Hôm nay,  

Lao Động Vinh Quang

17/01/200700:00:00(Xem: 7400)

Lao Động Vinh Quang

...Mỹ sẽ có nhiều luật hạn chế toàn cầu hóa, hoặc tăng cường bảo hộ mậu dịch. VN nên sớm thấy trước...

Khi Việt Nam bắt đầu bước ra sân chơi toàn cầu, nhiều người đều vui mừng nói đến triển vọng kinh tế của sự hội nhập ấy. Tuy nhiên, có một lãnh vực lại ít được chú ý, đó là lao động. Dư luận thường tin rằng nhờ giải toả kinh tế, đầu tư nước ngoài trút vào các nước nghèo như Việt Nam sẽ tạo thêm công ăn việc làm mới, nên lao động sẽ không là vấn đề. Sự thật lại rắc rối hơn thế, vì sức ép của lực lượng lao động tại các nước giàu. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu hiện tượng rất phức tạp này trong phần trao đổi sau đây giữa Việt Long và kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và có quy chế mậu dịch bình thường với Hoa Kỳ, mọi người đều chờ đợi một làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ trút vào Việt Nam để tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao lợi tức người dân. Về phần mình, ông nhận xét ra sao về triển vọng này và thấy là người ta nên cảnh giác về những khó khăn gì ở trước mặt"

- Khó khăn lớn lao nhất, theo tôi nghĩ, lại thuộc về lãnh vực nhận thức. Thế giới đang thay đổi và Việt Nam cũng vậy, nhưng hai sự thay đổi ấy lại là sự chuyển động ngược chiều. Từ trong sông bắt đầu bơi ra biển, có khi dân mình sẽ ngạc nhiên thấy thủy triều dội ngược và đẩy mình vào bờ. Tiếp theo chương phát thanh ngày 19 tháng 12 vừa qua dưới tiêu đề “Mặt trái của toàn cầu hóa”, tôi đề nghị là ta sẽ tìm hiểu thêm về sự chuyển động ngược và kỳ này sẽ tập trung phân tích một trào lưu mới là sức ép chính trị của lực lượng lao động từ các nước công nghiệp hoá. Mình nên sớm thấy ra sức ép rất lớn này.

- Hỏi: Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu khi cần tìm hiểu về sức ép dội ngược này"

- Thưa là trong mọi thay đổi về phương thức sản xuất hay hình thái sinh hoạt kinh tế, ta đều thấy có thành phần thì có lợi hơn mà ngược lại cũng có thành phần bị thiệt hại và vì vậy phải chống đối. Một sự chống đối nổi tiếng là tư tưởng của Marx chống lại những bước đầu của thời kỳ công nghiệp hoá với những phân tích nông cạn và luận giải hàm hồ mà vẫn thuyết phục được phân nửa thế giới rồi gây ra chiến tranh kéo dài ngụy danh là cách mạng. Từ 15 năm nay, tình hình đã đảo ngược và người ta lạc quan nói rằng Marx sai, chủ nghĩa tư bản đã thắng thế ở khắp nơi khiến kinh tế thị trường là quy luật phổ biến.

Giờ đây, thế giới mới bắt đầu thấy ra là sự thay đổi ấy đang gây phản ứng, mà phản ứng mạnh nhất là tại các nước giàu, từ thành phần thấy mình bị thiệt thòi vì chính hiện tượng chúng ta gọi là toàn cầu hóa. Vì vậy, 84 triệu người Việt vui mừng bước ra có khi lại ngỡ ngàng khi gặp sự chống đối rất tinh vi từ các nước giàu bên ngoài dội ngược về.

- Hỏi: Dường như ông đang muốn mô tả những chuyển động lớn trước khi nói đến hậu quả của chúng trong lĩnh vực lao động"

- Trước đây, chính xác là trước năm 1991, chúng ta còn có gần phân nửa thế giới sinh hoạt kinh tế khép kín trong thế giới gọi là xã hội chủ nghĩa hay đường lối kinh tế bao cấp và ít trao đổi gì với các nước theo kinh tế tự do. Đó là trường hợp của khối Xô viết, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ngày nay, ngần ấy nước đều phá vỡ hàng rào ngăn sông cấm chợ để làm ăn buôn bán với bên ngoài. Ta gọi đó là toàn cầu hóa hay kinh tế nhất thể hóa và tin là kể từ đấy mức sống người dân tại các nước này có cải thiện.

Điều mà ít người thấy là kể từ đó đến nay, lực lượng lao động trên thế giới, thành phần công nhân viên thợ thuyền, đã tăng thêm chừng một tỷ rưỡi, tức là nhân đôi dân số lao động trong cái đại dương bát ngát ta gọi là toàn cầu hóa. Cụ thể là trong lịch sử loài người thì từ 15 năm nay, dân số lao động đã có thêm một tỷ rưỡi được giải phóng để trở thành khoảng ba tỷ người. Những người được giải phóng như vậy, dù có khi mới chỉ là giải phóng nửa vời như tại Việt Nam, đều thấy mức sống của mình có được nâng cao. Nhưng nhân công tại các nước giàu có thì thấy ngược lại. Và họ bắt đầu có phản ứng. Điều nguy hiểm, y hệt như trong hiện tượng Mác-xít và xã hội chủ nghĩa, họ không hiểu ra sự thay đổi nên cưỡng chống và các chính trị gia khai thác tinh thần ấy nên dẫn tới kết quả ngược, đó là phản ứng bảo hộ mậu dịch ta đã nói đến rất nhiều ở đây.

- Hỏi: Ông nhắc đến việc lực lượng lao động nhân đôi trong có 15 năm lên ba tỷ người, có cách gì mình suy ngẫm ra những biểu hiện của sự thể ấy không"  

- Mười lăm năm trước, người Việt Nam có khi nào tưởng tượng rằng mình sẽ đóng bàn ghế hay khâu quần áo giày dép bán sang Mỹ không" Ngược lại, công nhân Mỹ trong các ngành ấy có khi nào tưởng tượng là sẽ mất việc vì sức cạnh tranh của các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc hay Việt Nam đổ qua không" Khi bắt đầu buôn bán với Mỹ, phần xuất khẩu của Việt Nam qua Mỹ đã tăng gấp bội so với của Mỹ sang Việt Nam và số người có thêm việc làm hay mất việc làm nhờ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ có phản ứng chống hay thuận khác nhau. Đây là ta chưa nói đến hiệu ứng của cách mạng tin học...

- Hỏi: Toàn cầu hóa rồi cách mạng tin học là hai yếu tố dẫn tới sự thay đổi ấy"

- Thưa vâng, đó là sự hiện diện của lực lượng ta gọi là lao động nghèo, từ Đông Âu đổ qua Tây Âu trong Liên hiệp Âu châu, hay từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đổ qua Mỹ và gây vấn đề cho thợ thuyền của các nước giàu. Đã thế, ngay trong nội bộ các nước công nghiệp đi trước, thì tiến bộ về khoa học đã gây ra thay đổi trong phương thức sản xuất. Một thí dụ dễ thấy nhất là ngày nay ta không còn thấy nhân viên bơm xăng hay chùi xe trong các trạm xăng tại Mỹ nữa. Tất cả đều đã tự động hoá bằng máy cả. Sự thay đổi ấy có nghĩa là dân bơm xăng mất việc nhưng kỹ sư ráp chế hay bảo trì máy bơm xăng lại có việc, với đồng lương cao hơn người bơm xăng. Từ lao động áo xanh lên áo trắng là thế.

Ở cấp cao hơn, cách mạng về công nghệ tin học cũng giúp nhiều người giỏi về điện toán từ bên trong Ấn Độ, Việt Nam làm việc cho công ty tại Mỹ qua không gian điện toán, với hậu quả là kỹ sư điện toán tại Mỹ mất việc nếu họ không leo lên một bậc thang cao hơn về công nghệ, nghĩa là có chuyên môn cao hơn. Việc làm gia công ấy ngày càng phổ biến và bị đả kích tại các nước giàu là làm dân chúng mất việc.

Hai ví dụ ấy minh diễn sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ thấp lên cao, từ chế biến lên dịch vụ, từ quốc gia ra quốc tế. Mà đấy cũng là một thay đổi khiến kẻ khóc người cười và phải có phản ứng. Khi người thiếu tay nghề chuyên môn bị thiệt vì mất việc hoặc phải lao động với đồng lương thấp hơn thì họ phải tranh đấu, như qua nghiệp đoàn, hoặc qua chính trường, để đòi tăng mức lương tối thiểu chẳng hạn. Hậu quả là lại càng thúc đẩy sự thay đổi ấy mạnh mẽ hơn và dẫn tới phản ứng bảo hộ mậu dịch từ các nước giàu.

- Hỏi: Nhưng, người ta thường lý luận rằng toàn cầu hóa cuối cùng có lợi cho mọi người, mọi nước. Mươi năm trước đây chẳng hạn, ai cũng ca tụng hiện tượng ấy mà"

- Điều ấy đúng trên đại thể và trong trường kỳ, nhưng cũng gây ra những thay đổi bất bình đẳng trên toàn cầu và trong từng nước, và tác động vào cảm quan ấn tượng của người trong cuộc. Thế giới toàn cầu hóa ngày nay có nhiều người sản xuất hơn người tiêu thụ và cạnh tranh với nhau gay gắt hơn. Thế giới ngày nay cũng có những nước nhập siêu và xuất siêu. Một thí dụ dễ thấy là sau khi bình thường hoá về ngoại thương với nhau, Mỹ bán cho Việt Nam gần một tỷ nhưng mua của Việt Nam gấp gần mười và bị nhập siêu. Bao nhiêu người Mỹ có lợi nhờ bán cho Việt Nam bảy tám trăm triệu Mỹ kim hàng hoá và bao nhiêu người bị thiệt khi Mỹ mua của Việt Nam bảy tỷ Mỹ kim" Đã thế, ngay trong nội bộ các nước công nghiệp, lao động ngày nay càng bị lép vế nặng...

- Hỏi: Tại các nước công nghiệp hoá và cũng là các nước dân chủ, người ta có nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi của họ...

- Đây cũng là một hiện tượng thay đổi bất bình đẳng khác mà Việt Nam chưa nhìn ra.

Tại Việt Nam, quyền tự do nghiệp đoàn chưa hề có, công đoàn chỉ là công cụ của đảng và nhà nước chứ chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của dân lao động đích thực. Chuyện ấy rồi cũng sẽ phải thay đổi và nên thay đổi càng sớm càng hay vì nếu không, lao động Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng vì một hiện tượng đối nghịch tại các nước giàu.

Tại các nước giàu, loại công đoàn tranh đấu cho quyền lợi thợ thuyền đang suy sụp dần. Họ mất đoàn viên vì không tranh đấu nổi cho hữu hiệu do hiện tượng toàn cầu hoá. Tỷ lệ thợ thuyền gia nhập nghiệp đoàn tại các nước giàu – có lẽ trừ trường hợp Bắc Âu – đã sút giảm liên tục từ cả chục năm nay. Trong các nước giàu, chỉ còn nghiệp đoàn công chức là mạnh, và đại đa số đều bỏ phiếu cho cánh tả, thí dụ như đảng Dân chủ tại Mỹ hay đảng Lao động tại Anh, để bảo vệ thành quả đấu tranh của họ trong hệ thống bao cấp và tăng cường vai trò của nhà nước để gìn giữ quyền lợi cho công chức. Còn thành phần lao động thực tế thì không, dù là nạn nhân của thay đổi về sản xuất và nạn nhân của toàn cầu hoá.

- Hỏi: Nhưng, nếu nhìn từ doanh nghiệp ra thì hiện tượng ấy có lợi hay có hại"

- Lợi hay hại thì cũng còn tùy thành phần, theo quy luật chung. Nói cho đơn giản theo lối cổ điển thì trong ba thành phần sản xuất là đất đai, tư bản kỹ thuật và lao động thì vị trí của thành phần lao động ngày càng sút giảm. Mà đất đai thì cũng là tư bản, là tiền của chủ đầu tư. Tiến bộ trong khoa học sản xuất và đổi thay trong khuôn khổ sinh hoạt mở ra toàn cầu đang khiến cho tư bản chiếm vị trí quyết định, điều ấy có lợi cho doanh nghiệp và những ai có tiền đầu tư vào cổ phiếu các công ty. Tỷ lệ dân chúng có tài sản đầu tư vào thị trường chứng khoán gia tăng trong khi tỷ lệ dân chúng tham gia vào công đoàn lại sút giảm. Hậu quả chung là ảnh hưởng sa sút của nghiệp đoàn tại các nước giàu.

- Hỏi: Ông trình bày một điều rất lạ nếu nhìn từ Việt Nam là vai trò sa sút của các nghiệp đoàn. Ông có thể nào nêu vài thí dụ về hiện tượng ấy không"

- Trừ các nước Bắc Âu, tại các nước công nghiệp, công nhân viên làm trong xí nghiệp tư doanh đang rút dần ra khỏi công đoàn. Chỉ còn 8% thợ thuyền Mỹ còn là đoàn viên của một công đoàn tự do. Tại Nhật, tỷ lệ đó là 17%, 22% tại Đức, hơn 5% tại Pháp. Tỷ trọng công đoàn ấy rất thấp so với thành phần công chức hay nhân viên xí nghiệp quốc doanh đang là đoàn viên của một nghiệp đoàn. Karl Marx có tái sinh thì cũng thất nghiệp.

- Hỏi: Thế rồi, hậu quả của hiện tượng đó là thế nào"

- Một hậu quả mà ít ai ngờ là vào tháng Bảy năm kia, hệ thống công đoàn lớn nhất đã vỡ đôi. Tổng liên đoàn AFL-CIO đã bị khủng hoảng vì nhiều liên đoàn khác đã tách riêng. Lý do là có nghiệp đoàn không tranh đấu cho quyền lợi đoàn viên nữa mà trở thành một lực lượng chính trị, tích cực hậu thuẫn đảng Dân chủ. Các nghiệp đoàn khác thì tập trung vận động vào doanh giới thay vì chính giới, để gây áp lực thẳng với doanh nghiệp. Họ ở vào thế rất kẹt là càng gây áp lực thì doanh nghiệp càng muốn đầu tư ra ngoài để khỏi bị áp lực, đâm ra toàn cầu hóa gây thiệt hại cho thợ thuyền và công đoàn mà ở bên kia đại dương, chúng ta không nhìn thấy. Giờ đây, làn sóng đó đang dội ngược lại.

Đó là thành phần lao động tại các nước giàu không đấu tranh qua công đoàn nữa mà qua chính trường và các chính trị gia thính mũi đã biết khai thác điều ấy. Hậu quả là ở rất nhiều nơi, không riêng gì Hoa Kỳ này, Quốc hội sẽ tranh đấu mạnh cho lao động và sẽ có nhiều luật lệ hạn chế toàn cầu hóa, hoặc tăng cường bảo hộ mậu dịch. Việt Nam nên sớm thấy trước điều ấy sau khi ăn mừng WTO.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.