Sau cái màn trò hề "trực tuyến", CSVN nhận thấy không được ăn khách, và cũng chẳng khai thác gì được danh sách những thành phần bất mãn chế độ. Đảng và nhà nước thay đổi chiến thuật, bằng cách lập một trang web chống tham nhũng với chiêu bài để người dân có thể tự do truy cập, tố cáo những hiện tượng tham ô cửa quyền, giúp nhà nước xiết chặt guồng máy cai trị chặt chẽ hơn, hầu có thể đưa đất nước tiến lên con đường "dân chủ hoá" một cách nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm xương máu, người dân cũng biết rất rõ cái trò lập Web chống tham nhũng của CSVN chẳng qua cũng là trò bịp bợm để bảo vệ chế độ. CSVN cố phô trương trước nhãn quan quốc tế một một hình thức dân chủ giả hình, và tiện thể chứng minh cơ cấu trung ương rất trong sạch, biết lo cho dân, cho nước. Còn lại thành phần dùng cường lực bóc lột cướp của, giết người chỉ là những con thú hoang địa phương, không đáng kể. Hơn nữa, CSVN cũng dùng hình thức này để thâu gom những thành phần bất mãn, và sẽ "giải quyết" một cách êm ái, nhẹ nhàng không ai biết. Chính vì vậy, trang Web đã có từ lâu, mà cũng chẳng có người dân nào dám "hồ hởi, phấn khởi" hưởng ứng, ngoài một số cò mồi ra, vô lấy lệ.
Hết 'trực tuyến", mở trang nhà bịp bợmCha.y loanh quanh, màn kịch quá rẻ tiềnCố gắng tìm một số những kẻ điênTung hô đảng, như hiền tài tái xuất
Sau những cái trò ế ẩm này, mới đây CSVN lại bày ra một cái trò mới hơn, lừa bịp tinh vi hơn qua vai trò Nguyễn Tấn Dũng bằng cách mở riêng một trang Web cho cá nhân Dũng, với chiêu bài tôn trọng là lắng nghe ý dân. Mục đích trang web này là để người dân có thể trực tiếp đối thoại với thủ tướng, dù những ý kiến đúng hay sai cũng đều được thủ tướng trực tiếp phúc đáp thoả đáng. Theo CSVN cho biết, trang Web này chỉ có một mình Dũng quản lý và quyết định, vì vậy danh tánh và lý lịch người truy cập sẽ được bảo mật đến mức tối đa. Do đó, người dân cứ thoải mái, đừng sợ bị chụp mũ là "vạch áo cho người xem lưng". Đây là một hình thức dân chủ mà CSVN sẵn sàng nhờ người dân vạch cái lưng ghẻ lở của cơ chế đảng và nhà nước, để có thể biết chỗ mà "xức thuốc" cho lành. Tuy lời kêu gọi rất "tha thiết và thiện chí" như vậy, nhưng trong dư luận thì người dân vẫn lấy làm "ái ngại" vô cùng, không ai dám tin vài cái trò hề bịp bợm này.
Đa số dư luận cho rằng, nếu thực sự muốn lắng nghe ý kiến của dân thì tại sao Dũng lại ra cái chỉ thị qủy quái mang số 37CP, cấm không cho tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức vào tháng 11-2006. Đã vậy, nhận thấy vẫn chưa đủ bưng bít không chế thông tin, vào tháng 5-2007 vừa qua, Dũng lại ra một quyết định cấm các cán bộ hành chánh không được cung cấp tin tức cho báo chí ngoài những "phát ngôn viên" chính thức của nhà nước chỉ định. Đúng là một chuyện bịp bợm khôi hài đến độ ấu trĩ mà ai cũng biết. Như vậy, làm sao có thể tìm được sự hưởng ứng của người dân qua mấy cái trò lẩm cẩm này.
Muá cho lắm một tuồng hề cũ ríchBi.p làm sao, sự việc quá tỏ tườngMuốn dân mình, thoát khỏi cảnh tai ươngHãy trỗi dậy, đưa đảng đi "nghỉ mát"
Tóm lại, trước hoàn cảnh hiện tại, dù VC có bày trò gì chăng nữa mà chưa thực sự có tự do báo chí và tự do ngôn luận thì muôn đời chỉ là bịp bợm. Nói về cái trò "lấy ý kiến dân" thì đại hội đảng nào mà VC không kêu gào rát cổ, bỏng họng. Nhưng thực tế có người dân nào dám lên tiếng đâu, cứ nhìn vào hình ảnh Lm Nguyễn Văn Lý, Bs Phạm Hồng Sơn, Hoà Thượng Thích Quảng Độ thì người ta cũng biết được cái "thiện chí lắng nghe" của đảng và nhà nước như thế nào rồi. Vì thế, giờ đây dù cá nhân Dũng, hay bất cứ quan chức nào có lập Web hay lập đàn giải oan thì cũng chỉ là một vở tuồng bịp bợm "nhai đi nhai lại" như tấm giẻ rách mà thôi. Chẳng có gì đặc biệt có thể gọi là tin tưởng để "hồ hởi, phấn khởi" hưởng ứng, ngoài mất tên cò mồi vô sỉ do đảng và nhà nước dựng nên.