Trong phần Câu Chuyện Thể Thao kỳ này, chúng tôi xin được cùng quý thính giả tiếp tục tìm hiểu chi tiết về Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới còn gọi là “FINA World Championship” hay “World Aquatics Championships”.
Trong Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới ngoài các bộ môn môn bơi lội tùy theo hình thức và cự ly, còn có những cuộc tranh tài về Thủy Cầu (Water Polo), nhảy chúi từ ván trên cao (Diving) và bộ môn Biểu Diển Nghệ Thuật Múa Dưới Nước (Synchronized Swimming) dành cho các nữ tuyển thủ. Qua đó, bộ môn Biểu Diễn Nghệ Thuật Múa Dưới Nước đã được đưa vào danh sách tranh tài từ Giải Vô Địch Bơi Lội Lần Thứ 1 tổ chức tại Belgrade và trong suốt 1 khoảng thời gian dài kể từ sau giải đấu đầu tiên này chính là thời đại hoàng kim của các tuyển thủ của Hoa Kỳ cùng Canada thay phiên nhau cạnh tranh huy ngôi hạng Nhất và hạng Nhì kèm theo vị trí hạng Ba chính là Nhật Bản.
Thế nhưng tại Giải 1998 tổ chức tại thành phố Perth của Úc Đại Lợi thì các tuyển thủ Cộng Hòa Nga vốn không nằm trong danh sách những cường quốc về bộ môn Synchronized Swimming này lại bất chợt nổi bật khi đoạt toàn bộ huy chương vàng của cả 3 hình thức tranh tài gồm: múa đơn, múa đôi và múa toàn đội. Và ngôi hạng Nhì được trao cho đội Nhật Bản sau 1 thời gian dài chỉ đạt được huy chương Đồng ở thứ hạng Ba, tiếp theo sau là Hoa Kỳ, Canada và 1 khuôn mặt mới bất đầu xuất hiện trong tên tuổi những đội thứ hạng cao là đội Pháp Quốc, đặc biệt là về hình thức múa đơn.
Kế đến, tại giải năm 2005 cũng là thời điểm 2 nữ tuyển thủ xuất sắc nhất của Nhật Bản là Takeda Miho và Tachibana Miya giải nghệ thì đội tuyển Tây Ban Nha chính thức trở thành 1 đối thủ rất lợi hại bám sát vị trí hạng Nhì của Nhật Bản. Hiện nay, xét về thực lực thì giữa Tây Ban Nha và Nhật Bản hầu như không có sự chênh lệch nào đáng kể.
Ngoài ra, từ giải năm 2003 bộ môn Biểu Diễn Nghệ Thuật Múa Dưới Nước còn được tranh tài thêm một hình thức gọi là “Free Combination”, tức kết hợp phần biểu diễn kỹ thuật và biểu diễn tự do. Hơn nữa, tuy các đội tuyển quốc gia phải thi đấu qua 4 hình thức gồm: kỹ thuật múa đơn, kỹ thuật múa đôi, kỹ thuật múa toàn đội và múa kết hợp phần biểu diễn tự do, nhưng từ giải 2007 trở đi đã tăng thêm phần biểu diễn tự do cho 3 hình thức đầu tiên nên tổng cộng có 7 hình thức tranh tài. Do đó, càng tạo nhiều cơ hội cho các tuyển thủ tranh đoạt huy chương.
Về nội dung, Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới bao gồm các bộ môn:
- Bơi tự do ở các cự ly: 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m (tại Thế Vận Hội chỉ có môn bơi tự do dành cho cự ly 50m).
- Bơi ngửa ở các cự ly: 50m, 100m, 200m.
- Bơi ếch ở các cự ly: 50m, 100m, 200m.
- Bơi bướm ở các cự ly: 50m, 100m, 200m
- Bơi tổng hợp cá nhân (tức bơi lần lượt theo thứ tự các hình thức bơi bướm, bơi ngửa, bơi ếch, bơi tự do) ở cự ly: 200m, 400m.
- Bơi tiếp sức ở các cự ly: 4 vòng x 100m, 4 vòng x 200m, 4 vòng x 400m, 4 vòng x 100m bơi tổng hợp.
- Bơi ngoài trời tại biển, sông, hồ (Open Water Swimming) ở các cự ly: 5 km, 10 km, 25 km.
- Riêng Biểu Diển Nghệ Thuật Múa Dưới Nước gồm các hình thức: Múa đơn phần tự do, Múa đơn phần kỹ thuật, Múa múa đôi phần tự do, Múa đôi phần kỹ thuật, Múa toàn đội phần tự do, Múa toàn đội phần kỷ thuật, Múa kết hợp phần tự do và phần kỹ thuật, Nhảy chúi từ trên ván cao, Bóng nước.
Liên quan về chi tiết những kỷ lục bơi lội thế giới do các tuyển thủ hoặc đội tuyển quốc gia thành lập tại các Giải Vô Địch Bơi Lội Thế Giới và các Giải Vô Địch Bơi Lội khác cũng như các cuộc tuyển chọn tuyển thủ đại biểu quốc gia được ghi nhận như sau:
1. Môn bơi tự do nam:
- Cự ly 50m: 21 giây 69, do Roland Schoeman (Cộng Hòa Nam Phi) thành lập ngày 30.7.2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 100m: 48 giây 12, do Filippo Manini (Ý Đại Lợi) thành lập ngày 28.7.2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 200m: 1 phút 43 giây 86, do Michael Phelps (Hoa Kỳ) thành lập ngày 27.3.2007 tại Giải Melbourne.
- Cự ly 400m: 3 phút 40 giây 17, do Ian James Thorpe (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 22.7.2001 tại Giải Fukuoka.
- Cự ly 800m: 7 phút 38 giây 65, do Grant George Hackett (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 28.7.2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 1500m: 14 phút 34 giây 56, do Grant George Hackett (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 29.7.2001 tại Giải Fukuoka.
1. Môn bơi tự do Nữ:
- Cự ly 50m: 23 giây 97, do Lisbeth Trickett (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 29.3.2008 tại Sydney qua Giải “Telstra Australian Swimming Championships 2008” nhằm tuyển chọn các tuyển thủ dự tranh Thế Vận Hội.
- Cự ly 100m: 52 giây 88, do Lisbeth Trickett (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 29.3.2008 tại Sydney qua Giải “Telstra Australian Swimming Championships 2008” nhằm tuyển chọn các tuyển thủ dự tranh Thế Vận Hội.
- Cự ly 200m: 1 phút 55 giây 52, do Laure Manaudou (Pháp Quốc) thành lập ngày 28.3.2007 tại Giải Melbourne.
- Cự ly 400m: 4 phút 1 giây 53, do Ian Federica Pellegrini (Ý Đại Lợi) thành lập ngày 24.3.2008 tại Giải Eindhoven
- Cự ly 800m: 8 phút 14 giây 52, do Kate Ziegler (Hoa Kỳ) thành lập ngày 31.3.2007 tại Giải Melbourne.
- Cự ly 1500m: 15 phút 53 giây 05, Kate Ziegler (Hoa Kỳ) thành lập ngày 27.3.2007 tại Giải Melbourne.
2. Môn bơi ngửa nam:
- Cự ly 50m: 24 giây 80, do Thomas Rupprath (Đức Quốc) thành lập ngày 27. 7. 2003 tại Giải Barcelona.
- Cự ly 100m: 52 giây 98, do Aaron Peirsol (Hoa Kỳ) thành lập ngày 27. 3. 2007 tại Giải Melbourne.
- Cự ly 200m: 1 phút 54 giây 32, do Ryan Lochte (Hoa Kỳ) thành lập ngày 30. 3. 2007 tại Giải Melbourne.
Môn bơi ngửa nữ:
- Cự ly 50m: 27 giây 67, do Sophie Edington (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 23. 3. 2008 tại Sydney qua Giải “Telstra Australian Swimming Championships 2008” nhằm tuyển chọn các tuyển thủ dự tranh Thế Vận Hội.
- Cự ly 100m: 59 giây 21, do Natalie Coughlin (Hoa Kỳ) thành lập ngày 17. 2. 2008 tại Giải Missouri Grand Prix (tại thành phố Columbia tiểu bang Missouri, Hoa kỳ).
- Cự ly 200m: 2 phút 6 giây 39, do Curtis Coventry (Zimbawe) thành lập ngày 16. 2. 2008 tại Giải Missouri Grand Prix (tại thành phố Columbia tiểu bang Missouri, Hoa kỳ).
3. Môn bơi ếch nam:
- Cự ly 50m: 27 giây 46, do James Gibson (Anh Quốc) thành lập ngày 22. 7. 2003 tại Giải Barcelona.
- Cự ly 100m: 59 giây 37, do Brendan Hansen (Hoa Kỳ) thành lập ngày 25. 7. 2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 200m: 2 phút 9 giây 42, do Kitajima Kosuke (Nhật Bản) thành lập ngày 24. 7. 2003 tại giải Barcelona.
Môn bơi ếch nam nữ:
- Cự ly 50m: 30 giây 31, do Jades Edmistone (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 30. 1. 2006 tại Giải Sydney.
- Cự ly 100m: 1 phút 5 giây 72, do Leisel Jones (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 27. 3. 2007 tại Giải Melbourne.
- Cự ly 200m: 2 phút 21 giây 72, Leisel Jones (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 29. 7. 2005 tại giải Montreal.
4. Môn bơi bướm nam:
- Cự ly 50m: 22 phút 96 giây, do Roland Schoeman (Cộng Hòa Nam Phi) thành lập ngày 25.7.2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 100m: 50 giây 40, do Ian Crocker (Hoa Kỳ) thành lập ngày 30.7.2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 200m: 1phút 52 giây 09, do Michael Phelps (Hoa Kỳ) thành lập ngày 28.3.2007 tại Giải Melbourne.
Môn bơi bướm nữ:
- Cự ly 50m: 25 phút 46 giây, Therese Alshammar (Thụy Điển) thành lập ngày 13. 6. 2007 tại Giải Barcelona.
- Cự ly 100m: 57 giây 23, do Jessicah Schipper (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 25.7.2005 tại Giải Montreal.
- Cự ly 200m: 2 phút 5 giây 40, Jessicah Schipper (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 17.8.2006 tại Giải Victoria.
5. Môn bơi tổng hợp cá nhân nam:
- Cự ly 200m: 1 phút 54 giây 98, do Michael Phelps (Hoa Kỳ) thành lập ngày 29.3.2007 tại Giải Melbourne.
- Cự ly 400m: 4 phút 6 giây 22 , do Michael Phelps (Hoa Kỳ) thành lập ngày 1. 4. 2007 tại Giải Melbourne.
5. Môn bơi tổng hợp cá nhân nữ:
- Cự ly 200m: 2 phút 8 giây 92, do Stephanie Rice (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 25.3.2008 tại Sydney qua Giải “Telstra Australian Swimming Championships 2008” nhằm tuyển chọn các tuyển thủ dự tranh Thế Vận Hội.
- Cự ly 400m: 4 phút 31 giây 46, do Stephanie Rice (Úc Đại Lợi) thành lập ngày 22.3.2008 tại Sydney qua Giải “Telstra Australian Swimming Championships 2008” nhằm tuyển chọn các tuyển thủ dự tranh Thế Vận Hội.
6. Môn bơi tiếp sức nam:
- 4 vòng x 100m: 3 phút 12 giây 72, do đội tuyển Hoa Kỳ thành lập ngày 25.3.2007 tại Giải Melbourne.
- 4 vòng x 200m: 7 phút 3 giây 24, do đội tuyển Hoa Kỳ thành lập ngày 30.3.2007 tại Giải Melbourne.
- 4 vòng x 100m bơi tổng hợp: 3 phút 31 giây 54, do đội tuyển Hoa Kỳ thành lập ngày 27.7.2003 tại Giải Barcelona.
6. Môn bơi tiếp sức nữ:
- 4 vòng x 100m: 3 phút 35 giây 48, do đội tuyển Úc Đại Lợi thành lập ngày 25.3.2007 tại Giải Melbourne.
- 4 vòng x 200m: 7 phút 50 giây 09, do đội tuyển Hoa Kỳ thành lập ngày 29.3.2007 tại Giải Melbourne.
- 4 vòng x 100m bơi tổng hợp: 3 phút 55 giây 74, do đội tuyển Úc Đại Lợi thành lập ngày 31.3.2007 tại Giải Melbourne.