Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng, làm tê liệt Phật Giáo; Phật Sống Đức Đạt lai Lạt Ma của Tây Tạng phải lưu vong. Cả thế giới tôn trọng Ngài như vị lãnh đạo tinh thần yêu nước của Tây Tạng; Nữ Thủ Tướng Đức tiếp kiến Ngài; Quốc Hội tặng Ngài huy chương cao quí nhứt. Tổng Thống Mỹ Bush tiếp đón Ngài ở Tòa Bạch ốc như một quốc khách dù TC lên tiếng cực lực phản đối. TC đang bị Hành Pháp, Lập Pháp, báo chí Mỹ đặt vấn đề hàng gian, hàng giả, hàng độc hại đem bán ở Mỹ. Tội lỗi cũ và mới của TC còn ràng ràng ra đó. Thế mà Hạ Viện Mỹ do Đảng Dân Chủ kiểm soát không làm ra dự luật lên án nhà cầm quyền xâm lược, đối tác kinh tế có thể trở thành đối địch với Mỹ là Trung Cộng. Trong khi đó Hạ Viện Mỹ lại ra nghị quyết lên án Đế quốc Ottoman của Thổ nhĩ kỳ đã tàn sát dân Armenia, chuyện xảy ra gần một thế kỷ trước. TT Bush rất khó xử với chánh quyền Thổ nhĩ kỳ vì Mỹ đang cần Thổ nhĩ kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng Hạ viện Mỹ cứ thông qua nghị quyết với đa số. Tại sao" Câu trả lời rất giản di. Vì cuộc vận động hành lang quốc hội của người Armenia mạnh. Và vì số phiếu của người Mỹ gốc Armenia ở Mỹ nhiều, còn người Tây Tạng ở Mỹ thì ít.
Thí dụ trên cho thấy cuộc vận động cho Dự luật Nhân quyền VN 2007 sắp tới trước Thượng Viện Mỹ là một thử thách lớn của gần ba triệu người Mỹ gốc Việt đã có mặt trên nước Mỹ, đã hơn 30 năm rồi. Thử thách xem người Mỹ gốc Việt có nắm được luật chơi, có chỗ đứng trên sân chơi, có biết được đường đi nước bước của hành lang quyền lực chánh trị Mỹ chưa. Thử thách coi 32 đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN, của người Mỹ gốc Việt hầu hết đã thành công dân Mỹ, đã đi bầu nhiều lần, có đi sâu đi sát được vào cơ quan quyền lực của Mỹ là Quốc Hội và Phủ Tổng Thống Mỹ chưa. Đi vào một cách thực chất, chớ không phải bên ngoài như TT Bush mời 4 người gặp ở tòa Bạch Oc hay tuyên bố chung chung về nhân quyền mà không hành động thiết thực.
32 năm đấu tranh cho Nhân Quyền VN, Dư luật Nhân quyền VN2007, nếu được Quốc Hội Lưỡng viên thông qua và Hành Pháp ban hành là một thành công quan trọng nơi người Mỹ gốc Việt trong nền chánh tri Mỹ. Sự ra đời của một đạo luật như thế này rất quan yếu và cấp thiết. Nó tố cáo CS Hà nội độc tài đảng trị toàn diện. Tố cáo CS Hà nội phản bội lời hứa với Mỹ sẽ cải thiện Nhân quyền VN sau khi được gia nhập WTO, nhưng khi được vào rồi CS Hà nội mở cuộc đàn áp lớn nhứt sau khi được vào WTO, theo đánh giá của tổ chức Phóng viên Không biên giới. Đòi hỏi thả tù nhân chánh trị, bị giam cầm hay bị quản chế. Chấm dứt phá sóng các đài phát thanh ngoại quốc phát về VN, trong đó có Đài Á châu Tư do.
Nó có hiệu lực cưỡng hành đối với Hành Pháp Mỹ đang có vẻ o bế CS Hà nội như đã từng làm với TC và Nga trước đây. Buộc Hành Pháp Mỹ từ năm 2008, chấm dứt mọi viện trợ trừ viện trợ nhân đạo. Trợ cấp thêm gần 10 triệu Đô la cho đài RFA trong hai năm 2008 và 2009. Tài trợ cho các cá nhân và tổ chức vận động Dân Chủ và Nhân quyền VN, 4 triệu Đô la trong hai ấy.
Hiện tình của Dư luật cần một cuộc vận động nước rút, tân lực nơi người Mỹ gốc Việt. Dư luật đã được Hạ viên thông qua với đa số áp đảo ngày 18/9/07 với tỷ số 413/3. Dự luật được chuyển lên Thượng Viện. Tiểu bang đầu tiên thụ lý là Tiểu bang East Asia and Pacfic Affairs thuộc Uy Ban Ngoại vụ của Thượng Viện. Dự luật này phải được tiểu bang ấy cứu xét trước, đồng ý đưa ra khoáng đại thì Thượng Viện mới thảo luận biểu quyết. Dư luận chung nếu dự luật ra khoáng đại Thượng Viện, hy vọng sẽ được thông qua rất lớn. Chủ tịch Tiểu bang này là TNS Boxer là thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang California, đảng tịch Dân Chủ. Tiểu bang này có 9 TNS: TNS Barbara Boxer (Dân Chủ, California) Chủ tịch; John Kerry (Dân Chủ, Massachussetts); Russ Feingold (Dân Chủ,Wisconsin); Barack Obama(Dân Chu, Illinois), người Da Màu đang tranh cử với TNS Hillary Clinton giành chức ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ; James Webb (Dân Chủ Virginia) có hiền thê là người Mỹ gốc Việt được người Việt ủng hộ trong kỳ bầu cử năm 2004; và TNS Lisa Murkowski (Cộng Hòa, Alaska) Phó Chủ tịch; Johnny Isakson (Cộng Hòa; Georgia), David Vitter (Cộng Hòa, Louisiana), Chuck Hagel (Cộng Hòa, Nebraska).
Phải vận động nước rút vì người Mỹ gốc Việt chỉ còn có 7 tháng để làm việc này, nếu không pháp nhiệm của Thương viện này chấm dứt sau khi bầu cử tổng thống thì phải làm lại kỳ đầu. Năm nay Thượng Viện chỉ còn khoảng một tháng rưởi làm việc là nghỉ Giáng Sinh. Năm sau một phần ba TNS phải tập trung tái ứng cử, và đa số còn lại phải xông vào cuộc tuyển chọn ứng cử viên tổng thống của đảng mình trong cuộc bầu cử sơ bộ mổi đảng và sau đó xông vào yểm trợ cho ứng cử viên tổng thống của đảng mình chạy đua vào Nhà Trắng, rất ít thì giờ họp để thảo luật biểu quyết ở Thượng Viện.
Phải vận động tận lực vì có nhiều dấu chỉ trở ngại. Trước nhứt là địch thủ của người Mỹ gốc Việt, CS Hà nội có bang giao, giao thương, có ngân sách và có quỉ mật trong túi không ai biết được là bao nhiêu để làm những chuyện trong phòng cửa đóng kín của các công ty vận động hành lang quốc hội của Mỹ. Có tin có thể TNS Kerry kỳ này không cương quyết chống Dư luật Nhân quyền như các kỳ trước. Chính Ong và TNS Kennedy đại diện cho TB Massachussetts đã từng gởi thơ cho Ngoại Trưởng Rice lưu ý về tình hình tồi tệ về nhân quyền VN nhơn vụ CS đàn áp những nhà bất đồng chánh kiến sau khi được vào WTO. Tuy nhiên cũng có tin TNS Hagel thuộc tiểu bang Nebraska có vẻ chống mạnh dự luật. TB Nebraska người Mỹ gốc Viẹt ít. Vị TNS này nay lớn tuổi sẽ về hưu nên không cần lá phiếu cho mình nữa. Nhưng Ong là một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở VN, tiếng nói của những cựu quân nhân Mỹ trong Chiến tranh VN được Ong lưu ý. TNS Boxer chủ tịch tiểu bang xuất thân từ California nơi người Mỹ gốc Việt ở đông nhứt, có tuyên bố sẽ mở cuộc điều trần về Nhân quyền VN trong thời gian vài tuần tới; đó là một dấu chỉ tốt cho cuộc vận động của người Mỹ gốc Việt có cơ hôi nói lên nguyện vọng của mình cho nhiều TNS và báo chí biết.
Ý kiến chung của Uỷ Ban Vận Động Cho Dự Luật Nhân Quyền 2007 - Committee for Vietnam Human Rights Act of 2007 ở Little Saigon, trong đó là Gs Nguyễn thanh Trang người đã từng vận động Quốc Hội Mỹ thành lập Đài Á Châu Tư do - vận động suốt 4 năm, là phải vận động gấp rút và cật lực. Người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho Nhân quyền VN bằng tiền túi, nhưng không loại bỏ phương cách mướn công ty vận động hành lang chuyên nghiệp nếu có mạnh thường quân tài trợ, giá tối thiểu phải trên 100 ngàn Đô nhưng không có bảo đảm kết quả như nghề luật sư không bảo đảm trước là được việc. Vậy phương cách lấy quần chúng bao vây lãnh tụ là phương pháp khả thi, trong tầm tay mình, sẽ phải dùng trước đã.
Trước mắt vận động "điểm", ngay vào 9 TNS của Tiểu bang Tiểu bang East Asia and Pacfic Affairs. Chẳng những vận động cá nhân, đoàn thể của người Mỹ gốc Việt ở các tiểu bang nhà của 9 TNS ấy mà còn vận động cá nhân, đoàn thể của người Mỹ mà người gốc Việt quen biết và có tương quan, nhứt là tổ chức Cựu Chiên binh Mỹ tham gia Chiến tranh VN - để một người một tay vổ nên kêu cho Nhân quyền VN. May mắn năm nay sẽ có cuộc diễn hành của cựu chiến binh Việt Mỹ vào ngày 10 tháng 11 năm 2007, trước Bia Đá Đen ở Washington DC, trong đó Ban Tổ chức có thành phần sĩ quan của Quân lực VNCH và đồng minh Mỹ từng chiến đấu bên nhau ở VN, là một cơ hội bằng vàng để vận động.
Vận động bằng cách giản dị, trong tầm tay. Cá nhân từng người Mỹ gốc Việt gởi email, đánh fax, gởi thư tem đến TNS của mình. Tổ chức đoàn thể, hội đoàn, cộng đồng viết công văn gởi đến quí vị ấy. Tổ chức phái đoàn từ 5 đến 7 người, xin hẹn và đến gặp, tốt nhứt là TNS tiểu bang mình -- hay quí vị Phụ tá, tại văn phòng địa phương hay ở thủ đô.Khi đi gặp gỡ cố gắng mời phóng viên của các cơ quan truyền thông, báo chí nhứt là truyền hình cùng đi. Truyền thông sẽ không khó mời vì đây là một sinh hoạt chánh trị của một tập thể sắc tộc. Văn phòng TNS và chính TNS rất để ý với một phái đoàn có truyền thông đại chúng và rất dễ ủng hộ yêu cầu của phái đoàn hơn. Liên quan đến báo chí, lớp người Việt trẻ ăn học, viết đọc giỏi tiếng Anh nếu chịu viết tham luận hay cùng lắm viết thư cho Chủ nhiệm ( letter to editor) trên báo Mỹ thì sẽ đánh động không ít sự chú ý của TNS. Văn phòng TNS nào cũng có phụ tá báo chí điểm báo hàng ngày coi dân chúng muốn cái gì và tóm trình cho TNS.
Uỷ Ban Vận Động Cho Dự Luật Nhân Quyền 2007 - Committee for Vietnam Human Rights Act of 2007 ở Little Saigon cũng có dư thảo gợi ý xin ủng hộ Nhân quyền VN và nhờ báo chí phổ biến và phổ biến trên website của Uy ban.
Sau cùng vận động cho nhân quyền VN kỳ này là công trình, là sự nghiệp của mỗi một người Mỹ gốc Việt. Mỗi một người tùy tài, tùy sức, tùy hoàn cảnh góp một bàn tay.