Do đâu mà phở chinh phục được khẩu vị của dân sành ăn nhiều nơi trên thế giới"Nhập gia tùy tục, tô phở đã thay đổi khẩu vị đi ít nhiều để được thực khách chấp nhận ở Au, Mỹ, Uc. Như vậy, đâu là giá trị “cốt lõi” mà phở cần phải giữ lại, để “phở vẫn là phở” khi biến hóa" Vì cũng là người theo “đạo phở”, tôi đã đi gặp gỡ, tìm hiểu đề ti th vị ny với một số chủ tiệm phở ở Quận Cam Cali, Sài Gòn và Sydney…
Anh Thế, chủ tiệm phở Tàu Bay ở Quận Cam Cali
Vợ chồng anh Thế và Phở Tàu Bay |
Phở Tàu Bay- nằm ở ngã tư đường First & Harbor- chỉ mới góp mặt với làng phở Bolsa từ năm 1998. Trong khi anh Thế- chủ tiệm, người đã đem tên tuổi và hương vị của tô phở Tàu Bay lừng danh từ Sài Gòn qua đến Mỹ- đã có mặt ở đây từ 1980. “ Bản thân tôi cũng không muốn trở lại cái nghề khá cơ cực này khi sang Mỹ…”, anh Thế kể lại, “ …Một phần, lúc đầu tôi cũng không nghĩ rằng món phở lại có thể được phổ biến thành công ở nước ngòai như ngày hôm nay. Nhưng rồi, nó như cái nghiệp, cũng phải trở lại, không bỏ được…”
Anh Thế xác định phương ngôn của Phở Tàu Bay là “Phục Vụ Khách Sành An Phở”. Đó là lọai phở “classic”, theo gout phở Bắc, không có vị hồi. Tuy nhiên, anh Thế cũng chấp nhận một số biến đổi theo ý khách hàng. Thí dụ như tiệm phở Tàu Bay cũng có phục vụ rau, giá vốn không có ở các tiệm phở Bắc chính tông. Lý do là rất nhiều thực khách ngày nay muốn có thêm rau tươi cho bữa ăn của mình. Thêm chất rau xanh sẽ làm tăng giá trị của tô phở lên, có nghĩa là “cải tiến” chứ không “cải lùi”!
Cũng theo khuynh hướng “ cách tân” này, anh Thế đồng ý “một phần” với quan niệm cho rằng một tô phở ngon hay dở còn tùy theo khẩu vị của từng người. Mà khẩu vị đôi khi cũng do thói quen. Vì vậy, khó có thể tranh cãi về chủ đề “phở ở Việt Nam ngon hơn hay phở Cali, phở Houston ngon hơn…”. Tuy nhiên, nói về “chất lượng, thì anh Thế khẳng định ngay là phở Mỹ phải chất lượng hơn ở Việt Nam rồi! Lý do đơn giản thôi: chất lượng thịt bò, xương bò ở Mỹ hơn hẳn Việt Nam, mà nguồn cung lại ổn định. Mà bò chính là linh hồn của phở . Các gia vị nấu phở kiếm ở Mỹ cũng dễ dàng. Khi được hỏi tại sao thịt bò của phở Cali không thơm, không có được cái “texture” riêng biệt như thịt bò Việt Nam, có nghĩa là miếng nạm phải “ xăn” hơn, miếng vè phải “dòn” hơn miếng thịt tái, anh Thế giải thích là do cách bảo quản. Luật ở Mỹ qui định tất cả các thịt bò trong các tiệm phở phải được bảo quản trong tủ lạnh. Khi đem ra cho vào tô phở nóng, sớ thịt sẽ không còn xăn chắc như lúc ban đầu nữa, mặc dù thịt rất tươi. Thịt bò chín ở các tiệm phở Việt Nam treo ngay trên các quầy phở, ăn tới đâu thái tới đó, cho nên hương vị còn nguyên. Ở Mỹ mà để kiểu đó thì chắc là sẽ… đóng cửa sớm!
Vì sao phở lại trở thành món ăn số một của Việt Nam" Anh Thế đồng ý với ý kiến của rất nhiều người ngọai quốc bảo rằng phở là một món ăn hòan chỉnh về mặt dinh dưỡng. Không quá béo, không quá nhiều gia vị. Có đầy đủ tinh bột, protein, chất xương trong nước lèo và rau tươi. Hương vị lại đậm đà.
Đâu là giá trị cốt lõi của phở cần phải được giữ lại, dù phải biến hóa để “nhập gia tùy tục”" Theo anh Thế: “chỉ bò và bò thôi!”. Người nấu phở phải làm tăng hương vị bò trong tô phở của mình một cách tinh tế . Nên tránh sử dụng quá nhiều gia vị làm mất đi hương vị chính này.
Anh Bình và Phở Công Lý Sài Gòn |
Anh Bình, chủ tiệm phở Công Lý Sài Gòn (Phở Bà Dậu)
Đây là một trong những tiệm phở nổi tiếng nhất của Sài Gòn, nằm trong một con hẻm gần cầu Công Lý, và không có bảng hiệu! Một những tiệm phở hiếm hoi còn giữ lại đúng truyền thống phở Bắc là không rau giá. Vị nước lèo thanh tao là cái độc nhất vô nhị của tiệm phở này.
Khi được hỏi đâu là yếu tố thành công của mình, anh Bình chủ tiệm trả lời rất khiêm tốn: “ tôi cũng không chắc là tiệm mình có ngon hơn các tiệm khác không. Chỉ có điều khách quay lại đây nhiều có lẽ là do cách phục vụ…”. Đâu là “bí quyết” của vị nước lèo đặc biệt của Phở Công Lý" Câu trả lời cũng rất đơn giản: khâu chuẩn bị xương trước khi cho vào nồi. Nồi phở thơm “nồng” hay “thanh” phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu này.
Đâu là giá trị cốt lõi của phở cần giữ lại trong khi biến tấu" Anh Bình theo trường phái “bảo thủ”: phở không nên biến tấu! Tô phở bò truyền thống đã hòan chỉnh từ nước lèo, đến bánh phở, thịt bò và các phụ lục nhỏ khác. Không cần rau giá. Anh cũng cho rằng bò là hương vị số một của phở. Phở gà chỉ dành cho người… không ăn được phở bò thôi!
Anh Quang, chủ tiệm phở Hương Xưa Sydney – Uc Đại Lợi
Anh Quang và Phở Hương Xưa Sydney |
Theo anh Quang, cái ngon của phở đã được Thạch Lam, Tú Mỡ, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng ca ngợi nhiều, nhưng nói mãi cũng sẽ không bao giờ hết ý. Phở độc đáo đến độ dân “đạo phở” hễ thấy là phải ăn, mùa nào ăn cũng được, ngày ăn ba bữa cũng được!
Ý kiến của anh Quang về thịt lại ngược hẳn với anh Thế: thịt bò ở Việt Nam ngon hơn ở nước ngòai (nên nhớ rằng thịt bò Uc thuộc lọai ngon nổi tiếng trên thế giới). Con bò Việt Nam được nuôi hòan tòan tự nhiên, giống như gà ta thả vườn, nên thịt thơm và sớ thịt mịn hơn… Tuy nhiên, anh Quang hòan tòan đồng ý là giá trị cốt lõi ở phở chính là hương vị bò trong nước lèo. Đừng dùng gia vị nồng để át mùi bò! Hương vị này chính là bí quyết gia truyền của các tiệm phở nổi tiếng ngày xưa…
Tôi xin tạm dừng đề tài về phở ở đây với những ý kiến khác nhau về đề tài muôn thưở này của dân Việt sành ăn phở. Đâu là giá trị cốt lõi, cái gì nên giữ lại, cái gì có thể bỏ qua của tô phở Việt Nam " Những câu hỏi này làm tôi liên tưởng đến một đề tài lớn hơn, trừu tượng hơn nhiều: văn hóa Việt Nam ở hải ngọai. Cũng như tô phở, người Việt xa xứ sau ba thập kỷ ly hương, đã phải thay đổi một số phong tục tập quán để hòa nhập vào quê hương mới ở Au, Mỹ, Uc… Như vậy đâu là giá cốt lõi của “văn hóa Việt Nam”" Cái gì nên giữ, cái gì không nên giữ, để con cháu chúng ta sau này, cho dù ở đâu trên thế giới, vẫn nhớ về nguồn gốc của mình" Mà có nên cố giữ lấy cái nguồn gốc đó không, hay là nên để cho thế hệ sau tự chọn trong quyết định “về nguồn”" Vấn đề rất cũ nhưng cũng luôn luôn mới này chắc hẳn vẫn là mối bận tâm của nhiều bậc phụ huynh người Việt ly hương…
Tháng 3 -2008
Đòan Hưng