em bé từ 6 tháng cho tới 18 tháng
Trong khỏang tuổi nầy, em bé rất yếu ớt, cần sự chú ý và chăm sóc thật kỷ lưỡng để tránh tai nạn và giữ gìn sức khỏe cho em bé một cách an tòan .
Bạn sẽ không bao giờ biết trước được những hành động của các bé vì luôn luôn là những điều bất ngờ.
Để hiểu rõ, các bà mẹ cần chú ý tiến trình, thứ tự mau ăn chóng lớn của bé như sau:
Từ 6 tới 8 tháng bé sẽ :
- Biết lật
- Biết ngồi.
- Biết vói tay, và bắt đầu tập tự cầm lấy món đồ .
Từ 8 tháng tới 10 tháng, bé sẽ :
- Biết bò, trườn, và tập đứng bằng cách vịn vào một chỗ tựa.
- Biết tự cầm lấy đồ vật.
- Biết cầm đồ vật bỏ vô thùng lớn hơn.
- Bắt đầu chú ý và hiểu chút chút những phát âm của người chung quanh.
Từ 10 tới 12 tháng, bé sẽ biết:
- Kéo một vật đang đứng yên.
- Bước vài bước một mình bằng cách vịn vào thành giường, bàn sa lông v…v…
- Tìm những đồ vật bị dấu hay rớt chung quanh bé.
- Phát âm những âm thanh vô nghĩa, có bé bắt đầu bập bẹ tập nói theo người khác vài chữ.
- Có thể hiểu chút chút như biết rụt tay lại khi nghe nói "không". Hay lắc đầu , gật đầu theo lời nói của người chung quanh v…v…
Từ 12- 18 tháng, bé bắt đầu tập nói chuyện và tự đi đứng một mình.
An tòan cho em bé
Trong thời gian nầy, em bé rất dễ bị té ngã
Nếu nhà có lầu, cần phải có tấm chắn đường lên xuống cầu thang, để tránh bé leo trèo và té.
Khi bé ngồi trên ghế ăn, cần chận cái bàn , hay gài dây an toàn , vì bé có thể vói tay lấy đồ vật gì đó và dễ té khỏi ghế .
Thành giường lúc nào cũng phải cao để bé không leo trèo ra khỏi giường.
Chú ý cẩn thận nếu nhà có ban công trên lầu, luôn luôn nhớ khóa cửa ra lan can .
Đừng nên xài xe tập đi cho em bé (baby walker) , vì kinh nghiệm cho biết bé rất hay chạy trong xe tập đi nầy, và xe có thể bị lộn nhào làm té gây thương tích. Tốt nhất nên xài loại "activity center" an tòan hơn cho bé.
(Còn tiếp)
Minh Nga